Chàng trai 9X gom lá bồ đề làm tranh nghệ thuật
Từ lá bồ đề, anh Đặng Duy Khánh (25 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hải, TX.Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã chế tác thành những bức tranh làm say đắm lòng người.
Những bức tranh được anh Khánh vẽ trên lá bồ đề – ẢNH: DUY TÂN
Yêu thích cây bồ đề
Bản thân là phật tử, từ nhỏ anh Khánh thường theo cha mẹ đi lễ chùa rồi dần dần có niềm yêu thích đặc biệt đối với cây bồ đề. Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên ngành quản lý xã hội nhưng anh rẽ hướng khởi nghiệp làm tranh nghệ thuật từ lá cây này.
Anh Khánh bên những bức tranh nghệ thuật làm từ chất liệu lá bồ đề vô cùng đẹp mắt – ẢNH: DUY TÂN
Anh Khánh chia sẻ: “Cây bồ đề là một trong những biểu tượng của Phật giáo. Bên cạnh giá trị tâm linh, lá cây bồ đề lại đẹp và bền nên tôi chọn lá này làm tranh về chủ để Phật giáo để nhiều người có được những món quà lưu niệm mang tính tâm linh và nghệ thuật giao thoa”.
Chất liệu lá bồ đề được xử lý loại bỏ chất diệp lúc khỏi xương lá thành màu trắng để làm tranh – ẢNH: DUY TÂN
Thời gian đầu làm tranh, anh Khánh gặp nhiều khó khăn do không chuyên về mỹ thuật. Vì vậy anh phải mày mò nghiên cứu suốt nhiều tháng để lên ý tưởng và sơ chế nguyên liệu từ lá bồ đề. Đến tháng 6.2020, anh chính thức cho ra đời những bức tranh đẹp mắt.
Nhiều công đoạn kỳ công
Video đang HOT
Theo anh Khánh, làm tranh lá bồ đề phải qua nhiều công đoạn như: chọn lá già đủ độ dày, đẹp, lá đã rụng hoặc sắp rụng; tách chất diệp lục ra khỏi xương lá; dùng bàn chải vệ sinh lá thật sạch; tạo hình.
Lá bồ đề được ghép chồng lên nhau để làm thành bức tranh đẹp mắt – ẢNH: DUY TÂN
“Tất cả các khâu đều có độ khó như nhau. Việc xử lý tách chất diệp lục để ra chất liệu xương lá trắng làm tranh phải mất thời gian gần 2 tháng mới đạt tiêu chuẩn. Dòng tranh này hiện có 2 màu chủ đạo là trắng và vàng. Riêng màu vàng được xử lý nhuộm bằng các loại màu thiên nhiên từ rau, củ, quả”, anh Khánh cho biết.
Tranh cây bồ đề sử dụng vỏ cây khô để đính ghép làm thân cây – ẢNH: DUY TÂN
Chủ đề tranh lá bồ đề do anh Khánh làm ra chủ yếu gồm: đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thư pháp, hoa bồ đề, cây bồ đề, bướm… “Tùy kích thước, muốn có một bức tranh hoa bồ đề phải sử dụng từ vài chục đến hàng trăm lá để đính và lồng ghép với nhau. Với tranh cây bồ đề thì có sử dụng thêm chất liệu vỏ cây khô để đính ghép làm thân cây, phần lá sẽ sử dụng xương lá bồ đề trắng để làm. Còn tranh hình Phật và thư pháp thì sử dụng lụa để quét hình lên khuôn”, anh Khánh chia sẻ.
Tranh Phật được vẽ từ lá bồ đề – ẢNH: DUY TÂN
Để hoàn chỉnh một bức tranh, anh Khánh mất từ vài ngày đến vài tuần (tùy chủ đề, kích thước). Giá mỗi bức dao động vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nhờ đó anh có thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.
