Chàng kiến trúc sư làm giàu với cây atiso kiểu… khác người
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học tự làm từ tỏi, ớt, gừng và rượu; quảng bá sản phẩm trên fanpage, anh Trần Minh Tuấn (28 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng) đã thu lợi hàng trăm triệu đồng chỉ với 4.000m2 đất trồng atiso.
Học thiết kế nội thất rẽ ngang sang atiso
Tốt nghiệp Trường Đại học Yersin (Đà Lạt) chuyên ngành thiết kế nội thất, sau 3 năm làm bất động sản tại TP.HCM, đầu năm 2018, Tuấn quyết định trở về Đà Lạt cùng bố mẹ làm nông nghiệp. Nhưng Tuấn quyết định chọn con đường đi khác với bố mẹ đã làm bao nhiêu năm nay, đó là trồng atiso theo hướng hữu cơ gắn với làm du lịch.
Trần Minh Tuấn chăm sóc vườn atiso. Ảnh: Văn Long
“Sản phẩm làm ra tại vườn, gia đình tôi có hai cách để đưa đến tay người tiêu dùng. Thứ nhất, tôi bán cho các thương lái đến mua tại vườn hoặc gia đình đưa ra chợ bán cho khách du lịch. Thứ hai, thông qua trang fanpage của mình, tôi giới thiệu cho khách du lịch đến chụp hình và mua bông atiso ngay tại vườn”.Anh Trần Minh Tuấn
Mặc dù làm việc tại thành phố, thế nhưng, Tuấn đã có ít nhiều kinh nghiệm làm vườn khi phụ giúp bố mẹ trong những năm học cấp 3. Chính vì vậy, khi mới về, anh đã được bố mẹ giao 4.000m2 để tự sản xuất theo cách riêng của mình.
Những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi, phóng viên Báo NTNN đã gặp được Trần Minh Tuấn – chủ nhân của vườn atiso lớn tại Đà Lạt. Thông qua một fanpage trên mạng xã hội Facebook, Tuấn đã giới thiệu thung lũng atiso của gia đình đến nhiều bạn bè, khách du lịch khi đến Đà Lạt tham quan.
Dẫn chúng tôi đi dọc cánh đồng atiso của mình, Tuấn chia sẻ: “Mặc dù được giao đất riêng, nhưng tôi vẫn trồng loại cây atiso mà bố mẹ đã canh tác hơn 10 năm nay. Không những vậy, nhận thấy giá trị của cây atiso khá cao nên tôi quyết định trồng loại cây thu hoạch được mọi bộ phận này”.
Điều này có nghĩa là, từ lúc trồng đến khi kết thúc một mùa vụ, người trồng có thể thu hoạch toàn bộ hoa, lá, thân và rễ của chúng.
Là loại cây ưa dùng của các nhà hàng cũng như người dân, du khách khi đến với thành phố Đà Lạt, vì vậy, atiso của gia đình Tuấn luôn đắt hàng.
“Sản phẩm làm ra tại vườn, gia đình tôi có hai cách để đến tay người tiêu dùng. Thứ nhất, tôi bán cho các thương lái đến mua tại vườn hoặc gia đình đưa ra chợ bán cho khách du lịch. Thứ hai, thông qua trang fanpage của mình, tôi giới thiệu cho khách du lịch đến chụp hình và mua bông atiso ngay tại vườn” – Tuấn chia sẻ cách làm của mình.
Atiso là cây trồng quanh năm, vì vậy Tuấn đã áp dụng cách trồng gối đầu tại vườn của mình. Bên cạnh đó, việc “lấy ngắn nuôi dài” đã giúp cho 9X có thu nhập ổn định hàng năm.
Video đang HOT
Trần Minh Tuấn cắt những bông atiso trong khu vườn của mình.
Tự chế thuốc sâu sinh học chăm atiso
Vừa cắt những bông atiso trong vườn, Tuấn vừa chia sẻ quy trình “kiếm tiền” của mình: “Sau khi kết thúc một vụ mùa, tôi tiến hành làm đất ngay. Đất được xới tung và san phẳng, sau đó, tôi rắc vôi khử phèn, bổ sung thêm phân lân để làm lớp phân chân rồi lại cày đất lên một lần nữa. Tiếp theo là công đoạn đánh luống rộng khoảng 50cm. Thông thường, gia đình tôi thường trồng một lứa sú tim song song cùng với một vụ atiso để tăng thu nhập”.
Sau khi làm đất xong, Tuấn sẽ trồng trước một lứa sú tim. Khi sú được khoảng 2 tháng, anh tiếp tục chia khoảng cách để xuống giống atiso. Sú tim lớn và thu hoạch xong thì hoa atiso cũng bắt đầu trổ.
