Chàng trai 2000 nổi rần rần trên mạng xã hội với các thiết kế biến ‘đồ bộ’ Việt Nam sánh ngang LV, Gucci, D&G
Nguyễn Anh Tú (biệt danh Harry) sinh năm 2000 được nhiều bạn trẻ yêu thời trang biết tới thông qua nhiều clip viral trên mạng xã hội với các thiết kế biến đồ bộ thành hàng hiệu vô cùng độc đáo, sáng tạo và lôi cuốn.
Harry tên thật là Nguyễn Anh Tú (23 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM và quê ở Phú Yên. Ở độ tuổi còn khá trẻ nhưng hiện tại công việc chính của Anh Tú là làm Quản lý Dự án cộng đồng tại Tổng lãnh sự quán. Ngoài ra, Tú còn sáng tạo nội dung về thời trang đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.
Chia sẻ về niềm đam mê với thời trang, chàng trai GenZ cho biết tình yêu với lĩnh vực này xuất phát từ khi anh còn nhỏ và càng lớn càng mãnh liệt. Tuy nhiên, với bản tính khá nhút nhát, sống khép mình, đặc biệt là còn nhiều tự ti, không dám thoát ra khỏi vỏ bọc định kiến của xã hội dành cho một đứa trẻ lớn lên ở quê nghèo nên Anh Tú chưa dám thể hiện bản thân.
Sau này khi trưởng thành hơn, Tú nhận ra việc tự tạo cơ hội để theo đuổi niềm đam mê với thời trang là cách duy nhất để bản thân được sống đúng với cái “tôi”. Nhờ vào khả năng nhạy bén và biết nắm bắt cơ hội chàng trai Phú Yên đã được làm việc ở mảng Content và Social cho một số toà soạn, các công ty truyền thông lớn nhỏ và từ đó các mối quan hệ dần đến với Tú.
Anh Tú khi đó có nhiều dịp được cộng tác, làm việc cùng các nghệ sĩ. Cũng từ đây ước mơ chinh phục con đường trở thành Fashion Icon của Tú càng ngày càng bùng cháy mãnh liệt hơn.
Khi được gọi là một stylist, Anh Tú khiêm tốn trả lời: “Mình không làm stylist, lâu lâu những người bạn thân thiết có nhờ mình tìm trang phục, có lẽ các bạn ưu ái gọi mình với danh xưng là “stylist”, mình cũng không dám nhận. Với mình stylist là một phạm trù nghề nghiệp khác, đây là cái mình vẫn đang trên hành trình hướng tới.”
Chia sẻ về các thiết kế từ chất liệu vải thông thường, đồ bộ được Tú biến hóa trở thành những bộ thiết kế hàng hiệu xa xỉ, anh chàng cho biết bản thân là một người thích sự sáng tạo và phải mới lạ thì mới làm. Việc chọn đồ bộ để nâng tầm với Anh Tú là một bài toán khó, lý do duy nhất được đưa ra là vì đồ bộ đã rất quen thuộc với các cô, các dì ở Việt Nam.
Nhưng với Tú khả năng của con người là vô hạn khi biết tận dụng nó, anh chàng cố gắng tìm tòi, nghiên cứu chất liệu, mix & match các phụ kiện sao cho hợp lý nhất, chỉn chu, thời trang nhất để trở thành một bộ thời trang hàng hiệu, hợp xu hướng.
Trong các video, clip Tú đăng tải, phần lớn tất cả các khâu từ lên ý tưởng, thiết kế đến may vá đều do một tay anh chàng thực hiện. Nhắc đến khả năng may và lựa chọn màu vải Anh Tú thú nhận bản thân chưa từng học qua trường lớp nào về mảng này. Mọi kinh nghệm, kỹ năng đều được Tú tự bồi đắp, học hỏi từ chiếc máy may cùa dì ruột từ khi còn nhỏ.
“Ngày xưa nhà gì của mình có máy may nên mình rất hay sang nhà để nghịch thử. Thấy khá thú vị nên hàng ngày mình tự tìm tòi, tự học cách may cơ bản rồi lên mạng học hỏi thêm để thoả đam mê”, Tú cho biết.