Hình con bướm được làm từ lá bồ đề – ẢNH: DUY TÂN
Sắp tới, anh Khánh tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều màu sắc được chiết xuất từ thiên nhiên như màu hường, đỏ… nhằm đa dạng hơn chủ đề tranh. Đặc biệt, anh chuẩn bị đưa ra thị trường những dòng tranh nghệ thuật sử dụng chất liệu lá của các loại cây đặc trưng ở miền Tây và tập trung chủ đề phong cảnh, chân dung…
Tìm việc làm sau dịch Covid-19: Vì thất nghiệp nên phải... khởi nghiệp
Thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Nguyễn Thị Diệu Huỳnh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã tự khởi nghiệp bằng cách đi nhặt lá bồ đề về làm tranh.
Huỳnh với tác phẩm tranh của mình - ẢNH: NỮ VƯƠNG
Sáng tạo theo hướng mới của riêng mình
Lúc đầu khi phải nghỉ việc, cứ tưởng rằng sẽ sớm quay trở lại, nhưng không ngờ dịch bệnh kéo dài và ngày càng phức tạp, nhìn thấy công việc làm mịt mù nên phát hoảng và Huỳnh lao vào tìm việc để kiếm kế sinh nhai. Nhưng vì bị suy nhược và liệt cơ mắt đã phải mổ mấy lần nên Huỳnh không thể đi xe được, phải kiếm một việc nào đó nằm trong khả năng cho phép.
"Lúc đầu thấy mấy bạn của mình bán hàng hay thức ăn qua mạng, nói chung ai có nguồn gì thì bán cái nấy và nấu được món gì cũng bán. Nhưng mình không chạy xe máy được, không lẽ mỗi lần nấu xong thức ăn bán cho khách là phải đặt xe ôm để đi giao thì hết mất tiền lời. Vì thế, mình phải nghĩ ra một công việc mới để vừa ở nhà, vừa hạn chế di chuyển mà vẫn có thể kiếm tiền", Huỳnh nói.
Những tác phẩm sáng tạo từ lá bồ đề của Huỳnh- NỮ VƯƠNG
Thế rồi trong một lần tình cờ, thấy lá bồ đề đẹp, giống hình trái tim nên Huỳnh mang về ép vào vở cho đẹp. Sau đó, Huỳnh lên mạng thấy ở các nước làm tranh gân lá đẹp quá nên mày mò, rồi tự sáng tạo theo hướng mới của riêng mình.
Chưa bao giờ được học về hội họa, nhưng do ước mơ từ nhỏ của Huỳnh trước khi đi theo nghề hướng dẫn viên du lịch là làm nhà thiết kế thời trang nên cô nàng cũng có năng khiếu về vẽ.
"Lúc đầu nghỉ việc, ngồi ở nhà buồn buồn mới lấy lá bồ đề làm thử, xong rồi tặng bạn bè. Bạn khen đẹp và bảo, sao không làm bán kiếm tiền. Thế là mới thử làm bán. Bán được vài bức thấy mọi người ai cũng khen nên mình nghĩ tại sao không thử phát triển dòng tranh này", Huỳnh kể về cơ duyên đến với dòng tranh gân lá.
Đến bây giờ, dù chưa được nhiều người biết đến, và cũng chỉ bạn bè, khách quen ủng hộ nhưng thấy ai cũng khen nên Huỳnh tính khởi nghiệp từ sáng tạo này. "Nghề hướng dẫn viên du lịch không biết bao giờ mới đi làm lại được. Nhiều khi ngành du lịch có quay lại thì mình nghĩ cũng chỉ là rải rác chứ đâu thể được như trước", Huỳnh cho biết.
Hàng thủ công độc và hiếm tạo ấn tượng với người dùng
Để làm được loại tranh này, Huỳnh phải tự mày mò nghiên cứu các quy trình, thử đi thử lại nhiều lần, cuối cùng mới rút ra được kinh nghiệm. "Vì đâu có ai dạy mà học. Ở trên mạng thấy các nước người ta làm nhưng họ cũng đâu có chỉ cách thức hay quy trình để làm tranh gân lá như thế nào, nên mình phải tự mò hết", Huỳnh kể.