Trong thời gian chưa thu hoạch bắp sú tim, anh Tuấn sẽ không bón phân cho atiso bởi chúng cũng đã hấp thụ được phần phân khi bón cho cây bắp sú. Chính vì vậy, thời gian thu hoạch bắp sú xong, anh mới bón phân.
“Trong thời gian chờ hoa atiso lớn để thu hoạch thì tôi có thêm một nguồn lợi nữa, là tỉa lá cây để làm trà. Thường thì 2 tuần tôi sẽ tỉa lá một lần, vừa có sản phẩm, vừa giúp gốc cây thoáng, không bị bệnh nấm. Khi tỉa những lá cây atiso, tôi sẽ tuốt bỏ phần lá mà chỉ lấy cuống của chúng, mang về đưa vào máy cắt mỏng rồi phơi để làm trà” – Tuấn chia sẻ.
Phần lá mềm được loại bỏ khi anh Tuấn tỉa lá làm trà.
Đặc biệt, với sự tìm tòi, học hỏi của mình, Tuấn đã sử dụng loại thuốc sinh học để diệt trừ sâu bệnh trên cây atiso. Loại thuốc này được anh chế biến từ tỏi, gừng, ớt và rượu.
Tuấn cho biết: “Loại thuốc này hoàn toàn sạch và chúng rất kị với bệnh nấm thường xuất hiện trên cây atiso. Thông thường, tôi mua khoảng 300.000 đồng ớt, tỏi, gừng về xay nhỏ và ngâm với rượu. Khi mùa mưa đến, cũng là lúc bệnh nấm phát triển, tôi sẽ phun định kỳ, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Với một bình phun thuốc loại 16 lít, tôi sẽ pha với 75cc hỗn hợp thuốc sinh học mình tự chế biến. Khi chuẩn bị thu hoạch, tôi sẽ ngừng phun thuốc trước khoảng 10 ngày để đảm bảo an toàn”.
Với hơn 4.000m2 đất nông nghiệp của gia đình, Tuấn thực hiện trồng gối đầu liên tục atiso, mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng sau khi đã trừ các loại chi phí. Ngoài ra, anh còn chiết cây con từ thân cây mẹ để bán cho các nhà vườn khác với giá 8.000 đồng/cây.
Theo Danviet
Trồng có 4.000m2 loài hoa bổ từ rễ tới lá, trai 9X bỏ túi 300 triệu
Sử dụng loại thuốc sinh học tự làm từ tỏi, ớt, gừng và rượu, anh Trần Minh Tuấn (28 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng) đã chăm sóc và thu lợi hàng trăm triệu với 4.000m2 đất nông nghiệp trồng atiso của gia đình.
Những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi, PV báo Dân Việt đã hẹn gặp được với anh Trần Minh Tuấn, chủ nhân của vườn atiso lớn tại Đà Lạt. Thông qua một fanpage trên mạng xã hội Facebook, anh Tuấn đã giới thiệu thung lũng atiso của gia đình đến nhiều bạn bè, khách du lịch khi đến Đà Lạt tham quan.
Anh Tuấn bên những sản phầm từ cây atiso trong vườn của mình.
Đã tốt ngiệp trường Đại học Yersin tại Đà Lạt chuyên ngành thiết kế nội thất, tuy nhiên sau 3 năm bươn trải, làm bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh đầu năm 2018, anh Tuấn đã trở về Đà Lạt cùng bố mẹ làm nông nghiệp.
Mặc dù làm việc tại thành phố, thế nhưng anh Tuấn đã có ít nhiều kinh nghiệm làm vườn khi phụ giúp bố mẹ trong những năm học cấp 3. Chính vì vậy, khi mới về, anh đã được bố mẹ giao 4.000m2 để tự sản xuất theo cách riêng của mình.
Bố và mẹ của anh Trần Minh Tuấn làm trà từ hoa của cây atiso.
Dẫn PV đi dọc cánh đồng atiso của mình, anh Tuấn chia sẻ: "Mặc dù được giao đất riêng nhưng tôi vẫn trồng loại cây atiso mà bố mẹ đã canh tác hơn 10 năm nay. Không những vậy, tôi nhận thấy giá trị của cây atiso khá cao nên tôi quyết định trồng loại cây thu hoạch được "toàn bộ" này". Điều này có nghĩa là từ lúc trồng đến khi kết thúc một mùa vụ, người trồng có thể thu hoạch toàn bộ hoa, lá, thân và rễ của chúng.
Là loại cây ưa dùng của các nhà hàng cũng như người dân, du khách khi đến với thành phố Đà Lạt, vì vậy atiso của gia đình anh Tuấn luôn đắt hàng.