Các thiết kế biến đồ bộ thành thời trang hàng hiệu của Anh Tú đều được lấy cảm hứng từ chính con người của anh chàng. Tú nói: “Mỗi khi lên ý tưởng cho các trang phục mình đều thả cái tôi thời trang của mình vào các bộ trang phục, tất cả đều để khẳng định màu sắc riêng biệt trong thị trường thời trang hiện tại.”
Thường ngày, Tú được đánh giá là một đứa rất trầm tính và diện các trang phục vô cùng basic, đơn giản. Nhưng khi được sống với thời trang, khoác lên người những bộ trang phục do chính mình thiết kế thì Tú lại cực kỳ “chiến”, có phong cách độc đáo, riêng biệt.
Để nắm bắt xu hướng thời trang, Tú hiểu rõ phải trang bị kiến thức và cập nhật các đang hiện hành trên thế giới, chàng trai 2000 tìm hiểu thông qua các kênh truyền thông số, báo chí, mạng xã hội. Theo góc nhìn của Anh Tú xu hướng thời trang hiện tại là thời trang tái chế, thời trang tái sử dụng để bảo vệ môi trường và đó cũng là điều Anh Tú ( Harry Nista) muốn hướng tới.
Video đang HOT
Làm sáng tạo nội dung về thời trang trên nền tảng mạng xã hội, Tú cho biết thời gian đầu rất khó khăn trong khâu sản xuất. Tất cả các clip của Anh Tú đều do anh chàng tự viết content, đưa ra góc máy, thiết kế trang phục, tự chọn bố cảnh và đi khảo sát điểm quay, dựng edit cho tất cả clip.
Thông thường để có một video hoàn chỉnh Tú mất 1 ngày để quay và dựng, còn về khâu trang phục thiết kế tùy vào từng bộ sẽ mất 3-4 ngày trước đó.
“Khó khăn như vậy nhưng mình luôn tự hào và hạnh phúc khi gia đình luôn đồng hành và hỗ trợ hết mình trong các sản phẩm. Bạn bè khi biết Harry theo đuổi ước mơ làm Fashion Icon thì khá bất ngờ và còn ngỡ ngàng hơn khi xem các content của Harry,” Tú hào hứng kể.
Sau thời gian theo đuổi lĩnh vực thời trang, thành quả đầu tiên Anh Tú cảm thấy tự hào nhất là kênh TikTok với hơn 200k follow trong hơn 3 tháng hoạt động. Ngoài ra, Tú còn được mọi người yêu thương, theo dõi trên Instagram lẫn Facebook khi lan toả được những content hay và tích cực cho mọi người.
Gửi gắm tới những bạn trẻ đang có chung ước mơ thời trang, Anh Tú bày tỏ: “Hãy cứ hết mình thực hiện, không muộn đâu, nếu vì một lý do nào đó mà chưa thể bước tiếp đam mê, thì hãy cứ nuôi dưỡng nó, đủ nắng hoa sẽ nở.”
Nhóm bạn trẻ chắt chiu từng chút một, mang 'mái ấm 0 đồng' cho người vô gia cư ở Hà Nội
Ra Hà Nội sinh sống và học tập chưa được nhiều năm, nhưng nhóm bạn trẻ quê Thanh Hóa đã dây dựng được một mái ấm để đón người vô gia cư về chăm sóc.
Tại một ngách nhỏ trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội có một mái ấm đặc biệt, đây là nơi 3 bạn trẻ genZ gồm Lê Thanh Hải (2000), Lê Minh Sơn (2001) và Nguyễn Vương Anh (2002) (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) thuê để làm mái ấm tình thương cho các cụ già, người neo đơn và người vô gia cư.
Căn nhà cấp 4 tầm 70m2, có khoảng sân rộng; phòng khách và hai phòng ngủ. Được trang bị điều hòa, sàn đá hoa sạch sẽ, thoáng mát. Đây là nơi ở lý tưởng cho những cụ già hằng đêm phải ngủ vỉa hè, đường phố.
Chắt chiu từng đồng để làm mái ấm tình thương
Tâm sự về câu chuyện đầy nhân văn này, Hải cho biết cơ duyên đưa ý tưởng xây dựng dự án ý nghĩa này là do thời gian đầu khi Hải mới lên thành phố làm việc, một phần vì tò mò khi lần đầu được sống tự lập xa nhà, nên khi rảnh Hải dành nhiều thời gian dạo phố để khám phá, trải nghiệm cuộc sống mới.
