Chàng trai 30 tuổi bỏ học đại học vừa bán được công ty cho Adobe với giá 20 tỷ USD
Figma đã đồng ý bán cho Adobe với giá 20 tỷ USD. Điều này đã bất ngờ biến Field, 30 tuổi, trở thành tỷ phú đôla.
Bốn năm trước, Dylan Field vẫn đang sống trong căn hộ một phòng ngủ ở Quận Mission tồi tàn thuộc San Francisco, Mỹ. Thời gian đó, mỗi ngày trên đường đi làm, Field sẽ dừng chân để thưởng thức một tách cà phê trị giá 1 USD.
Field vốn là một người bỏ dở học đại học và khá nhút nhát. Tại các sự kiện kết nối tự do được tổ chức bởi các công ty đầu tư mạo hiểm, anh thường đứng 1 mình và tỏ ra lúng túng.
Ngày thứ 5 vừa qua, công ty thiết kế phần mềm do Field đồng sáng lập có tên Figma đã đồng ý bán cho đối thủ Adobe với giá 20 tỷ USD. Điều này đã bất ngờ biến Field, 30 tuổi, trở thành một trong những người được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới công nghệ.
Figma – công ty do Field đồng sáng lập với một người bạn học cũ tại Đại học Brown đã nổi lên nhanh chóng theo đúng các tiêu chuẩn của Thung lũng Silicon. Vào đầu năm 2018, công ty được định giá 115 triệu USD. Vào năm ngoái, trong một vòng gọi vốn khác, mức định giá đó đã tăng lên 10 tỷ USD, gấp đôi mức giá khi thực hiện thỏa thuận vói Adobe. Sự tăng giá nhanh chóng này rất đáng chú ý khi giá của hầu hết các công ty công nghệ kể cả đại chúng lẫn tư nhân, đã rơi tự do trong những tháng gần đây.
Field, theo các nhà đầu tư và những người biết anh, vẫn sở hữu một phần lớn công ty, cùng với các công ty đầu tư mạo hiểm nặng ký khác bao gồm Sequoia Capital và Greylock Partners. Khi thương vụ kết thúc, Field sẽ là một tỷ phú đôla.
Trong một cuộc phỏng vấn vài giờ sau khi công bố thỏa thuận, Field cho biết anh vẫn đang giải quyết vói những thay đổi to lớn đang xảy ra với cuộc đời mình. Trong khi Adobe đã tiếp cận anh vài tháng trước để bắt đầu các cuộc đàm phán, Field cho biết thông báo đã được đẩy lên sau khi nhóm của anh nghe tin rằng The Wall Street Journal đã bắt đầu đưa tin. Anh cho biết mình đã thức trắng đêm khi họ chạy đua để đưa tin về thương vụ này.
Bất chấp nỗ lực đó, phản ứng của thị trường đối với thỏa thuận này rất tiêu cực. Cổ phiếu của Adobe đã giảm gần 17% vào thứ năm, cho thấy sự phản đối rộng rãi của các nhà đầu tư đối với việc mua lại. Field nói rằng anh không hề sợ hãi.
“Nếu thỏa thuận này thất bại vào ngày mai, tôi sẽ vẫn cảm thấy ổn”, anh nói.
Video đang HOT
Field lớn lên ở phía bắc San Francisco trong Quận Sonoma, California, một phần của vùng rượu vang nổi tiếng của khu vực. Khi khoảng 3 tuổi, gia đình anh mua một chiếc máy tính, và Field đã tự dạy mình và bố mẹ cách sử dụng nó.
Theo lời kể, Field là một sinh viên không nổi bật, có nguy cơ bỏ học cho đến khi anh gia nhập đội chế tạo người máy và bắt đầu tham gia các khóa học cấp đại học ở trường trung học. Anh bị Đại học California, Berkeley từ chối và đăng ký học tại Brown.
Trong năm học thứ 2 đại học, Field đã nộp đơn xin học bổng do nhà tài chính tỷ phú Peter Thiel điều hành. Học bổng này cung cấp cho các ứng viên 100.000 USD tài trợ không ràng buộc nếu họ đồng ý bỏ học đại học để theo đuổi mục tiêu khởi nghiệp.
