Chàng trai 25 tuổi không uống rượu, hút thuốc nhưng vẫn bị ung thư dạ dày: 3 thói quen xấu của nhiều người đang ngầm nuôi dưỡng bệnh
Không phải chỉ có uống rượu hay hút thuốc, 3 thói quen xấu này cũng có thể gây ung thư cho cơ thể. Trường hợp của chàng trai 25 tuổi mắc ung thư dạ dày dưới đây là một ví dụ.
Anh Lưu năm nay mới 25 tuổi (Trung Quốc), làm việc trong ngành công nghệ thông tin từ khi ra trường, anh làm việc tại một thành phố trực thuộc tỉnh.
Thời gian gần đây, anh thấy bụng mình thường xuyên bị đau và chướng bụng. Nghe đồng nghiệp kể rằng người trẻ hiện nay hay có một số bệnh về dạ dày nên anh Lưu cũng nghĩ mình chắc chỉ mắc bệnh về dạ dày mà thôi nên không quan tâm lắm. Đến khi các cơn đau bụng ngày càng thường xuyên hơn, anh mới quyết tâm đến bệnh viện để kiểm tra kỹ.
Kết quả nội soi dạ dày, chụp CT và các xét nghiệm khác cho thấy dạ dày anh có nhiều vết tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ kết luận anh bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu, trong khi anh Lưu vốn là một thanh niên “kiểu mẫu”, không biết hút thuốc hay uống rượu.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ mới biết rằng hóa ra do làm trong ngành công nghệ thông tin với áp lực cạnh tranh rất cao, do đó, anh Lưu thường xuyên phải thức đêm trong thời gian dài, ăn uống thất thường, áp lực tinh thần nhiều, lại thích ăn đậm vị … Sự kết hợp của nhiều yếu tố này cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày. Sau khi biết nguyên nhân, anh Lưu rất hối hận.
Không muốn hại dạ dày, hãy nhanh chóng thay đổi 3 thói quen xấu này
1. Quên ăn, quên ngủ
Video đang HOT
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người thường quên giờ ăn do công việc, học tập bận rộn. Việc ăn uống thất thường kéo dài không tốt cho cơ thể, không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Đối với một số người quên ăn, quên ngủ còn dễ bị ung thư dạ dày, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng gánh nặng cho cơ thể, cực kỳ có hại cho sức khỏe.
2. Thường ăn quá nhiều
Nhiều người thường ăn uống không hạn chế sau khi mức sống vật chất của họ được cải thiện.
Thường xuyên ăn quá no, ăn quá nhanh hoặc quá nhiều dễ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, hoặc gây suy giảm khả năng miễn dịch của dạ dày. Từ đó, việc làm này tạo cơ hội thuận lợi cho các bệnh lý về dạ dày phát sinh và làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương dạ dày. Lâu dần, nó có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
3. Vị nặng (ăn đậm vị)
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người ăn uống thất thường và thường xuyên ăn vặt, lâu dần có thể gây ra các bệnh về dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Đặc biệt, những người ăn đồ chua, quay, hun khói và đồ ăn mặn trong thời gian dài dễ bị ung thư dạ dày, vì những thực phẩm này có chứa các chất nitrit và benzopyrene, được xếp vào nhóm “chất gây ung thư hàng đầu” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại và là yếu tố chính gây ung thư dạ dày.
Bị bệnh dạ dày, hãy cảnh giác với những biểu hiện này và đừng bỏ qua!
- Khó tiêu không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện các cơn đau bụng trên không rõ nguyên nhân.
- Đi ngoài ra phân đen, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn và mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
- Giảm cân không giải thích được.
Bị ung thư dạ dày sau thời gian dài tiêu phân đen
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến với các yếu tố nguy cơ như uống rượu, hút thuốc, ăn mặn, ăn ít rau xanh, viêm loét dạ dày...
Sáng 30-10, bác sĩ (BS) Hàng Thế Cơ, khoa Tiêu hóa Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết nơi đây vừa phát hiện và điều trị trường hợp ung thư dạ dày sau thời gian dài tiêu phân đen.
Trước đó, BV nói trên tiếp nhận ông CAQ (68 tuổi, ở Đồng Nai) trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, tiêu phân đen và thiếu máu trầm trọng. Gia đình cho biết trong vòng hai năm nay, ông Q. có triệu chứng ăn không tiêu, thỉnh thoảng tiêu phân đen nên tự mua thuốc uống.
Do hiện tượng tiêu phân đen ngày càng nhiều, người luôn mệt mỏi nên ông Q. vào BV Hoàn Mỹ Sài Gòn khám và điều trị.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe ông Q. sau phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư dạ dày. Ảnh: BVCC
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, BS chẩn đoán ông Q. bị ung thư dạ dày. Các BS tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư dạ dày khá to và các hạch di căn quanh dạ dày. Hiện ông Q. hồi phục dần sức khỏe, ăn uống tốt và tiêu không còn phân đen. Tuy nhiên, ông Q. phải thực hiện hóa trị những ngày tiếp theo.
Theo BS Cơ, do ông Q. nhập viện trong giai đoạn muộn nên khối ung thư dạ dày đã biến chứng, chảy máu trầm trọng và có di căn xung quanh dạ dày. Do vậy, tiên lượng cuộc sống ông Q. bị rút ngắn.
Cũng theo BS Cơ, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày bao gồm uống rượu, hút thuốc, ăn mặn, ăn ít rau xanh, viêm loét dạ dày, nhiễm vi trùng HP dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố nguy cơ khác như ăn kém, sụt cân, đầy bụng, đau bụng trên rốn, ăn vào khó tiêu, đi tiêu phân đen, phân máu, sờ thấy khối u... "Nên gặp BS ngay để khám nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày một khi có các biểu hiện nói trên" - BS Cơ lưu ý.
BV Hoàn Mỹ Sài Gòn hiện đang triển khai chương trình tầm soát ung thư tiêu hóa. Mục đích hỗ trợ khám và sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh ung thư liên quan đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, trực tràng... Mọi thông tin liên hệ đường dây nóng 0904334841.
2 mẹ con đều phát hiện bị ung thư dạ dày, bác sĩ lắc đầu khuyên: 2 loại thực phẩm nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bao gồm: Gen, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc, uống rượu và ăn uống không hợp lý... Chồng cô Trương làm việc ở một thành phố khác, chỉ có cô và con gái ở nhà. Do bận rộn công việc, hơn nữa lại muốn tiết...