Chẳng cần sơn hào hải vị, những món này mới khiến bạn vét sạch nồi cơm trong ngày đông giá rét
Kho quẹt, thịt chưng mắm tép hay ruốc nấm đều là những món ăn dân dã quen thuộc nhưng tốn cơm vô cùng, nhất là trong thời tiết lạnh thế này.
1. Thịt chưng mắm tép
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai: 0,5k
- Mắm tép
- Riềng: 1 củ xay nhỏ
- Sả: 3 cây, bỏ phần già, giữ lại củ non thái ra băm nhỏ.
- Hành tím 1 củ, tỏi khô 1 củ băm nhỏ, đường.
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, xay nhỏ, ướp cùng 3 thìa cà phê đường, 5 thìa cà phê mắm tép, riềng, sả xay, cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp từ sáng đến tối.
- Cho dầu vào chảo, để nóng già, phi thơm vàng hành, tỏi; cho thịt vào đảo đều cho đến khi món ăn có màu đỏ nâu là được.
Trong quá trình chưng nên để lửa to vừa, như thế thịt sẽ săn lại và mỡ từ thịt mới chảy ra khi ăn có vị béo thơm rất ngon.
Thịt chưng mắm tép để nguội cho vào lọ thủy tinh để vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
2. Kho quẹt:
Nguyên liệu:
- 200gr thịt ba chỉ nhiều mỡ
- 50gr tôm nõn khô loại nhỏ
- Hành, tỏi khô mỗi thứ 1 củ to
- Gia vị: Tiêu, đường, nước mắm, hành tươi, ớt khô, ớt tươi
Cách làm:
Video đang HOT
-Thịt ba chỉ lọc da, thái hạt lựu, cho vào chảo rán, gạn bớt nước mỡ chảy ra, chỉ để lại khoảng 4 thìa canh mỡ, vớt tóp mỡ ra để riêng.
-Tôm khô ngâm nước nóng cho mềm rồi rửa sạch. Phi thơm hành tỏi khô băm nhỏ trong nồi đất (hoặc nồi sứ), cho tôm vào xào.
-Tỉ lệ mắm: 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước (có thể thay thế bằng nước dừa để cho thơm), hòa tan trước đó rồi đổ vào nồi. Tiếp tục cho tiêu, ớt tươi, ớt khô để nguyên trái vào, đun lửa liu riu đến khi thấy nước sốt sánh đặc lại khoảng từ 2-5 phút.
Lưu ý đừng để lâu quá, nước sốt keo quá sẽ bị mặn, dùng thìa múc lên rót xuống thấy nước sánh là được.
Ảnh: Thảo Nguyễn
3. Ruốc nấm
Nguyên liệu:
- Chân nấm hương: 200g
- Muối: 1 thìa
- Dầu ăn: 1 muỗng
Cách làm:
- Chân nấm hương rửa sạch bằng nước lạnh, lưu ý bóp kỹ cho sạch bụi bẩn.
- Ngâm nấm qua nước nóng trong 15 phút rồi cắt phần chân đen (là chỗ tiếp xúc với gỗ). Giữ lại phần nước ngâm nấm vì nước này rất ngọt.
- Xé nấm thành những sợi to. Để việc xé dễ dàng, bạn có thể giã dập chân nấm trước khi xé.
- Cho nấm đã xé vào máy xay sinh tố, xay nhỏ và đánh bông lên. Lưu ý không xay nhiều lần nấm sẽ nát quá.
- Bắc chảo lên bếp, cho nấm và phần nước ngâm vào đun cùng, để lửa to. Khi nước đã cạn, hạ lửa vừa rồi cho dầu ăn và muối vào đảo đều tay liên tục cho đến khi ruốc khô lại là được.
Vì là món chay nên các bạn phải dùng dầu ăn làm từ thực vật và không được dùng nước mắm, phải dùng muối và mì chính và hạt nêm chay. Không nên rang ruốc quá khô vì sợi ruốc sẽ rất dai, khó ăn. Ruốc nấm ăn với cơm nóng rất ngon. Bạn cũng có thể nắm cơm thành từng nắm nhỏ và chấm với ruốc nấm, đảm bảo đánh bay cả nồi cơm.
4. Muối vừng
Nguyên liệu:
- Lạc sống: 200g
- Vừng: 100g
- Muối hoặc bột canh (nên dùng muối tinh để đảm bảo thành phẩm có vị chuẩn nhất).
Cách làm:
- Bước 1: Bắc chả sạch lên bếp, đợi đến khi chảo nóng thì đổ lạc vào rang, đả đều tay, cho đến khi lạc chuyển màu sang màu nâu đỏ và có chấm đen ở thân hạt lạc là được.