Mày mò được rồi, cô lại sáng tạo theo cách của riêng mình. "Hiện tại xếp lá và vẽ tranh nghệ thuật trên gân lá thì đã có người làm. Nhưng để điêu khắc mà lưu hình lại trên lá như mình mà không phải vẽ từ bên ngoài thì ở VN chưa thấy ai làm, vì mình cũng tìm hiểu trước để tránh trùng lặp và phải sáng tạo để có sự mới lạ cho sản phẩm", Huỳnh bộc bạch.
Từ ngày thất nghiệp, Huỳnh suốt ngày cặm cụi với những chiếc lá bồ đề - NỮ VƯƠNG
Khi mày mò làm thể loại tranh độc đáo này, lúc đầu nhìn thấy Huỳnh ngày nào cũng lang thang cầm theo một túi ni lông và cây gắp rác, ai cũng thắc mắc không hiểu sao cô gái trẻ này suốt ngày đi nhặt rác như vậy.
"Mọi người đâu có biết, thấy mình đi như vậy, lại cứ lúi húi nhặt lá, mà lá bồ đề khi rụng không nhặt thì người ta cũng quét đổ rác. Và cũng vì không thể giải thích là mình nhặt lá về làm tranh nên ai hỏi mình cũng chỉ nói nhặt rác cho sạch thôi", Huỳnh kể.
Sau khi nhặt lá về, Huỳnh luộc trong 4 tiếng đồng hồ để thịt lá chín rã ra, sau đó lấy bàn chải đánh răng chà hết phần thịt lá và chỉ giữ lại phần gân đối với những tranh gân lá. Còn với tranh điêu khắc trên lá thì trước khi chà lá, Huỳnh vẽ trước lên và khi chà thì chừa phần hình đó ra, chỉ chà theo phần hình đã vẽ.
"Khó nhất là giữ cho thịt lá khỏi bị rách, vì nếu thịt lá mềm quá thì khi chà sẽ bị rách và trôi; còn nếu luộc chưa thật sự mềm thì chà mạnh cũng làm hư lá và gãy luôn gân, vì gân lá rất mỏng manh. Chính vì thế, phải canh nhiệt độ để luộc sao cho lá không chín quá", cô lý giải.
Huỳnh cũng cho biết thêm sau khi chà lá xong thì mang đi ngâm để cho lá trắng ra, ngâm xong mang đi phơi và sau đó dùng bàn ủi để ủi cho lá thẳng, khô hoàn toàn để không bị ẩm và mốc.
Huỳnh cho biết dù phải làm việc quần quật từ sáng tới tối với những chiếc lá nhưng cô nàng thấy rất vui và như giải tỏa được những căng thẳng, bức bối trong người. Dù là tay ngang vào nghề nhưng Huỳnh luôn hy vọng: "Hàng thủ công độc và hiếm sẽ tạo ấn tượng với người dùng. Cái gì sản xuất theo quy mô công nghiệp thì sẽ na ná nhau, còn khi làm thủ công như thế này thì không bức tranh nào giống bức tranh nào cả, và cũng đơn giản vì một cây không bao giờ có những chiếc lá kích cỡ giống nhau nên tranh của mình sẽ không bức nào giống bức nào, luôn mang cảm giác mới lạ cho người thưởng thức".
Cô gái vẽ tranh dân gian trên xương lá bồ đề Ý tưởng vẽ tranh dân gian Việt Nam trên xương lá bồ đề đến với Dương Hương Nhiên, 32 tuổi, cách đây một năm, khi được người bạn gửi tặng xương lá bồ đề để làm bookmark. Hương Nhiên cho biết, khi nhìn thấy chiếc xương lá bồ đề, cô muốn nó "mang dấu ấn cá nhân" nên nảy ra ý tưởng vẽ...