Chàng trai dân tộc Mường và ước mơ Opera
Sinh ra và lớn lên ở miền núi tỉnh Hòa Bình, cậu bé dân tộc Mường Cảnh Trần có ước mơ trở thành một ca sĩ ngay từ khi còn nhỏ.
Nhưng con đường đến với âm nhạc chuyên nghiệp, theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì chỉ mới thực sự bắt đầu kể từ sau khi tốt nghiệp THPT.
Sinh ra và lớn lên ở tỉnh miền núi Hòa Bình, trong một gia đình không ai hoạt động âm nhạc, vùng quê Cảnh Trần cũng không có nhiều người biết những thông tin về việc theo đuổi âm nhạc hàn lâm thì cần bắt đầu như thế nào. Cho nên nói về con đường đến với nghệ thuật thanh nhạc, con đường trở thành một sinh viên theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ngôi trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp số một của đất nước, Cảnh Trần cho rằng: “Đó là cái duyên và sự may mắn”.
Cảnh Trần biểu diễn dự thi
Chàng trai sinh năm 2000 này chia sẻ rằng, khởi đầu hành trình âm nhạc của mình đầy rẫy những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.
“Học xong cấp 3, em chưa biết mình theo gì dù em rất thích hát. Em đánh liều bắt xe bus ra Hà Nội, còn không biết chuyến nào, đi đâu, chưa biết sẽ đến đâu, vô tình dừng tại ở Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam – khi tàu điện trên cao chưa xây xong. Đứng trước cổng trường em thấy thích nơi này. Bố mẹ em không muốn cho theo nghề này vì gia đình không ai theo nghệ thuật, không hỗ trợ được em. Em đi làm 1 năm, làm nhân viên bán vé của bể bơi, 5h mở cửa đến 21h.
Ngày nào cũng vậy. Được đi học em sắp xếp thời gian, 5h dậy, tranh thủ học lúc trưa, rồi lại đi làm. Những ngày trời mưa, lạnh, dậy sớm, xe bus chạy qua mình không kịp đón, cũng muốn buông xuôi.
Một năm sau em thi vào Học viện, gặp thầy- NSND Quốc Hưng là người giúp em có được ngày hôm nay. Như lời thầy nói, lúc vào trường em như một trang giấy trắng. Cuộc thi này với em cũng là cái duyên, năm em vào thì cuộc thi bắt đầu. Em vào phòng hòa nhạc, miệt mài xem từ chiều đến đêm, nghe các anh chị hát hay quá, em tự hỏi khi nào mình sẽ hát biểu diễn như vậy. Năm nay lại là năm cuối cùng của bảng A – 23 tuổi – nên em nói đó là duyên may. Em thấy may mắn và vui khi được giải. Em rất cảm ơn những người thầy cô mà em được gặp trong cuộc đời”- Cảnh Trần chia sẻ.
Trước khi tham gia Cuộc thi Hát thính phòng, nhạc kịch, hợp xướng toàn quốc năm 2023 và giành giải Nhất bảng A (từ 18 đến 23 tuổi), Cảnh Trần đã cọ xát để học hỏi kinh nghiệm tại một số cuộc thi ca hát như: Sao Mai 2022, Giọng hát hay Hà Nội 2022, Thanh âm Hà Nội 2022. Tuy nhiên, trong suốt hành trình theo đuổi đam mê âm nhạc của mình Cảnh Trần chưa bao giờ nguôi mục đích lớn nhất là thử sức mình tại Cuộc thi Hát thính phòng – nhạc kịch – hợp xướng toàn quốc. Bởi đây là một cuộc thi quy mô rất lớn, được giới chuyên môn đánh giá cao và quan tâm hướng tới. Hơn nữa, cuộc thi mang đến những tinh hoa giá trị nhất của nền âm nhạc thính phòng của Việt Nam. Cuộc thi này Cảnh Trần đã ấp ủ ngay từ những ngày đầu bước vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Hồi cuộc thi tổ chức năm 2019, Cảnh Trần đã được đi tham dự với tư cách là một khán giả và xem các anh chị đồng nghiệp đi thi không thiếu một buổi nào. Lúc đó Cảnh suy nghĩ đến một lúc nào đó mình cũng sẽ được đứng trên sân khấu của cuộc thi này và làm thí sinh giống các anh chị.
