Chẳng cần tốn tiền đi Trung Quốc, ngay tại Thái Lan cũng có “Phượng Hoàng Cổ Trấn” đẹp không thua kém bản gốc
Giờ đây, hội Việt Nam sẽ tha hồ được check-in Phượng Hoàng Cổ Trấn phiên bản “người hàng xóm” Thái Lan mà chẳng cần phải cất công đi xa và tốn kém như bản gốc nữa!
Phượng Hoàng Cổ Trấn ở Trung Quốc nổi tiếng như thế nào chắc ai cũng biết rồi! Thậm chí, tọa độ này còn được liệt vào danh sách một trong những nơi hội ghiền du lịch nhất định phải đến trong hành trình “cuồng chân” của mình. Với những ngôi nhà cổ kính nhuốm màu thời gian và đậm chất Trung Hoa, mặt nước hữu tình yên ả soi bóng vạn vật xung quanh, Phượng Hoàng Cổ Trấn ở Trung Quốc cứ thế “cuốn tim” biết bao du khách tìm đến mỗi ngày.
@ngoclittle18
Tuy nhiên, vi vu sang tận Trung Quốc cho chuyến thăm thú Phượng Hoàng Cổ Trấn không phải là chuyện dễ đối với những ai nuôi ước mơ được đặt chân đến đây một lần trong đời. Tiền bạc chắc là vấn đề “nhức nhối” và đáng lo ngại nhất, vì một chuyến du lịch đến Trung Quốc cũng ngốn của bạn hơn chục triệu ấy chứ! Nhưng giờ thì “hội những người phát cuồng vì Phượng Hoàng Cổ Trấn” có thể yên tâm, bởi lẽ ngay tại “xứ sở chùa Vàng” Thái Lan cũng có một tọa độ được mệnh danh là “Phượng Hoàng Cổ Trấn của Thái Lan” lại nằm gần Việt Nam chúng ta hơn nhiều!
“Phượng Hoàng Cổ Trấn” phiên bản Thái nằm ở đâu?
“Phượng Hoàng Cổ Trấn” version Thái thực ra chính là ngôi làng có tên Ban Rak Thai – một ngôi làng nhỏ nằm nép mình trên khu vực cao nhất của tỉnh Mae Hong Son, chỉ cách biên giới Thái Lan – Myanmar chừng 1km. Vì nằm cách khá xa trung tâm nên ngôi làng này không nổi tiếng đối với du khách quốc tế cho lắm, nhưng với người Thái thì đây lại là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng siêu lý tưởng.
@vykun
@bew_tippa
Tỉnh Mae Hong Son có khá nhiều biệt danh nhưng phổ biến nhất là “vùng đất của sương mù”. Có thể ví Mae Hong Son như Sapa của Thái Lan vì nhiệt độ nơi này có khi giảm thấp xuống đến 0 độ C. Đa phần du khách đến Mae Hong Son chỉ ở lại trong khu trung tâm hoặc đến thị trấn Pai gần đấy. Nhưng đặc biệt nhất ở Mae Hong Son có lẽ chính là ngôi làng “Phượng Hoàng Cổ Trấn” Ban Rak Thai này.
@athiwatth
@lamer_travel
Các cách di chuyển đến làng Ban Rak Thai:
- Nếu khởi hành từ Bangkok, bạn có thể chọn đi máy bay tới Chiang Mai rồi tiếp tục đi xe khách (mất khoảng 5 – 6 tiếng) tới tỉnh Mae Hong Son. Ban Rak Thai chỉ cách Mae Hong Son khoảng 44 km.
- Nếu khởi hành từ Mae Hong Son, bạn chỉ việc chạy trên xa lộ 1095 một quãng đường dài khoảng 44 km. Lưu ý là không có trạm xăng trên đường đi nên nhớ đổ xăng trước bạn nhé, tuy nhiên cảnh vật hai bên đường rất đáng để bạn vừa lái xe vừa ngắm cảnh đấy!
- Nếu bắt đầu từ thị trấn Pai, bạn vẫn sẽ phải chạy trên xa lộ 1095, vượt qua vườn quốc gia thác Thampla-Phasua, rẽ phải và đi thẳng là đến Ban Rak Thai.
- Ngoài ra, nếu chọn phương tiện công cộng, hãy bắt chiếc xe buýt màu Vàng khởi hành 2 chuyến/ngày từ chợ Mae Hong Son đến thẳng làng Ban Rak Thai.