Trong một lần, Hải gặp ông Thành nằm co ro trên đường trong cái tiết trời giá rét lạnh thấu xương của Hà Nội, sau khi hỏi thăm và tìm hiểu thì Hải vô cùng thương xót và đồng cảm cho hoàn cảnh của ông.
"Thương ông, em cũng đi mua xôi, mua bánh, hay cho ông tiền rồi em mới tiến đến hỏi chuyện, tâm sự, hỏi rằng ông muốn gì... Lúc đấy ông mới bảo là người ta cho quà thì hôm nào cũng có, thậm chí có hôm hơn 10 suất ăn thì ông không thể nào ăn hết được, mà thứ ông cần chỉ là chỗ để nghỉ ngơi, có người cùng tâm sự. Nếu có tiền thì ông sẽ vào viện dưỡng lão nhưng ông không có nên phải ở đây tích góp tiền", Hải nhớ lại.
Hải (bên trái) và Sơn, 2 trong 3 người thành lập dư án "Hà Nội chung tay"
Ông Thành cũng chính là lí do để Hải bắt đầu thành lập ra dự án bởi Hải đã hứa sẽ cố gắng đón ông về nhà, để ông không phải chịu sương gió, khổ đau ở tuối xế chiều. Hải cũng nhận ra rằng không chỉ có ông Thành mà còn có rất nhiều người ngoài kia cần được sự giúp đỡ.
Từ những trăn trở muốn tạo ra một gia đình thật sự cho những người lang thang không có chỗ ở, Hải đã quyết tâm tìm thêm cộng sự để bắt tay làm nên dự án "Hà Nội chung tay".
Sau đó, Hải chia sẻ, thuyết phục Minh Sơn, Vương Anh bằng cách đưa hai em đi khắp đường phố Hà Nội để tìm và gặp những con người bất hạnh, kém may mắn. Qua những trải nghiệm thực tế, 3 bạn trẻ quyết tâm thành lập dự án "Hà Nội Chung Tay", gom góp được chút tiền ít ỏi để tìm thuê một căn nhà sạch sẽ, ấm cúng và an toàn, đón người vô gia cư về ở.
Tưởng chừng như đó là việc đơn giản, thế nhưng mỗi khi nhận được tin nhắn có người vô gia cư cần giúp đỡ các bạn cũng mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, theo dõi nhiều ngày để xác minh có đúng hoàn cảnh như vậy không sau đó mới thuyết phục được họ về nhà chung sinh sống.
Hiện nay, Hà Nội Chung Tay đang là nơi sinh sống của 4 ông bà cụ vô gia cư. Mỗi người đều có hoàn cảnh đặc biệt, có cụ thì sống nhờ vào rác của người ta thải ra môi trường, có cụ thì các con bỏ đi biệt tích, có cụ thì do sa cơ lỡ vận nên vô tình trở thành người vô gia cư,...
Ông Quý, bà Tiến và những chàng trai GenZ
"Bọn em xác định là không kêu gọi tài trợ và dự định làm trong 3 tháng. Bởi vì khi làm thì em cũng xem các cụ như người nhà, mà đã là người trong gia đình thì lo cho nhau chứ em không muốn kêu gọi từ bên ngoài. Đến kì hạn 3 tháng thì em lại không biết làm sao để buông các cụ ra nữa vì không nỡ mà mình vẫn còn đủ sức thì mình lại là nuôi được đến lúc nào thì hay lúc đó. Sau đó, em quyết định sẽ nuôi các cụ đến khi nào em không còn khả năng đó nữa thì thôi", Hải chia sẻ.
Được thành lập từ ngày 25/12/2022, đều đặn trong suốt hơn một năm nay, toàn bộ số tiền từ thuê nhà, điện nước,... để trang tải cho Hà Nội Chung Tay đều do 3 bạn đóng góp.
Chia sẻ về câu chuyện, Minh Sơn cho biết 3 anh em đều phải nhịn ăn nhịn uống lại một chút "Chi phí để thuê nhà, chăm sóc các cụ khi ốm đau hay từ những điều nhỏ nhất là ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là 14 triệu, có thể là hơn. Về việc mỗi người chia ra thì đấy là anh em tự bù trừ cho nhau. Ví dụ như ai tháng đi làm được tốt thì bỏ nhiều hơn một tí, cùng nhau để vun đắp".