Cảnh Trần và thầy giáo, NSND Quốc Hưng
Video đang HOT
Hành trình tham gia cuộc thi có nhiều điểm thuận lợi và cũng có những khó khăn. Cảnh Trần nghĩ thuận lợi nhất chính là cuộc thi đã đến đúng thời điểm đối với mình. Khi thông báo có cuộc thi này được dán ở bảng thông báo trên Khoa Thanh nhạc lúc đấy cảm xúc của Cảnh là rất vui mừng và cũng rất lo lắng. Cảnh còn nhớ, về nhà vẫn suy nghĩ rất nhiều rằng có nên tham gia hay không, rồi một hôm lên lớp hỏi và xin ý kiến của NSND Quốc Hưng. Thầy đã động viên đi thi và chia sẻ những kinh nghiệm của thầy. Và rồi hai thầy trò bắt đầu chọn bài và dựng bài suốt những ngày chuẩn bị bước vào ngày thi. Điều tuyệt vời và may mắn là thầy rất quan tâm và dành thời gian rất nhiều cho học sinh.
“Khó khăn là về vấn đề chọn bài vở, điều này đã phải tính toán rất nhiều vì đương nhiên nếu chọn không khéo sẽ bị trùng tác phẩm dự thi với các thí sinh khác. Bên cạnh việc chọn tác phẩm ít thí sinh thể hiện còn phải luyện tập và xử lý làm sao để khoe được tốt nhất giọng hát của mình”- Cảnh Trần chia sẻ.
Giành giải Nhất bảng A chung cuộc, cảm giác của Cảnh Trần là xúc động, hạnh phúc và cảm thấy vinh dự cho bản thân. Điều đầu tiên Cảnh nghĩ tới là thầy của mình NSND Quốc Hưng. Có lẽ đây là món quà đầu tiên lớn nhất sau gần 10 năm Trần Quang Cảnh được gắn bó bên thầy gửi tới dành tặng cho thầy lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất. Và Cảnh cũng rất cảm ơn các thầy cô Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã luôn tạo điều kiện cho mình để có cơ hội đi trên con đường nghệ thuật đã chọn.
Nhận xét về cậu học trò của mình, NSND Quốc Hưngcho biết:Cảnh Trần có sự cố gắng vô cùng. Học trò của tôi năm thứ 7 rồi. Khi em đến với tôi như tờ giấy trắng, tôi dạy từ đầu vào đến bây giờ. Em có tố chất tốt, quan trọng có đam mê, bám thầy dai như đỉa. Các buổi học em đến rất sớm rồi nhưng cả buổi không học em cũng đến để nếu có ai nghỉ là em sẵn sàng nhảy lên thế chỗ trống ngay. Giọng hát của em rất đẹp, rất tình.
Còn NSND Quang Thọ chia sẻ: Tôi theo dõi lâu rồi, Cảnh Trần luôn được điểm cao trong các kỳ thi, hầu như cao nhất trong khoa. Giải thưởng với em xứng đáng. Sự cố gắng của em qua các tác phẩm 2 vòng bảng A, đều đạt tiêu chuẩn cao nhất mà ban giám khảo yêu cầu.
Điều đầu tiên với một thí sinh hát thính phòng, đầu tiên phải hát chuẩn cao độ. Nếu là những tác phẩm của các nhạc sĩ nước ngoài phải hát chính xác lời, phát âm tiếng nước ngoài phải chuẩn, tiếng Ý phải đúng tiếng Ý. Đặc biệt tiếng Đức rất khó với người Việt, nhưng Cảnh Trần xử lý tác phẩm đúng yêu cầu.
Bước ra khỏi cuộc thi điều đầu tiên Cảnh Trần phải làm là tiếp tục công việc học hành của mình để không ngừng trau dồi thêm những kinh nghiệm về bản thân hoàn thiện mình hơn về mặt chuyên môn và từng bước đường làm nghề một cách chuyên nghiệp. Tiếp theo nữa, Cảnh Trần cũng mong muốn có được cơ hội cọ xát trên sân khấu thật nhiều, được truyền niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc thính phòng cổ điển đến với đông đảo khán giả trẻ.
Cuộc thi hát Thính phòng – Nhạc kịch – Hợp xướng toàn quốc năm 2023 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức từ 16/11 đến 3/12/2023. Cuộc thi có 60 thí sinh đến từ 19 đơn vị nghệ thuật tham gia ở các bảng thi hát Thính phòng – Nhạc kịch và Hợp xướng.