Tìm hiểu đôi nét về ngôi làng Ban Rak Thai của Thái Lan
Ban Rak Thai trong tiếng Thái có nghĩa là “ngôi làng của những người yêu nước Thái”. Ngoài ra nó còn còn được biết với cái tên Mae Aw. Khu làng này nằm trên độ cao 1.776 m so với mực nước biển, là nơi mà nhiều người Trung Quốc (sống tại Vân Nam) di cư sang sinh sống nên hầu hết người bản địa ở đây đều rành tiếng Hoa. Tại đây có hơn 1.000 người Hoa sinh sống, chủ yếu bằng nghề trồng và chế biến chè. Vậy nên hình ảnh đặc trưng của nơi này chính là những đồi chè xanh mướt chẳng khác nào ở Mộc Châu, Đà Lạt hay Sapa của Việt Nam chúng mình.
@zarathh_shy
@twobuletravel
Ban Rak Thai chưa nhuốm nhiều màu sắc du lịch nên còn an yên đến lạ. Những khu làng ở đây người lớn hoàn toàn nói tiếng Hoa, chỉ có những thế hệ trẻ mới nói được chút tiếng Thái. Khu này gần như biệt lập và chỉ đón ít du khách độ hai năm trở lại đây và chủ yếu là người Thái. Họ đến để ăn món Tàu và uống trà ôlong rất ngon ở vùng này. Bên cạnh đó, cách trang trí nhà cửa, resort cũng mang hơi hướng Trung Hoa, nên nhiều du khách đến đây lần đầu thường gọi nó là “Phượng Hoàng Cổ Trấn” xứ chùa Vàng do vị trí nằm cạnh sông và dọc theo triền núi, đẹp chẳng thua kém gì phiên bản gốc bên Trung Quốc đâu nhé!
Video đang HOT
@zarathh_shy
@shemaj
Ban Rak Thai: Đối thủ nặng ký của Phượng Hoàng Cổ Trấn phiên bản gốc!
Vừa được mệnh danh là “Phượng Hoàng Cổ Trấn” vừa được gọi là “Sapa của đất Thái”, thế nên đủ hiểu Ban Rak Thai cuốn tim du khách nhiều đến độ nào rồi! Thề luôn là nếu muốn tìm một nơi vừa an yên, vừa có nhiều cảnh đẹp, lánh xa bao bộn bề cuộc sống mà lại có thể nổi bật giữa hàng loạt địa điểm quá quen mặt ở Thái Lan, thì Ban Rak Thai là sự lựa chọn không thể nào tuyệt vời hơn!
@milinb3rry
@usvinny
Càng lên gần Ban Rak Thai, nhiệt độ càng lạnh, nhiều chỗ còn có sương mù nữa. Khí hậu ở đây gần giống như Sapa vậy nhưng lại có sự chuyển nhiệt khá đột ngột. Thế nên bạn nào muốn check-in ngôi làng này thì nhớ chuẩn bị sẵn áo lạnh, đừng mặc đồ mỏng, nhất là vào mùa này đấy nhé!
@sharonlohh
@ryanyeow
Đến đây mọi người có thể thuê xe máy hay xe đạp để di chuyển. Trên đường di chuyển, nếu thấy cây xăng thì nhớ đổ đầy bình liền nhé vì ở Ban Rak Thai có khá ít cây xăng. Đường sá ở khu làng rất rộng rãi và được tráng nhựa bằng phẳng, nhiều đoạn còn được rừng cây che phủ nên cực mát mẻ. Vì vốn không quá nổi tiếng, không đông đúc khách du lịch và có những đoạn không nhiều phương tiện di chuyển nên việc đi bộ trekking, đạp xe dạo quanh làng hay bon bon xe máy trên đường ở Ban Rak Thai đều rất thích các bạn ạ!
@zarathh_shy
@ssupaporn
@lfilipeliberato
Ngôi làng được kề mình bên dòng sông vô cùng thơ mộng. Đứng từ phía xa xa thấy cả những ngôi nhà cổ phía bên kia in bóng xuống mặt nước, đẹp ảo diệu như một bức tranh thủy mặc vậy, thề rằng nếu có đứng trước cảnh tượng này thì sẽ chẳng ai kiềm lòng cho nổi đâu!