Chú ý: Bạn nên vặn nhỏ lửa khi rang lạc và phải đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là lạc chín. Khi lạc chín thì đổ lạc ra giấy báo và cuộn chặt, ủ trong khoảng 20 phút.
- Bước 2: Sau khi đổ lạc ra ủ, tranh thủ khi chảo còn nóng cho vừng vào đả ngay. Vừng cũng cần đả đều tay nhanh để không bị cháy. Vừng rất nhanh chín, vì vậy bạn chỉ đảo khi thấy hạt vừng nổ lách tách thật đều là vừng chín. Trút vừng ra bát, cho luôn muối tinh vào chảo, đảo cho khô thì đổ ra cối, giã nhỏ, mịn..
- Bước 3: Lạc, vừng sau khi đã nguội hoàn toàn thì bạn giã dập. (Chú ý không nên giã quá nhỏ, chỉ nên giã dập hạt lạc làm 3,4 phần, vừng có thể để nguyên cả hạt).
Sau khi vừng lạc đã được làm giã nhỏ bạn, bạn trộn cùng muối đã giã ở trên sao cho vừa với khẩu vị.
Cuối cùng, bạn cho muối vừng lạc vào lọ kín để dùng dần.
Theo 24h
Cuối tuần tôi đi chợ hết có hơn 70k mà cả nhà vẫn có bữa cơm ngon miệng
Bữa cơm cuối tuần vừa ngon miệng vừa tiết kiệm cho bạn đây.
1. Rau củ luộc
Su hào gọt vỏ, thái miếng vừa, rửa sạch để ráo nước.
Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, cắt khoanh.
Đun một nồi nước trên bếp cho sôi, thêm vào chút muối trắng. Khi nước sôi thì cho cà rốt, su hào vào luộc, để nước sôi thêm 3 phút thì vớt rau ra đĩa.
2. Nem
Thịt nạc vai băm nhỏ, thêm cà rốt nạo sợi, giá đỗ, hành hoa, chút gia vị rồi trộn đều.
Trải bánh đa nem, cho nhân vào giữa rồi cuộn lại. làm lần lượt cho đến hết nhân và vỏ bánh.
Đặt chảo dầu ăn lên bếp, đợi dầu nóng cho bánh đa nem vào chiên vàng đều rồi gắp ra cho vào giấy thấm dầu tầm 5 phút, sau đó cắt miếng, xếp vào đĩa.
3. Nộm su hào, cà rốt
Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo sợi dài.
Chần su hào, cà rốt với nước nóng rồi vắt thật sạch.
Cho su hào, cà rốt vào âu, dùng nước cốt của 1 quả chanh rưới đều lên trên mặt, thêm bột canh, đường, ớt theo khẩu vị rồi trộn đều. Khi ăn cho nộm ra đĩa rồi rắc thêm lạc rang chín giã nhỏ lên trên.
4. Thịt viên chiên xốt cà
Thịt rửa sạch, băm nhỏ, ướp cùng gia vị rồi viên thành từng viên đều nhau. Cà chua bổ miếng cau, phi thơm cùng hành, dầu ăn, thêm chút bột canh cho cà chua được mềm nhừ.
Khi cà chua mềm, cho thịt vào để tầm 3 phút rồi thêm 1/2 bát ăn cơm nước lọc. Để nồi thịt băm viên xốt cà sôi với lửa nhỏ cho thịt chín mềm. Khi thịt chín, rắc thêm chút tiêu rồi tắt bếp.
Vậy là bữa cơm cuối tuần đã hoàn chỉnh rồi, bạn có thể sử dụng phần nước luộc rau củ làm nước canh nhé!
Giá thành của thực đơn:
- Thịt: 50 nghìn đồng
- Su hào, cà rốt: 10 nghìn đồng
- Giá đỗ, hành hoa: 5 nghìn đồng
- Rau gia vị: 10 nghìn đồng
Tổng: 75 nghìn đồng
Theo afamily
Canh bí ngòi cuộn thịt thanh mát Canh bí ngòi cuộn thịt có vị thanh mát, rất hợp để dùng kèm cơm nóng. Nguyên liệu: - 2 quả bí ngồi xanh (khoảng 50 gr) - Hành lá - 150 gr thịt nạc vai Cách làm: Bước 1: Bí ngồi rửa sạch, dùng dao bào mỏng từng lát. Hành lá rửa sạch chần sơ. Bước 2: Thịt nạc vai rửa sạch,...