- Cuộc thi chia làm các bảng:
Bảng A dành cho lứa tuổi từ 18 đến 23
Bảng B dành cho lứa tuổi từ 24 đến 32
Cảnh Trần gìanh Giải Nhất bảng A Cuộc thi hát thính phòng, nhạc kịch, hợp xướng toàn quốc năm 2023, sinh ngày sinh 22/07/2000, tại Hòa Bình, sở hữu giọng Britone hiện đang theo học năm thứ 3 hệ Đại học chính quy chuyên ngành Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Người đẹp chơi cello Hà Miên lần đầu kết hợp cùng con rể Thanh Lam
Sự xuất hiện của ca sĩ thính phòng Thăng Long - con rể diva Thanh Lam trong tiết mục 'Trở về Surriento' là một điều thú vị của chương trình bởi hiếm có dịp anh cất giọng cùng tiếng cello của Hà Miên.
Tối 24/11, cellist Hà Miên đã có đêm nhạc Cello hát tình ca thăng hoa tại Hà Nội. Chương trình là hoạt động quảng bá cho album thứ hai Khi cello hát vừa mới phát hành nên phần lớn thời lượng show, Hà Miên biểu diễn các tác phẩm trữ tình trong CD, một phần chương trình được phân chia cho dòng nhạc bán cổ điển để cô thể hiện con đường mình chọn, kết hợp những giá trị kinh điển của Việt Nam với thế giới.
Gắn bó với cây đàn cello từ nhỏ và đang là giảng viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, việc thể hiện các tác phẩm nhạc cổ điển quốc tế là điều thường thấy ở Hà Miên. Tuy nhiên với ước mơ đưa cello tiếp cận đến khán giả đại chúng, cách đây 2 năm cô đã thực hiện album đầu tay Romance in Hanoi có phong cách giao thoa cổ điển đương đại. Và đến album lần này Khi cello hát, Hà Miên dũng cảm tấn công sang một địa hạt khác, đó là nhạc trữ tình Việt Nam.
Đêm nhạc Cello hát tình ca mở màn bằng giai điệu êm ái của Quê hương (Lưu Cầu) và Preludes (Nguyễn Hữu Tuấn) qua màn kết hợp của Hà Miên cùng nghệ sĩ piano Bùi Đăng Khánh. Liên khúc như đánh thức rung cảm của người nghe, tách họ hỏi những ồn ào của phố phường để thả mình vào thế giới của âm nhạc, đưa họ về với những gì yên bình của thanh xuân để lật dở từng trang ký ức thập niên cũ, khi cứ mỗi sáng cuối tuần, bật chiếc radio lại nghe giai điệu quen thuộc này. Đây cũng là những tác phẩm sống trong hoài niệm của biết bao thế hệ thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.
Sự xuất hiện của ca sĩ thính phòng Thăng Long - con rể Diva Thanh Lam trong tiết mục Trở về Surriento là một điều thú vị của chương trình bởi hiếm có dịp anh cất giọng cùng tiếng cello. Nam ca sĩ thổ lộ càng trưởng thành lại càng yêu cây cello và ở nhà vẫn hay bật nhạc cello để nghe. "Hôm nay khi biểu diễn cùng tiếng cello của chị Hà Miên, tôi có cảm giác như đang hòa âm với một giọng hát trầm ấm khác, nó cuộn, siết chặt vào giọng của tôi", anh nói.
Thăng Long và Hà Miên.
Bước sang phần hai của show với chủ đề Giao thoa, Hà Miên chọn thể hiện các tác phẩm Romance in Hanoi (kết hợp cùng nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền), Bèo dạt mây trôi (Trio cùng nghệ sĩ piano Bùi Đăng Khánh và nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh). Họ là 3 đồng nghiệp thân thiết hơn 10 năm qua và từng cùng Hà Miên biểu diễn trong rất nhiều chương trình.
Trịnh Minh Hiền và Hà Miên từng là thành viên trong nhóm Tứ tấu nhiều năm qua. Khi chứng kiến sự trưởng thành của người em qua mỗi sản phẩm âm nhạc, Trịnh Minh Hiền mừng bởi cả hai đều có chung một ước mơ, đưa nhạc cụ của dàn dây đến gần hơn khán giả.
Nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền.
Saxophone Lê Duy Mạnh hạnh phúc khi chứng kiến khán giả có mặt từ rất sớm và ngồi lắng nghe, tận hưởng từng nhạc phẩm trong chương trình. Chính sự yêu thương của khán giả đã khiến cảm xúc của anh và các nghệ sĩ khác được thăng hoa hơn trên sân khấu. "Tôi thả hồn cùng với cello, cảm nhận rõ rệt tiết mục hay hơn cả lúc tập luyện".
Nghệ sĩ Bùi Đăng Khánh cũng như Lê Duy Mạnh đều không suy nghĩ nhiều mà nhận lời biểu diễn trong đêm nhạc của Hà Miên bởi trân quý người em thân thiết. Anh còn nhớ 2 năm Covid-19, 3 người cùng nhau thu âm bằng điện thoại sau đó ghép bài để tạo ra những tác phẩm âm nhạc như món quà tinh thần động viên gửi đến bạn bè, khán giả trong thời điểm giãn cách xã hội. Đó là những kỷ niệm mà họ luôn trân trọng về nhau.
Hà Miên và nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh.
Nửa sau của đêm nhạc là không gian riêng để Hà Miên cùng cây cello cất lên những bản tình ca trong album mới phát hành với Hà Nội, 12 mùa hoa (Giáng Son); Thương nhau ngày mưa (Nguyễn Trung Cang); Mắt biếc (Ngô Thụy Miên); Bài hát ru cho anh (Dương Thụ); Khi người yêu tôi khóc (Trần Thiện Thanh), Cô gái đến từ hôm qua (Trần Lê Quỳnh)...
Khán giả dường như thấy hình ảnh Hà Miên thâm trầm, sâu lắng khi mỗi giai điệu cô gửi gắm chất chứa những tâm tư của một tâm hồn đầy lãng mạn, mộng mơ. "Lúc thu âm các bài hát này là giai đoạn cuộc sống của tôi có nhiều thăng trầm. Tôi chỉ muốn lưu lại tất cả các cảm xúc chân thật đó qua tiếng cello và mong khán giả có thể đồng cảm với mình", cô nói .
Ngồi ở dưới hàng ghế khán giả xem Hà Miên biểu diễn, nhạc sĩ Giáng Son - tác giả Hà Nội, 12 mùa hoa rất xúc động. Chị tâm sự, từ lúc học nhạc và tìm hiểu về dàn dây đã yêu tiếng cello, yêu hơn cả violin.
"Dường như tiếng cello rất phù hợp với âm nhạc của tôi. Tiếng cello trầm ấm như giọng của người đàn ông - lên cao hay xuống trầm đều đẹp - khiến tôi có cảm giác nó như điểm tựa vững chắc cho mình. Khi nghe phiên bản cello Hà Nội 12 mùa hoa của Hà Miên, tôi rất hạnh phúc. Ca khúc từng được nữ ca sĩ, nam ca sĩ thể hiện, nhưng khi chuyển soạn sang cello nó rất tuyệt vời, thậm chí còn đậm đà và sâu hơn".
Nhạc sĩ Giáng Son chia sẻ trong đêm nhạc.
Với 2 tiếng đồng hồ liên tục chơi nhạc, Hà Miên vẫn say mê và không hề cảm thấy mệt mỏi. Càng biểu diễn, cô càng thăng hoa, ngón đàn cũng điêu luyện, tinh tế hơn. Ở phần kết của show, Hà Miên dành tặng khán giả màn kết hợp với ca sĩ Nguyễn Tuấn Anh trong ca khúc Bản tình ca cho em, bản nhạc Trở về đất mẹ (Nguyễn Văn Thương) cùng nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh và những giai điệu Noel vui nhộn cùng nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền.
Dàn 'sao' đổ bộ về trường Nhạc làm liveshow 'Mùa thu vàng' tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 'Mùa thu vàng' là chủ đề đêm nghệ thuật đặc biệt quy tụ những giảng viên thanh nhạc của Khoa thanh nhạc, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra tại phòng hòa nhạc của trường vào tối 17-11 tới. NSND Quốc Hưng chia sẻ về liveshow Trong vai trò Tổng đạo diễn chương trình, NSND Quốc Hưng...