Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim
Điều gì xảy ra khi một chàng trai mới 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim? Bác sĩ cho biết thủ phạm nằm trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tiểu Bình 23 tuổi, cậu đang là sinh viên tại một trường đại học ở Vũ Hán, Trung Quốc. Được biết, từ nhỏ Tiểu Bình được cha mẹ quản lý rất nghiêm, tuy nhiên, khi lên đại học không có người quản, thời gian lên trường học cũng ít nên Tiểu Bình thường sống buông thả.
Ngày nào Tiểu Bình cũng tụ tập bạn bè ở quán chơi game “thâu đêm suốt sáng”. Hơn nữa, Tiểu Bình còn học hút thuốc, khi buồn ngủ hay mệt mỏi, hút vài điếu thuốc có thể giúp cậu tỉnh táo tinh thần.
Tiểu Bình tử vong vì nhồi máu cơ tim
Vào một buổi sáng mùa đông, khi Tiểu Bình cùng vài bạn học bước ra từ quán net đột nhiên ngất xỉu. Các bạn học vô cùng sợ hãi, liền gọi xe cấp cứu. Khi đến bệnh viện, Tiểu Bình được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim, sau 3 tiếng cấp cứu, chàng trai trẻ đã tử vong.
Mẹ Tiểu Bình sau khi nhận được tin con mất cũng không thể đứng vững. Tất cả mọi người đều rất sốc, họ đến hỏi bác sĩ, tại sao một người mới 23 tuổi lại bị nhồi máu cơ tim.
Bác sĩ giải thích: Tiểu Bình thường xuyên thức khuya để chơi game, cùng với hút thuốc lá lượng lớn chính là nguyên nhân gây bệnh.
1. Hút thuốc
Theo nghiên cứu, những người thường xuyên hút thuốc có thể tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim lên 7 lần. Hút thuốc gây gia tăng nồng độ carbon monoxide trong máu, dẫn tới phá hủy tế bào nội mô mạch vành, gia tăng kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ hình thành huyết khối tắc nghẽn. Chất nicotin có trong thành phần thuốc lá tác động làm tiến triển nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch.
2. Thức đêm
Giấc ngủ là thời gian cơ thể hồi phục lại những tổn thương ở mạch máu và tim sau một ngày vận động mệt mỏi. Né tránh giấc ngủ là bạn đã vô tình cướp mất khoảng nghỉ ngơi cần thiết của hệ tim mạch, gia tăng gánh nặng cho tim mạch, cuối cùng vì làm việc quá sức khiến tim ngừng đập.
Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho tim, 3 loại thực phẩm này ăn càng ít càng tốt
Video đang HOT
1. Ăn ít thức ăn mặn
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Hấp thụ quá nhiều ion natri trong muối vào máu sẽ gây ứ nước và natri, làm tăng dung lượng máu và tăng huyết áp. Đồng thời, nó sẽ gây phù nề tế bào cơ trơn mạch máu và làm hẹp khoang mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
2. Ăn ít thức ăn lạnh
Tim rất sợ lạnh. Y học Trung Quốc cho rằng, tim có chức năng chính là máu. Nếu thức ăn lạnh đi vào dạ dày, nó sẽ kích thích mao mạch trong dạ dày và sẽ ảnh hưởng đến tim. Đây là lý do tại sao một số người sau khi ăn xong thực phẩm lạnh sẽ xuất hiện tình trạng đau vùng tim, đặc biệt là những người bệnh tim.
3. Ăn ít dầu mỡ
Hấp thụ quá nhiều axit béo trans có thể làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguồn chính là dầu thực vật hydro hóa một phần. Nó được sử dụng rộng rãi trong bánh ngọt, bánh quy, pizza đông lạnh nhanh, khoai tây chiên, bỏng ngô và các thực phẩm khác. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit béo trans làm tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, đồng thời giảm lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Theo vietnamnet
4 cơn đau ở vị trí "không liên quan" lại là dấu hiệu sớm cảnh báo nhồi máu cơ tim, hãy nhận biết để vượt qua cửa tử
Nếu cơ thể bạn bỗng dưng xuất hiện cơn đau ở 4 vị trí này thì hãy cẩn thận vì nhồi máu cơ tim có thể đang đến gần.
Bệnh nhồi máu cơ tim là tên gọi y khoa của cơn đau tim cấp, và cũng là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột làm chết tế bào cơ tim, do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn.
Nhồi máu cơ tim gây ra gần 600.000 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ, trong đó có tới 50% trường hợp bị tử vong trước khi người bệnh được đưa tới bệnh viện.
