Chàng trai biến túi hiệu không còn sử dụng thành đồ mới
Peder Cho sử dụng những món đồ cũ để làm thành sản phẩm mới, có vẻ ngoài độc đáo.
Peder Cho (29 tuổi, sống ở Los Angeles, Mỹ) có khả năng thay đổi kiểu dáng ban đầu của những chiếc túi hàng hiệu thành giày, quần áo hay một chiếc túi hoàn toàn khác.
Cho chia sẻ trên Vogue : “Công việc kinh doanh của tôi tập trung vào việc biến các sản phẩm của khách hàng gửi đến thành thứ gì đó mới mẻ mà họ muốn”.
Bỏ nghề kế toán chuyển sang thiết kế thời trang
Peder Cho từng làm công việc kế toán, sau đó bỏ nghề vào năm 2018. Anh muốn theo đuổi đam mê thật sự của mình sau khi theo học nghề may khoảng hơn một năm trước đó.
Cho cho biết: “Anh trai tôi điều hành công ty riêng vào thời điểm đó (năm 2018). Tôi quan sát cuộc sống hàng ngày của anh ấy và cảm thấy điều đó thật tồi tệ. Tôi muốn tự do làm những gì mình thích với thời gian riêng của mình. Khi còn làm công việc kế toán, tôi học cách may đồ suit từ công ty may của cha.
Tôi bắt đầu may thường xuyên hơn. Tôi tận dụng những chiếc áo đấu cũ của NBA mà tôi sưu tập được ở trường trung học. Trở thành nhà thiết kế toàn thời gian là điều điên rồ. Tôi rất ham học hỏi, tôi dành cả đời mình để sáng tạo theo cách tôi muốn”.
Peder Cho “tái sử dụng” những món đồ cũ thành sản phẩm mới. Ảnh: Utopia.
Video đang HOT
Peder Cho cho biết anh hướng đến tính năng động và bền vững trong thời trang. Đó là lý do chàng trai này theo đuổi công việc thiết kế, sáng tạo các món đồ độc đáo. Cho yêu thích những điều bất ngờ. Anh nói rằng mình không bao giờ thiếu ý tưởng cho các dự án tương lai.
Peder Cho từng thấy rất nhiều sản phẩm DIY thú vị. Anh muốn tạo ra những món đồ có vẻ ngoài vui nhộn nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật, đồng thời lan tỏa năng lượng và sự rung cảm.
Không ngừng sáng tạo nên món đồ mới
Cho chia sẻ hình ảnh, video về các tác phẩm thời trang tự làm lên mạng. Chuyên môn của chàng trai này là biến những chiếc túi cũ thành đồ mới.
Gần đây, Cho làm chiếc túi lấy cảm hứng từ mẫu Dior Saddle nổi tiếng, với “nguyên liệu” ban đầu là một chiếc Gucci cũ. Anh còn sử dụng túi Christian Louboutin cũ và may thành quần shorts.
Cho may mẫu túi Saddle nổi tiếng của Dior từ túi Gucci cũ. Ảnh: Utopia.
“Mỗi ngày, tôi đều tạo ra một thứ mới mẻ cho ai đó”, Cho cho biết.
Nhà thiết kế đến từ Mỹ làm việc trong khoảng 10-12 tiếng mỗi ngày. Anh thực hiện sản phẩm tùy chỉnh cho khách hàng, hoặc xây dựng bộ sưu tập với các thương hiệu khác.
Khi Vogue hỏi về tầm quan trọng của tính bền vững trong công việc thiết kế thời trang, Peder Cho nói: “Tôi may mắn trở thành một phần của phong trào bền vững với tư cách là một nhà thiết kế. Toàn bộ việc may vá của tôi đều bắt đầu từ đó. Điều này thúc đẩy mô hình kinh doanh của tôi hướng đến việc làm mới các sản phẩm của khách hàng”.
Cho thường xuyên học hỏi cách thức tạo mẫu để ngày càng mang đến nhiều sản phẩm hơn. Anh có thể làm những chiếc túi mang tính biểu tượng từ rất nhiều loại vải. Bên cạnh quần áo, túi xách, Cho còn tái sử dụng đồ nội thất.
Hồi tháng 4, Peder Cho làm lại 4 chiếc ghế bành cũ của một người bạn bằng vải thừa. Anh tận dụng những chiếc khăn còn sót lại từ một dự án cũ để làm mới chiếc ghế dài.
Nói về công việc kinh doanh hiện tại, Cho chia sẻ: “Mỗi ngày, tôi đều làm sản phẩm cho khách hàng. Tôi cần ít nhất 3 tuần để hoàn thiện đơn hàng trong những năm qua. Tôi đang cố gắng thay đổi điều này nhằm phục vụ khách hàng nhanh hơn một chút. Tôi sắp có bộ sưu tập túi xách và quần dài mới”.
Phục hồi túi Chanel 2.800 USD bị con vẽ bậy
Một người phụ nữ ở Anh phải gửi chiếc túi hàng hiệu đến trung tâm sửa chữa để làm sạch những hình vẽ nguệch ngoạc.
Theo The Sun, một phụ nữ ở Anh gặp phiền toái với đứa con 5 tuổi của mình. Bé đã dùng bút mực vẽ nguệch ngoạc lên túi Chanel trắng trị giá 2.000 bảng Anh (khoảng 2.800 USD).
Túi xách Chanel bị bé 5 tuổi vẽ lên. Ảnh: Handbagclinic.
Túi xách Chanel nổi tiếng bởi thiết kế dập ô tinh xảo trên bề mặt. Vì vậy, những nét vẽ càng khó bị loại bỏ.
Sau khi được "tô điểm" bởi "tác phẩm nghệ thuật" của con, bà mẹ ngay lập tức gửi chiếc túi đến trung tâm phục hồi túi Handbag Clinic, Newcastle, Anh.
Tại trung tâm, các nhân viên nhận thấy chiếc túi gần như bị "phá hủy" hoàn toàn bởi nét vẽ bằng mực xanh. Rất nhiều người cảm thấy xót xa sau khi nhìn thấy món đồ hàng hiệu bị làm bẩn.
Nhân viên tại Handbag Clinic chia sẻ: "Chúng tôi làm sạch mực một cách cẩn thận. Sau đó, chúng tôi dùng sắc tố metallic đặc biệt để loại bỏ vết bẩn".
May mắn cho người phụ nữ vì chiếc túi đã được làm sạch hoàn toàn. Những nét vẽ nghịch ngượm trước đó hoàn toàn biến mất.
Quy trình phục hồi túi Chanel trở lại vẻ ngoài ban đầu. Ảnh: Handbagclinic.
Theo Who What Wear, việc mua túi xách đến từ nhà mốt xa xỉ giống như sự đầu tư. "Bộ ba thần thánh" bao gồm Chanel, Louis Vuitton và Hermès có những chiếc túi rất đắt đỏ. Nhiều thiết kế của các thương hiệu xa xỉ này không bao giờ lỗi mốt. Thậm chí, giá thành của chúng còn ngày càng tăng theo thời gian.
Thợ sửa túi hiệu Hong Kong: 'chẳng có gì tôi không làm được' Với kinh nghiệm hơn 40 năm, Denny Ng khẳng định một số chiếc túi hàng hiệu không được làm bằng loại da tốt ngay từ đầu. Lên tầng cao nhất của một tòa nhà văn phòng sang trọng ở quận Tsim Sha Tsui của Hong Kong (Trung Quốc), phóng viên SCMP bắt gặp Denny Ng và hai nhân viên làm việc trong không...