"Sản phẩm làm ra tại vườn, gia đình tôi có hai cách để hàng đến tay người tiêu dùng. Thứ nhất tôi bán cho các thương lái đến mua tại vườn hoặc gia đình đưa ra chợ bán cho khách du lịch. Thứ hai, trông qua trang fanpage của mình, tôi giới thiệu cho khách du lịch đến chụp hình và mua bông atiso ngay tại vườn", anh Tuấn chia sẻ cách làm của mình.
Nhiều bạn trẻ thích thú khi đến chụp hình và tự tay cắt những bông atiso ngay tại vườn.
Atiso là cây trồng quanh năm vì vậy, anh Tuấn đã áp dụng cách trồng gối đầu tại vườn của mình. Bên cạnh đó, việc "lấy ngắn nuôi dài" đã giúp cho 9X có thu nhập ổn định hàng năm.
Vừa cắt những bông atiso trong vườn, anh Tuấn vừa chia sẻ quy trình "kiếm tiền" của mình: "Sau khi kết thúc một vụ mùa tôi tiến hành làm đất ngay. Đất được xới tung và san phẳng, sau đó tôi rắc vôi khử phèn, bổ sung thêm phân lân để làm lớp phân chân rồi lại cày đất lên một lần nữa. Tiếp theo là công đoạn đánh luống rộng khoảng 50cm. Thông thường gia đình tôi thường trồng một lứa sú tim song song cùng với một vụ atiso để tăng thu nhập".
Anh Tuấn cắt những bông atiso trong khu vườn của mình.
Sau khi anh Tuấn làm đất xong sẽ trồng trước một lứa sú tim. Khi sú được khoảng 2 tháng anh tiếp tục chia khoảng cách để xuống giống atiso. Sú tim lớn và thu hoạch xong thì hoa atiso cũng bắt đầu trổ.
Trong thời gian chưa thu hoạch bắp sú, anh Tuấn sẽ không bón phân cho atiso bởi chúng cũng đã hấp thụ được phần phân khi bón cho cây bắp sú. Chính vì vậy, thời gian thu hoạch bắp sú xong anh mới bón phân.
"Trong thời gian chờ hoa atiso lớn để thu hoạch thì tôi có thêm một nguồn lợi nữa là tỉa lá cho cây để làm trà. Thường thì 2 tuần tôi sẽ tỉa lá một lần, vừa có sản phẩm, vừa giúp gốc cây thoáng, không bị bệnh nấm. Khi tỉa những lá cây atiso ra, tôi sẽ tuốt bỏ phần lá mà chỉ lấy cuỗng của chúng, mang về đưa vào máy cắt mỏng rồi phơi để làm trà", anh Tuấn chia sẻ.
Phần cuống lá được anh Tuấn tận dụng làm trà.
Đặc biệt, với sự tìm tòi, học hỏi của mình, anh Tuấn đã sử dụng loại thuốc sinh học để diệt trừ sâu bệnh trên cây atiso. Loại thuốc này được anh chế biến từ tỏi, gừng ớt và rượu.
Anh Tuấn cho biết: "Loại thuốc này hoàn toàn sạch và chúng rất kị với bệnh nấm thường xuất hiện trên cây atiso. Thông thường tôi thường mua khoảng 300 ngàn tiền ớt, tỏi, gừng về xay nhỏ và ngâm với rượu. Khi mùa mưa đến cũng là lúc bệnh nấm phát triển tôi sẽ phun định kì mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. Với một bình phun thuốc loại 16 lít, tôi sẽ pha với 75cc hỗn hợp thuốc sinh học mình tự chế biến. Khi chuẩn bị thu hoạch tôi sẽ ngừng phun thuốc trước khoảng 10 ngày để đảm bảo an toàn".
Phần lá mềm được loại bỏ khi anh Tuấn tỉa lá làm trà.
Với hơn 4.000m2 đất nông nghiệp gia đình anh Tuấn thực hiện trồng gối đầu liên tục atiso thì mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng sau khi đã trừ các loại chi phí. Ngoài ra, anh còn chiết cây con từ thân cây mẹ để bán cho các nhà vườn khác với giá 8 ngàn đồng/cây.
Theo Danviet
Vườn hoa hồng vạn gốc đẹp độc hiếm của "triệu phú" 8X ở Thái Nguyên Quy tu nhiêu giông hoa hông nôi va ngoai nhâp, ngôi nhà cua anh Trân Minh Tuân (SN 1982) ơ tô 3, phương Gia Sang (Thai Nguyên) luôn rưc rơ săc hương khiên nhiêu ngươi "mê mân". Chu nhân cua vươn hông - anh Trân Minh Tuân - băt đâu trông hoa tư cach đây khoang chuc năm xuât phat tư chinh tinh...