@samoodnotestory
@brucezzz
@airme.vn
Có thể nói những đồi chè xanh ngát chính là “đặc sản” dễ dàng bắt gặp nhất của nơi đây, bởi đa số cư dân gốc Hoa ở Ban Rak Thai đều sinh sống bằng nghề trồng chè. Vì trà vốn là đặc sản ở đây, thế nên bạn có thể tìm thấy khá nhiều quán trà bên trong làng. Một cái tên không thể bỏ qua ở Ban Rak Thai chính là Coffee Ban Din. Quán này cũng được thiết kế theo concept Trung Hoa, nhưng điều khiến du khách thích nhất có lẽ là view cạnh bờ hồ trông vô cùng thơ mộng. Ở đây có tận 3 – 4 quán trà và cafe kiểu vậy nên nếu muốn đi đúng quán thì nhớ tìm cái chỗ kế cuối, có một cầu thang nhỏ bên hông. Nếu có thời gian ngồi đây cả buổi, ngắm nhìn khoảnh khắc bình minh hay hoàng hôn ló dạng từ trên núi, sau những màn sương phủ trắng xóa, chắc ngồi hoài cũng không thấy chán ấy chứ!
@apouzhang
@isthatduandara
@rsum248
@slc_aoi_22
Về chỗ ở khi du lịch làng Ban Rak Thai, các resort ở đây thì hầu hết đều xây theo kiểu bungalow riêng biệt, lợp mái lá mát vào mùa hè ấm vào mùa đông, trải dài và xen lẫn giữa những đồi chè tươi mát. Tuy nhiên, do ít được khai thác du lịch, số phòng còn hạn chế nên nơi này thường hết phòng vào các dịp Lễ Tết. Bạn cũng có thể chọn các nhà nghỉ trong làng có giá hợp túi tiền hơn, rồi thuê xe đạp thong thả dạo quanh làng. Khu resort nổi tiếng nhất ở đây chính là Lee Wine Rak Thai với những ngôi nhà nhỏ mọc giữa rừng chè. Ngồi ở ban công, đưa tầm mắt ngắm nhìn xuống đồi chè xanh mướt, bạn sẽ biết thế nào là sự bình yên đúng nghĩa!
@ryannguyen_official
@jedivenuss
@iam_superjack
@zarathh_shy
Dạo bước quanh những khu phố trong làng Ban Rak Thai, thật không khó để bắt gặp những ngôi nhà đậm chất Trung Hoa. Với lối thiết kế chủ yếu từ lồng đèn đỏ và kiến trúc mái ngói âm dương, đôi lúc sẽ khiến bạn có cảm giác như đang lạc vào một thị trấn cổ nào đó ở đất nước đông dân nhất thế giới chứ chẳng còn ở trên đất Thái nữa!
@khunnotto
@khunnotto
@cchhia
@vykun
Ban Rak Thai là vậy, một cổ trấn hiếm người biết, vừa mang hơi thở Trung Hoa lại vừa hòa chút cái không khí của xứ sở sương mù Sapa của Việt Nam. Tất cả như thổi hồn vào từng du khách về một nơi nghỉ dưỡng, thăm thú lý tưởng đúng với hai chữ “an yên” mà ai đi du lịch cũng mong ngóng! Đọc tới đây thì có ai bị “đốn tim” gục ngã chưa? Dù là rồi hay chưa thì nếu có cơ hội, cũng hãy thử đến với vùng đất an yên nơi xứ sở chùa Vàng này mà đổi gió cho chuyến đi nha các bạn!
@_ah_monika
Theo TTVN
Tranh cãi chuyện Bali có đáng là thiên đường du lịch
Nhận xét cho rằng cảnh thật ở đảo Bali (Indonesia) có thể khiến du khách thất vọng vì chỉ bằng 1/10 trong ảnh đã làm dậy sóng dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Mới đây, bài chia sẻ Bali (Indonesia) có đáng được mệnh danh là thiên đường du lịch của thành viên Ngô Thị Hải Vân dấy lên tranh luận trong cộng đồng mạng.
Cụ thể, người này cho rằng cảnh vật tại nơi được mệnh danh là "thiên đường nhiệt đới" không đặc sắc như những bức hình lung linh. Do đó, nếu đang mong chờ về một điểm đến như mơ, du khách sẽ bị thất vọng.
Theo Hải Vân, cảnh vật và các công trình ở Bali khá nhỏ, không tráng lệ. Cảnh quan thực tế chỉ bằng khoảng 1/10 trong ảnh.
Tài khoản Ngô Thị Hải Vân cho rằng vẻ đẹp thực tế ở Bali chỉ bằng 1/10 trong ảnh.
"Khi chụp, thợ ảnh Bali để một miếng kính dưới camera nên ảnh kiểu như có một hồ nước phía dưới", cô tiết lộ.
Theo đó, khu Uma Pakel, một trong những điểm check-in nổi tiếng ở Bali, thực tế giống mô hình phim trường ở Hà Nội, chỉ là một khu dựng lên để làm du lịch.