Toàn bộ chi phí được đều là những đồng tiền chắt chiu từ những công việc làm thêm, thậm chí còn là tiền trích từ sinh hoạt phí mà gia đình gửi cho 3 bạn. Căn nhà "Hà Nội chung tay" được dựng lên bởi tình yêu thương, mong muốn các cụ có một mái nhà "đúng nghĩa" để nghỉ ngơi, ngon giấc sau một ngày dài mưu sinh vất vả.
Cho đi là còn mãi
Khi đại dịch Covid-19 ập đến, rất nhiều gia đình lao đao vì kinh tế khó khăn gia đình ông Đặng Thế Quý cũng không ngoại lệ. Để giúp các con, cụ đã bán mảnh đất mà mình đang ở và trở thành người vô gia cư bất đắc dĩ. Ông hay ngủ ở vỉa hè, ghế đá công viên hoặc khi gặp người bảo vệ tốt bụng, họ thương, đưa cụ vào bốt ngủ nhờ, câu cá cho qua ngày.
Hữu duyên trong một lần ra chỗ xin từ thiện đồ ăn thừa làm mồi cho cá, ông tình cờ gặp Sơn và Hải. Biết được hoàn cảnh của ông, các bạn đã ngỏ lời đưa về sống chung. Từ khi "có nhà" mới, ông Quý vui hẳn ra.
"3 bạn thì chỉ có 1 bạn làm giáo viên, lương không được bao nhiêu còn 2 bạn kia thì còn đi học nên mình cũng chả đòi hỏi gì hơn, chỉ mong sao tình cảm được nhân rộng, các mạnh thường quân giúp đỡ cho các bạn đỡ khổ, đỡ vất vả khi nuôi mình".
Ở tuổi thất thập cổ lai hy mà các cụ không được sống gần con cháu, thiếu tình thương gia đình. Hiểu được tâm lí, hễ có thời gian rảnh, Minh Sơn và Hải thường xuyên qua nhà, thăm hỏi và động viên các cụ.
Ông Quý xúc động "Nói chung là mình người già, sinh hoạt mình không đều đặn nên cũng khó khăn khi sống chung với mọi người. Già thì đi đâu cũng bất tiện thôi. Các cháu thì rất tốt, liên tục qua thăm, hỏi han ông bà, có việc gì thì mình cũng gọi điện nhờ các bạn. Trời nắng nóng các cháu cũng lắp điều hòa cho, nóng lắm thì mở còn không cần thiết thì thôi tại nhiều khi mình cũng sợ sốc nhiệt".
Tương tự, cụ Tiến (83 tuổi) - thành viên mới chuyển về sinh sống tại đây. Dù tuổi cao sức yêu nhưng vẫn phải nhặt giấy để bán, sinh con ra cũng không được nhờ con cái, phải tự thân vận động. Trước khi về đây, tối đến cụ chỉ biết ngủ tại vỉa hè, ngày nắng ngày mưa cũng như vậy, may mắn được nhóm bạn trẻ này đưa về đây chăm sóc. Vì thế, cụ cảm thấy rất biết ơn mái ấm "Hà Nội chung tay".
Minh Sơn và Thanh Hải cho biết, đây cũng là một trong những dự án để các bạn có thể phục vụ cho ước mơ của mình. Sau này, khi đã có nghề nghiệp ổn định và trang trải cuộc sống tốt hơn thì các bạn cũng muốn phát triển, mở một viện dưỡng lão. Khác với những viện dưỡng lão phải có tiền mới vào được, viện dưỡng lão của các bạn sẽ mở miễn phí dành cho những cụ già nghèo không nơi nương tựa.
"Em không ước có nhiều tiền, em chỉ ước có thể giúp được nhiều người." - Thanh Hải mong muốn.
Nhiều nhân viên sẵn sàng "bật cả sếp" dù phải nghỉ việc Hiện nay, thế hệ trẻ có nhiều tiềm năng để trở thành nhân tố bùng nổ trong môi trường lao động. Họ thường mang đến sự sáng tạo, nhiệt huyết, và khả năng đổi mới, đóng góp vào sự phát triển và thay đổi trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, người trẻ cũng được đánh giá là một cộng đồng đề cao chủ...