Chàng sinh viên chụp ảnh Trái Đất bằng máy ảnh kĩ thuật số
Những bức ảnh mà người chụp lại không phải Nasa mà là một cậu bạn 19 tuổi.
Những bức ảnh dưới đây có vẻ như là những tấm hình mới nhất được chụp từ vệ tinh trị giá nhiều triệu bảng Anh của Nasa. Tuy nhiên thật bất ngờ khi chúng đều là sản phẩm của một bạn thiếu niên sử dụng chiếc camera trị giá 30 bảng Anh của mình.
Adam cùng với các thiết bị của mình
Adam Cudworth là một cậu sinh viên 19 tuổi tài năng hiện đang sống tại Ombersley, Worcestershire, nước Anh. Bằng cánh sử dụng một chiếc bóng bay chạy khí heli và một chiếc máy ảnh cũ được mua lại từ eBay, Adam đã chụp được những góc nhìn vô cùng ấn tượng của Trái Đất từ khoảng không.
Video đang HOT
Quang cảnh vùng Ombersley mà Adam đang sinh sống được chụp từ chiếc hộp
Để chuẩn bị cho việc chụp hình công phu này, Adam đã dành tới 40 giờ đồng hồ để chế tạo một chiếc hộp đựng một chiếc máy định vị vệ tinh, radio và một bộ vi xử lí rất nhỏ. Sau khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ thì chiếc hộp này được đưa lên độ cao hơn 33,500 mét ở tầng Bình lưu trước khi được thả ra khỏi quả bóng heli.
Những bức ảnh nhìn thế giới từ bên ngoài được chụp từ đây thông qua thiết bị này. Mặc dù đã vượt mặt những chiếc vệ tinh đắt tiền của Nasa khi chụp được những bức hình này, Adam vẫn rất khiêm tốn khi nói rằng tất cả chỉ là một dự án nho nhỏ mà thôi.
Tổng kinh phí mà Adam đã bỏ ra cho “dự án nhỏ” này chỉ nằm trong khoảng 200 bảng Anh (trên dưới 6 triệu việt nam đồng), thật đáng để học tập phải không nào???
Theo Trithuctre
Vật liệu mới giúp làm pin hoạt động lâu hơn
Lithium-Ion hiện vẫn là loại pin thường được sử dụng trong các loại ô tô điện, các thiết bị điên tử kĩ thuật số v.v... chúng có khả năng tích điện khá lớn nhưng với tốc độ của công nghệ hiện nay thì người ta vẫn đòi hỏi thời gian sử dụng nhiều hơn, mạnh hơn.
Gần đây các nhà nghiên cứu ở New York đã tạo ra một chất liệu mới cho cực dương để thay thế than chì. Việc này sẽ giúp cho các siêu tụ điện EV trở nên không cần thiết và rút ngắn được thời gian sạc cho pin gấp nhiều lần.
Nhóm nghiên cứu đừng đầu bởi giáo sư Nikhil Koratkar đã bắt đầu bằng cách tạo ra 1 tấm oxit graphene. Về độ dày của chúng thì chúng được tạo ra từ các lớp graphene. (Graphen là tấm riêng của các nguyên tử cácbon được bó thành mạng hình tổ ong hai chiều (2D), và là khối căn bản cho các vật chất kiểu than chì bất chấp số chiều. Nó có thể được bọc lại thành những fulleren 0D, cuộn lại thành ống nano cácbon 1D hoặc xếp thành than chì 3D).
Tấm này được cắt nhỏ thành nhiều miếng, chúng sẽ được tác động dưới laser hoặc đèn flash từ một máy ảnh compact. Trong cả hai trường hợp, chúng đều gây ra những "vụ nổ nhỏ" trong các lớp của giấy. Các nguyên tử oxy bị trục xuất ra khỏi cấu trúc. Kết quả của việc này là tấm graphene mang đầy đủ vết tích như lỗ hổng, lỗ rỗng, vết nứt. Áp lực tác động khiến oxy thoát ra khỏi các lớp graphene dẫn đến việc độ dày của giấy tăng gấp 5 lần.
Mẫu thử nghiệm này được thử nghiệm để sử dụng như cực dương của pin và mức giảm xả và sạc là khoảng 5 lần. Điều này cho thấy rằng cực dương ion lithium có thể được cải biến tích cực hơn nhiều so với trước kia. Sử dụng than chì thì ác ion chỉ có thể nhập từ hai bên và làm việc từ phần giữa.
Giấy oxit graphene dùng làm cục dương đã được chứng minh là vẫn hoạt động tốt sau hơn 1000 chu kỳ sạc/xả. Theo ông Koratkar thì việc tạo ra các tấm này rất dễ dàng và không hề tốn kém. Thêm nữa chúng còn dễ dàng làm theo bất kì hình dạng hay kích cỡ nào.
Hướng mở rộng tiếp theo của nghiên cứu này là tìm hiểu thêm để cực âm cũng có được năng suất cao, giúp pin lithium- ion hoàn hảo nhất
Theo Genk