Cô cũng cho rằng hành trình di chuyển từ Việt Nam đến Bali tốn nhiều thời gian, tương đương quãng đường bay tới châu Âu khiến du khách cảm thấy mệt mỏi.
"Đường trên đảo khá xấu. Các địa du lịch ở đây tương đối xa và thưa thớt. Đi Bali nên đi khám phá chứ không nên để nghỉ dưỡng", cô nhận định.
Theo cô, các resort và bãi biển ở Bali kém xa so với Việt Nam. Số tiền mua tour đi Bali cũng khá đắt, 13-15 triệu/người. Cô cho rằng với con số đó, du khách có nhiều lựa chọn tốt hơn như Hàn Quốc hay Phượng Hoàng Cổ Trấn (Trung Quốc).
"Còn Bali, 10 năm nữa, bạn hãy đi. Khi đó, du lịch ở đây phát triển hơn bây giờ", cô nhấn mạnh.
Nhiều người cho rằng thông tin và các bức ảnh tài khoản Ngô Thị Hải Vân đính kèm cùng bài mang tính chất vạch lá tìm sâu.
Bên cạnh những thông tin, bài viết còn đính kèm một loạt ảnh minh họa. Bài viết này đã thu về gần 3.000 lượt thích và hơn 1.300 lượt chia sẻ. Nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình về chuyện cảnh quan tại Bali không đặc sắc như trong ảnh trên mạng.
"Thỉnh thoảng, vài bài review thực tế như thế này cũng hay bởi lúc đi phải xác định tư tưởng", tài khoản Ngô Thịnh Viết.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tài khoản Ngô Thị Hải Vân đang cố tình đưa thông tin theo kiểu "vạch lá tìm sâu".
Tài khoản Nguyen Ngọc Anh nhận xét những bức hình đính kèm bài viết chụp theo kiểu "dìm hàng".
"Hồi đi Indonesia, gồm Bali, mình chẳng kỳ vọng nhiều vì nghĩ ở đây chắc chỉ toàn nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi đến nơi, mình khá bất ngờ, từ nơi này đến nơi khác. Đi về lại muốn quay lại để khám phá hết những nơi chưa được đến", người này chia sẻ.
Trong khi đó, nickname Khương Duy nêu quan điểm tài khoản Ngô Thị Hải Vân không biết cách thưởng thức vẻ đẹp du lịch và dùng câu từ "dìm hàng" điểm đến.
"Đợt trước, một bài review chê Đà Lạt (Lâm Đồng) hết cỡ nhưng bạn đó chỉ chăm chăm đi những khu du lịch nhân tạo nên đã bị ném đá rất nhiều", người này viết.
Tài khoản Tuấn Đào cho rằng du lịch Bali gồm 2 thể loại là đi bụi và du lịch hưởng thụ. Với tư cách là du khách từng đến hòn đảo này, anh nhận xét Bali có nền văn hóa đặc trưng, không bị lai tạp với Trung Quốc hay Ấn Độ.
"Kiến trúc nơi đây rất đặc biệt, đẹp mê hồn, đặc biệt là những cánh cửa được trạm trổ tinh xảo. Cánh cửa ấy xuất hiện ở mọi nơi, từ bảo tàng, bãi biển đến khách sạn và homestay", anh thông tin.
Trong khi đó, khu Ubud ở giữa rừng với xung quanh là các ngôi chùa thiêng mang lại cảm giác bình yên. Phòng nghỉ tại đây có không gian đẹp và giá cả phải chăng. Du khách có thể tắm suối nước thánh, ngắm núi lửa Batur hay đến các làng nghệ thuật. Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm rất chuyên nghiệp và rẻ, người này cho hay.
Song, trước những ý kiến trái chiều, một số người cho rằng mỗi người một cảm nhận. Người thấy đẹp, người không. Bài viết chỉ đăng ở trên trang cá nhân. Những người chia sẻ rồi dùng những từ ngữ thô thiển để nhận xét là sai. Mọi người không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác.
Theo Zing
Đâu chỉ có Phượng Hoàng cổ trấn, Trung Quốc còn có Vụ Nguyên đẹp như một giấc mơ Nhắc tới Trung Quốc nhiều người sẽ nhớ tới hình ảnh của một Phượng Hoàng cổ trấn trầm mặc. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ở Trung Quốc vẫn còn có một Vụ Nguyên bình dị và đẹp hút hồn cả bốn mùa trong năm. Vụ Nguyên là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của trung quốc , được thiên...