Chính vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim để cấp cứu kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự sống còn của bệnh nhân. Nếu cơ thể bạn bỗng dưng xuất hiện cơn đau ở 4 vị trí này thì hãy cẩn thận vì nhồi máu cơ tim có thể đang đến gần:
1. Đau vùng bụng trên (vùng thượng vị)
Nếu bạn đột nhiên đau phần này mà không có lý do rõ ràng thì hãy cảnh giác. Đau vùng bụng trên do nhồi máu cơ tim thường bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày ruột cấp, loét dạ dày, viêm tụy, viêm túi mật hay nhiều căn bệnh tương tự. Đây là một dấu hiệu của nhồi máu cơ tim mà rất nhiều người thường bỏ qua.
Đau vùng thượng vị thường hay bị nhầm với các bệnh dạ dày
Những bệnh nhân có triệu chứng này thường là người cao tuổi, lúc đau sẽ kèm khó thở, người tím tái và rối loạn nhịp tim.
2. Đau vai trái
Một cơn đau bất thường khác ở ngực trước, trong cẳng tay trái cùng vai trái là một dấu hiệu nguy hiểm của nhồi máu cơ tim. Nếu 3 cơn đau ấy đi cùng với tức ngực và khó thở thì đừng chần chờ nữa, một cuộc hẹn với bác sĩ có lẽ là điều duy nhất bạn nên làm ngay bây giờ.
3. Đau răng
Thật kỳ lạ khi nói rằng đau răng là dấu hiệu của bệnh tim? Nhưng sự thật chính xác là như vậy! Theo nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh, nhồi máu cơ tim thường gây ra các cơn đau răng nghiêm trọng bất thường. Cơn đau răng này không có tần suất nhất định và thuốc giảm đau gần như không có tác dụng gì.
Bên cạnh đó, nếu bạn đau răng nhưng lại đi kèm với đổ mồ hôi, người xanh xao thì gần như chắc chắn rằng đó là nhồi máu cơ tim cấp tính!
4. Đau họng
Khi bệnh nhồi máu cơ tim bắt đầu phát triển, các cơn đau bức xạ từ tim có thể làm ảnh hưởng đến cổ và họng. Cơn đau họng do nhồi máu cơ tim thường xuất phát từ những hành động xảy ra đột ngột, ví dụ như: Tâm trạng đột ngột thay đổi, quá vui mừng hoặc quá đau khổ, làm việc gì đó đột ngột...
Đau họng cũng là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, chứ không chỉ đơn giản là viêm họng nữa
Ngoài ra bạn sẽ có cảm giác như bị thắt cổ, hay có một sợi thòng lọng vô hình quấn quanh cổ vậy. Nó còn đi kèm khó thở, đau họng và đổ mồ hôi liên tục. Khi bạn đã có tất cả các triệu chứng trên rồi thì không còn nghi ngờ gì nữa, một cơn nhồi máu cơ tim có thể ập đến bất kỳ lúc nào.
Nhồi máu cơ tim thường phát bệnh vào ban đêm, rất đột ngột nên nhiều người thường không trở tay kịp.
Bởi vậy các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm, nếu có 3 dấu hiệu này khi đi ngủ thì gần như chắc chắn rằng, bệnh nhồi máu cơ tim đang âm thầm phát triển:
1. Đổ mồ hôi đột ngột
Mặc cho thời tiết rất dễ chịu, nhưng bạn vẫn liên tục vã mồ hôi từng đợt dài thì phải cẩn thận. Bởi khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, các mạch máu co lại và lượng máu truyền từ tim đi bị giảm, làm mồ hôi đột ngột xuất hiện ở cổ, trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân... kèm thân nhiệt bị tụt xuống.
2. Khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn
Mất ngủ hay khó ngủ không chỉ đơn giản do bạn uống nhiều chất kích thích, nó còn là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim. Trước khi phát bệnh, cơ thể sẽ có những sự thay đổi như đánh trống ngực, đổ mồ hôi đêm khiến bệnh nhân không thể ngủ được. Theo thống kê, có 50% người bị suy tim thường mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ thật sự rất nguy hiểm, bởi nó có thể làm bạn tử vong ngay lập tức
3. Bàn tay, bàn chân lạnh đột ngột
Tay và chân là những điểm quan trọng của cơ thể, và cũng là nơi mà máu lưu thông chậm nhất. Nếu như tay và chân lạnh đột ngột có nghĩa là máu từ tim đã không thể chảy đến đó, bởi sự lưu thông máu đã bị cản trở. Nguyên nhân do tim không còn đủ mạnh để co bóp, truyền máu đến tay và chân nữa. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục, nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo Aboluowang/trithuctre
Phát hiện căn bệnh dễ gây nhồi máu cơ tim trong vòng 15 phút Một phương pháp mới ít rủi ro và dễ thực hiện có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh dễ dẫn tới nhồi máu cơ tim và đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC - Mỹ) đã tìm ra cách ứng dụng một kỹ thuật "xưa...