Anh ấy đã gửi ý tưởng về phần mềm mới để sửa đổi máy bay không người lái để giám sát giao thông và truy bắt những người lái xe liều lĩnh.
Field đã được chấp nhận cho học bổng và rời khỏi Brown. Công ty máy bay không người lái không hoạt động tốt, nhưng ý tưởng tiếp theo của anh ấy, Figma, đã thành công.
Khởi đầu cùng với Evan Wallace, một người bạn của Field từ Brown, Figma là một nền tảng chỉnh sửa đồ họa cho phép mọi người thiết kế các dự án cùng nhau. Phải mất bốn năm kể từ khi thành lập cho đến khi công ty tung ra một sản phẩm – một giai đoạn không phải lúc nào cũng báo trước thành công sắp tới.
Văn phòng Figma nằm phía trên một quán bar đông đúc và vào các ngày thứ sáu, bắt đầu từ khoảng 3 giờ chiều, “tiếng ồn không thể chịu nổi”, Badrul Farooqi, một nhân viên của công ty cho biết.
Figma, giống như các dịch vụ phần mềm khác, phát triển nhanh chóng trong đại dịch. Các khách hàng bao gồm Uber Technologies Inc. và Square Inc., hiện được gọi là Block Inc. Một trong số các lợi thế của Figma là: Các công cụ dựa trên trình duyệt của Figma hoạt động đồng thời trên nhiều nền tảng khác nhau, trái ngược với các sản phẩm cạnh tranh chỉ hoạt động trên máy tính để bàn hoặc ứng dụng.
Đến năm nay, Field đã lên chức bố và Figma đang chuẩn bị cho kế hoạch IPO – cho đến khi thị trường IPO đóng băng. Field nói, lời đề nghị của Adobe thích hợp hơn so với việc mạo hiểm niêm yết lên sàn, ngay cả khi một số người hâm mộ lâu năm của sản phẩm tỏ ra thất vọng.
Field vẫn đang điều chỉnh trạng thái mới. Khi được hỏi liệu bây giờ anh có phải là người “bản xứ” ở Thung lũng Silicon, dân công nghệ chính hiệu không, anh ấy trả lời:
“Tôi không biết nữa”.
Chân dung 'cha đẻ' Ethereum người từng là tỷ phú tiền ảo trẻ nhất thế giới
"cha đẻ" Ethereum cũng là đồng sáng lập Tạp chí Bitcoin.Anh bỏ học giữa chừng để tập trung toàn thời gian vào việc xây dựng Ethereum.Từng là tỷ phú tiền ảo trẻ nhất thế giới nhưng tài sản của Buterin hiện đã xuống dưới mức 1 tỷ USD.
Hôm 20/5, Vitalik Buterin - đồng sáng lập nền tảng chuỗi khối Ethereum thông báo trên Twitter rằng "Tôi không còn là tỷ phú nữa". Trước đó, chàng trai 28 tuổi này từng được công nhận là tỷ phú tiền ảo trẻ nhất thế giới. Theo Bloomberg, Buterin sở hữu một ví tiền kỹ thuật số có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD tính đến tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Ether - đồng tiền mã hóa của Ethereum đã giảm mạnh. (Ảnh: Das Magazin)
Buterin sinh năm 1994 tại thị trấn Kolomna, ngoại ô Moscow, Nga. Sau đó, anh chuyển tới Canada cùng gia đình và lớn lên tại thành phố Toronto. Lần đầu tiên Buterin được giới thiệu về Bitcoin và các loại tiền điện tử là năm 2011 khi mới 17 tuổi. Cùng năm đó, chàng thanh niên đồng sáng lập Tạp chí Bitcoin (Bitcoin Magazine) và viết nhiều bài báo giải thích quan điểm của mình về tương lai của đồng tiền mã hóa. (Ảnh: Cryptobriefing)
Buterin từng khiến nhiều người bất ngờ vì chia sẻ về một trong những nguyên nhân sâu xa đằng sau việc ra đời Ethereum. Thời đi học, anh rất mê chơi game World of Warcraft. Tuy nhiên, đến một ngày, nhân vật của Buterin bị thay đổi một số thuộc tính do một bản cập nhật của Blizzard. Buterin buồn đến phát khóc vì chuyện đó. Anh nhận ra "những điều thật kinh khủng mà các dịch vụ tập trung có thể mang lại" và sự phân quyền quan trọng như thế nào. Không lâu sau đó, Buterin bỏ game. (Ảnh: TechCrunch)
