Chàng trai 29 tuổi làm cha của hơn 200 đứa trẻ không nhà
Nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ nhỏ không phải là điều dễ dàng, vậy mà lại có một chàng trai chỉ mới 29 tuổi sẵn sàng cưu mang, nuôi nấng cả trăm đứa nhỏ lớn lên.
Dù chẳng có một chút quan hệ huyết thống, nhưng anh vẫn dành những điều tốt nhất cho “các con” của mình và nuôi dạy chúng trưởng thành. Những câu chuyện cảm động luôn được cập nhật tại Bestie.
Người cha của hơn 200 đứa trẻ bụi đời
Báo Dân Trí đăng tải, người dân sống trên đường số 9 ( quận Bình Chánh, TP.HCM) đã quen thuộc với tiếng trống, tiếng nói cười tíu tít của đội lân Long Nhi Đường. Đứng đầu đoàn lân chính là anh Lê Văn Nam (29 tuổi), được những đứa trẻ trong đoàn gọi thân thương là “sư phụ”, thậm chí là “ba”.
Anh Lê Văn Nam – người đứng đầu đội lân Long Nhi Đường. (Ảnh: Dân Trí)
Anh Nam sinh ra và trưởng thành trong một gia đình không mấy khá giả. Từ lúc mới 11 tuổi, chàng trai trẻ đã phải nghỉ học để bươn chải khắp nơi, làm đủ mọi công việc từ nhặt nilon, bán vé số, đi làm công nhân nhà máy bao bì. Vì hoàn cảnh gia đình mà nhiều người phải vất vả từ khi còn nhỏ tuổi.
13 năm trước, trong một lần đi ngang cầu Chà Và ( quận 8, TP.HCM), anh Lê Văn Nam đã bắt gặp những đứa trẻ đang chơi đùa xung quanh bãi rác. Chàng trai khi ấy đã đến hỏi thăm về hoàn cảnh của các em: “Chúng có cùng hoàn cảnh nên thường tụ tập chơi chung. Có đứa mồ côi, đứa bị ba mẹ bỏ rơi hoặc có gia đình nhưng không ai quan tâm đến chúng. Các em chơi chung không tránh khỏi nhiều lần cãi nhau hoặc xấu nhất là bị người xấu dụ dỗ, sa ngã”, anh Nam nói cùng báo Dân Trí.
Kể từ khi gặp những đứa trẻ “không nhà” ấy, chàng trai trẻ trằn trọc mãi không thôi. Anh chỉ mong mình có thể làm gì đó để giúp đỡ các em. Và rồi Nam nảy ra ý tưởng lập nhóm để chúng chơi chung, dùng múa lân làm cầu nối để các em trở về cuộc sống bình thường, lương thiện.
Tháng 4/2010, đội lân đã chính thức được thành lập. Những ngày đầu tiên, đội chỉ có 10 đứa trẻ mà anh Nam đã gặp dưới chân cầu ngày hôm đó. Anh Nam đặt tên là Long Nhi Đường, ngụ ý là những con rồng nhỏ đang bay lượn trên bầu trời, mong muốn các em sẽ có một tương lai tươi sáng, phát triển hơn.
Video đang HOT
Đội lân chính thức được thành lập. (Ảnh: Dân Trí)
Từ 10 đứa trẻ ban đầu, theo thời gian đội đã có thêm nhiều thành viên. Thậm chí, có nhiều bạn nhỏ hoàn cảnh vô cùng xót xa. Có em được mẹ đem đến Long Nhi Đường rồi rời đi mà chẳng quay trở lại: “Giữa năm 2017, đội lân đang tập thì có một người phụ nữ đến nhờ trông giúp 2 đứa trẻ. Nhưng đến tối muộn vẫn không thấy người đó quay lại, chúng tôi đưa 2 em về và đợi mẹ đến đón nhưng không thấy đâu. Cả đội cũng ngầm hiểu nên giữ lại, chăm sóc các em”, báo Dân Trí dẫn lời anh Nam.
Đội lân ngày càng có đông thành viên. (Ảnh: Dân Trí)
Không chỉ thành lập đội lân để các em nhỏ có chỗ vui chơi, sinh sống cùng nhau. Anh Lê Văn Nam còn như một người cha của những đứa trẻ. Anh luôn căn dặn các em phải ngoan ngoãn, bỏ đi lối sống đường phố để trở thành những đứa trẻ tốt hơn, được nhiều người yêu quý: “Thời điểm đầu, các em còn to tiếng lắm. Đi đến đâu người ta cũng nhìn bằng ánh mắt dị nghị, xem Long Nhi Đường là nơi tập hợp của đám trẻ hư nên cứ thấy là xua đuổi, thả chó, tắt đèn luôn. Đầu tiên tôi cấm bọn trẻ chửi tục, nếu ai nói bậy sẽ phải đóng phạt 1.000 đồng, từ đó chúng sợ và ngoan ngoãn hơn”.
Sau một thời gian hoạt động, nhóm nhận được nhiều lời mời biểu diễn hơn. Hễ tới dịp Trung thu, lễ Tết năm mới hay lễ khánh thành, khai trương, đội lân đều đi múa kiếm tiền.
“Ba” Nam lo cho những đứa trẻ từng chút một. (Ảnh: Dân Trí)
Trong sinh hoạt thường ngày, anh dạy các em cách tự lập, làm mọi thứ bằng chính sức mình. Chàng trai cho biết, dạy một đứa trẻ đã khó, một người chưa từng lập gia đình như anh, chăm sóc đến hàng trăm đứa trẻ càng vất vả hơn gấp bội. Thương “các con”, anh Nam thậm chí còn chẳng nghĩ đến chuyện sẽ lập gia đình. Với anh, chỉ cần được ở cạnh những đứa nhỏ thì dù khó khăn, vất vả anh cũng chẳng nề hà. Những người trẻ có tấm lòng nhân ái thật khiến người ta phải ngưỡng mộ.
Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương của “ba” Nam, được tham gia nhiều hoạt động bổ ích. (Ảnh: Dân Trí)
Tính từ năm 2010 đến nay, anh Nam đã cưu mang hơn 200 đứa trẻ. Những em nhỏ không nhà ngày nào dần trưởng thành và có công việc ổn định. Các em không bao giờ quên “người ba” đặc biệt đã cho mình một mái nhà, tình yêu thương, để rồi dù đã trưởng thành và đi xa vẫn quay trở về hỏi thăm và giúp đỡ “ba” Nam cùng các em. Cứ dịp lễ Tết, anh Nam đều tổ chức tiệc cho cả nhóm vui chơi, tặng quà lẫn nhau. Cứ như vậy, biết bao thế hệ qua đi, những đứa trẻ được cưu mang và lớn lên trong sự yêu thương đủ đầy.
Người bô của 300 mảnh đời bât hạnh
Trong cuộc sống vẫn còn nhiều những tấm lòng nhân ái khiến người đọc cảm động. Báo Thanh Niên đăng tải câu chuyện của ông Nguyễn Trung Chắt (ở phô Núi Trúc, quân Ba Đình, Hà Nôi) – người bô vô cùng đặc biêt của 299 đứa con thơ: ” Các em không có ai đê gọi ‘bô’ cả, thê nên tôi cho phép các cháu nhỏ gọi tôi là ‘bô’ đê các cháu tâp nói, đê các cháu được sông trong tình yêu thương từ gia đình cũng như suy nghĩ là mình có mẹ, có cha, sau này chúng lớn lên đỡ bị ám ảnh hay mặc cảm“.
Người đàn ông và những đứa con mình đã cưu mang, chăm sóc. (Ảnh: VTV)
Ông Chắt dành cả cuộc đời mình vì những đứa trẻ không nhà. (Ảnh: VTV)
Suôt 20 năm qua, ông Nguyễn Trung Chắt đã xây dựng 3 trung tâm bảo trợ xã hôi ngoài công lâp đê cưu mang những đứa trẻ không gia đình. Các con của ông nhiều người thành đạt trở cử nhân, thạc sĩ. Tất cả đều không quên ơn “người cha” đã giúp cuộc đời của các em trở nên tươi sáng.
Nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vậy mà những người đàn ông trong các câu chuyện trên lại sẵn sàng cưu mang, nuôi nấng cho cả trăm đứa trẻ từ nhỏ đến lớn, dù chẳng mang chút quan hệ huyết thống nào với mình. Đây quả là những tấm lòng nhân ái hiếm có, góp phần lan toả những giá trị sống tích cực cho xã hội.
Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong mưa rét kèm dòng chữ 'mẹ yêu con...'
Bé sơ sinh vừa lọt lòng mẹ bị bỏ rơi trong thời tiết mưa rét, may mắn được người dân phát hiện và cưu mang.Tối 17-1, UBND xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đăng thông báo tìm người thân cho bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà dân.
Em bé bị bỏ rơi trước nhà dân đang được cưu mang.
Khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, người dân bất ngờ khi phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà anh Trần Bình Hành, chị Phan Thị Hòe (ở thôn Tân Thành, xã Kỳ Giang).
Lúc này thời tiết ở Hà Tĩnh, Nghệ An đang có rét đậm, kèm mưa phùn nên sức khỏe của bé yếu. Người dân đã kịp ủ ấm cho bé và cho uống sữa, trình báo chính quyền địa phương.
Tấm giấy của mẹ để lại với con.
Đây là bé trai, nặng khoảng 2,5 kg, khoảng ba ngày tuổi. Bé bị bỏ rơi cùng một giỏ đựng đồ bên trong có bỉm, khăn và một số quần áo cùng tấm giấy ghi: "Vì điều kiện không nuôi được con nên mong ai đó nhặt được con nuôi cháu khôn lớn thành người. Mẹ xin lỗi con, yêu con".
Chiếc túi đựng quần áo sơ sinh, bỉm, khăn cho bé.
Sau khi tiếp nhận thông tin, cán bộ UBND xã Kỳ Giang và Ban Công an xã Kỳ Giang đã đến lập biên bản và giao cho gia đình anh Hành nuôi dưỡng cháu trong thời gian đang tìm bố, mẹ, người thân cho cháu. Hiện tình trạng sức khỏe của bé bình thường.
Trước đó, sáng 9-1, bà Nguyễn Thị Mai (ở khối 9, thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đi ra trước cổng nhà thì bất ngờ phát hiện một chiếc túi màu vàng đựng trẻ sơ sinh, bỏ rơi trước cổng.
Tương tự, sáng 11-1, người dân thôn Tân Thủy (xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đi ra đường cũng bất ngờ phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở miệng cống thoát nước, trong thời tiết rét buốt. Người dân kiểm tra thấy bé bị tím tái, chưa cắt dây rốn, nên đã ủ ấm và báo cáo lên chính quyền địa phương.
4 cháu mồ côi vì Covid-19, cậu 23 tuổi chạy xe ôm công nghệ xuyên đêm nuôi nấng 23 tuổi, chàng xe ôm công nghệ Nguyễn Hùng Phúc (Q.10, TP.HCM) vừa đi học ở trung tâm giáo dục thường xuyên vừa đi chạy xe xuyên đêm kiếm tiền lo cho 4 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Tháng 8.2021, chị gái Phúc đến Bệnh viện Từ Dũ sinh con, xét nghiệm nhiễm Covid-19 nên ngay sau sinh mổ,...