Máy tính luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chàng trai trẻ này. Trong một cuộc trò chuyện với Fortune năm 2016, cha của Buterin kể lại rằng ông đã mua cho con trai chiếc máy tính đầu tiên khi cậu mới 4 tuổi. "Excel là trò chơi yêu thích nhất của Buterin khi đó", ông chia sẻ. Theo đuổi niềm đam mê của mình, Buterin tiếp tục theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Waterloo. Thế nhưng, cũng giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác, anh bỏ học ngay năm thứ nhất để tập trung toàn thời gian vào việc xây dựng Ethereum. (Ảnh: EtherNews)
Ý tưởng về Ethereum bắt đầu sau khi Buterin đi khắp thế giới gặp gỡ các nhà phát triển Bitcoin và phát hiện ra nhiều hạn chế của đồng tiền này. Anh muốn tạo ra một phiên bản mới và cải tiến của Bitcoin, cho phép mở rộng nhiều tính năng hơn với tầm nhìn đầy tham vọng là tái cấu trúc lại web một cách triệt để. (Ảnh chụp màn hình Weibo)
Năm 2014, Buterin được trao học bổng Thiel trị giá 100.000 USD. Đây là học bổng dành cho những người trẻ dưới 23 tuổi theo đuổi những sở thích ngoài học thuật (thay vì học lên cao đẳng hoặc đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông). Học bổng này do tỷ phú Peter Thiel, nhà đầu tư nổi tiếng từng rót vốn vào Facebook những ngày đầu, sáng lập. Một năm sau đó, Buterin và các cộng sự ra mắt Frontier - dự án xương sống để triển khai Ethereum. (Ảnh: Reuters)
Sau khi huy động được 18 triệu USD trong đợt ICO năm 2014, phiên bản Ethereum chính thức đầu tiên được phát hành hai năm sau với nguồn cung ban đầu là 72 triệu đồng Ethereum. Thế hệ blockchain của Ethereum mang lại nhiều tự do hơn cho các nhà phát triển và dễ sử dụng hơn. Hiện Ether là tiền điện tử có vốn hóa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Bitcoin. (Ảnh: Reuters)
Hồi tháng 2, chia sẻ với Bloomberg News, nhà sáng lập 28 tuổi nói rằng anh thoải mái đón nhận việc thị trường tiền số giảm giá. "Những người am hiểu sâu sắc về tiền điện tử thực tế đang rất vui khi thị trường tiền số có dấu hiệu giảm sút", anh nói. "Họ hoan nghênh vì sau khi suy giảm, thị trường sẽ tăng trở lại và thu hút các nhà đầu tư đang do dự". (Ảnh: Bloomberg)
Theo Buterin, "mùa đông tiền số" cần diễn ra để mọi người thấy dự án nào thực sự bền vững, loại bỏ dự án kém hoặc không tạo giá trị cho cộng đồng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp đội ngũ xây dựng các dự án về tiền điện tử tập trung vào việc cải thiện công nghệ. (Ảnh: Bloomberg)
Khi đại dịch hoành hành ở Ấn Độ năm ngoái, Buterin đã quyên góp hơn 50.000 tỷ token Shiba Inu cho quỹ cứu trợ Covid-19 ở quốc gia này. Thời điểm đó, khoản quyên góp trị giá hơn 1 tỷ USD. Khoản quyên góp của Buterin đại diện cho hơn 5% tổng số tiền Shiba Inu đang lưu hành và khiến giá giảm khoảng 50%.
Elon Musk bị nghiện chụp selfie Elon Musk chỉ trích Instagram vì cách nền tảng này khiến người dùng, bao gồm cả bản thân ông tiêu tốn thời gian. Elon Musk cho biết ông đã ngừng sử dụng Instagram vì nhận ra mình chụp quá nhiều ảnh selfie trên nền tảng này. Vị tỷ phú còn cho rằng Instagram là một cái bẫy khi tràn ngập hình ảnh của...