Chán vì chồng tôi khô như ngói
Nhắc đến chồng mà chị cảm thấy chán nản, chẳng buồn nói. Lấy chồng bao nhiêu năm nay, lúc nào chị cũng cảm thấy cuộc sống vợ chồng ngột ngạt, đôi khi phải gồng mình lên để làm mới tình yêu, khiến tình cảm vợ chồng ngọt ngào hơn chút. Nhưng mà chỉ có mình chị cố gắng thành ra chị thấy mệt, thấy nản và chẳng muốn tiếp tục nữa.
Chị biết, chồng chị chưa bao giờ hết yêu chị, cũng chưa từng hết trách nhiệm với gia đình. Nhưng những gì anh thể hiện thực sự khiến cho chị thất vọng. Nói là &’thể hiện’ chứ thực tình, suốt mấy năm làm vợ chồng, anh đã thể hiện gì đâu. Cảm giác anh không thiết tha gì vợ, không muốn quan tâm hay lãng mạn gì. Lúc nào anh anh cũng khô khan khiến chị cảm thấy cuộc sống này thật cô độc.
Trước đây, từ ngày yêu nhau chị đã biết anh không thuộc tuýp người lãng mạn. Nhưng mà, chị chấp nhận vì khi đó yêu nên không tính toán nhiều. Với lại chị nghĩ, con người có ai hoàn hảo đâu, thôi thì cứ từ từ rồi góp ý, cải tạo chồng. Hi vọng khi cưới nhau, chồng sẽ thay đổi vì chị biết, anh là người có trách nhiệm với gia đình.
Nhưng có thể, cái trách nhiệm ấy với anh quá lớn lao nên suốt ngày, anh chỉ biết lao vào công việc, đi làm, rồi về nhà than thở việc công ty. Có những ngày, anh mang cả núi việc ở công ty về. Về tới nhà, vợ nấu cơm anh cũng không nói được một câu, không kịp hỏi han gì, tắm chưa kịp tắm lại lao lên phòng làm việc. Đến giờ ăn cơm chị gọi ồi ồi, rồi anh ăn vội bảo &’anh có việc cần giải quyết nốt’. Cả bữa ăn, nhìn anh gắp vội, và vội cơm mà chị đau cả lòng. Lẽ ra, nhà chẳng có ai, anh và chị với con cũng nên có những buổi tối đi dạo, dắt nhau đi uống nước ven hồ. Như thế, có phải là chị sẽ cảm thấy hạnh phúc không.
Trước đây, từ ngày yêu nhau chị đã biết anh không thuộc tuýp người lãng mạn. Nhưng mà, chị chấp nhận vì khi đó yêu nên không tính toán nhiều. (ảnh minh họa)
Mỗi lần chị nói một câu ngọt ngào với chồng, tạo một không gian lãng mạn để hai người hâm nóng tình yêu, anh lại tặc lưỡi &’gớm, bày vẽ làm gì, tốn tiền’. Nhớ có hôm chị làm một mâm cơm rất ngon, bày một cây nến nhỏ và rót rượu vang để hai vợ chồng cùng thưởng thức. Chị gọi anh về nói là có bất ngờ dành cho anh. Chưa nói hết câu khi anh về nhà, nhìn thấy khung cảnh ấy, anh đã thở dài &’vợ có vẻ thích tiêu tiền nhỉ? Làm sao lại cứ thích bày biện làm gì, dọn thì khổ trong khi nhà chẳng có ai’.
Có ai thì nói làm gì, không có ai, chỉ có hai vợ chồng và con nhỏ thì chị mới thích làm thế. Chứ nếu có bố chồng, mẹ chồng thì chị lại chẳng thiết tha. Thế mà anh không hiểu tâm ý của chị. Ít ra anh cũng phải nói &’hôm nay có việc gì mà vợ anh lại bày vẽ thế?’ hoặc chí ít anh cũng nên cho vợ một lời khen dù có vẻ là không thật lòng. Người khác cất công làm thì chồng nên khen, vậy mà chồng chị chỉ biết chê bai, khó chịu.
Video đang HOT
Chị từng nhiều lần nói với chồng về chiến dịch đi chơi. Từ ngày lấy nhau, chị không còn nghe được từ &’ du lịch’. Chị cảm thấy buồn lòng vì chuyện đó. Trong khi anh chị em trong phòng cứ đi du lịch nườm nượp thì anh bảo chị không biết tiết kiệm chi tiêu lo cho con cái. Đó là khi con còn nhỏ, còn khi con chị lớn hơn, anh lại càu nhàu là con chưa đi xa được. Thế nên, chị cảm thấy buồn lắm. Bao nhiêu lần nói anh đều khước từ. Chị làm sao để anh thay đổi được suy nghĩ đây?
Nằm bên cạnh chồng, chỉ muốn ôm chồng và tâm sự, thủ thỉ lời yêu nhưng mà anh thì chẳng cho chị được nói hai câu. Chưa gì anh đã lăn ra ngủ, ngáy khò khò. Chị có cảm giác trong cuộc hôn nhân này, chị là người yêu đơn phương vậy.
Anh xem việc anh đi làm chăm chỉ, kiếm tiền và hàng tháng đưa tiền cho chị là xong trách nhiệm, là đã gánh vác lắm rồi. (ảnh minh họa)
Chồng khô như ngói, chưa từng thấy người chồng nào như thế. Một món quà, một bông hoa cũng không thấy. Những ngày nghỉ lễ, chị nhắc anh, gợi ý anh, anh chỉ cười bảo &’quan trọng gì, ngày đó là ngày gì thế nhỉ, cứ phiến phiến thôi’. Phiến phiến là thế nào? Phiến phiến là đến ngày 8-3 chị cũng phải hùng hục đi chợ, nấu nướng cho chồng ăn rồi dọn dẹp mà chẳng được một lời khen, một bông hồng hay một lời đề nghị đi chơi. Nếu vậy, chị sống trong nhà này thật sự quá vô nghĩa với anh.
Anh xem việc anh đi làm chăm chỉ, kiếm tiền và hàng tháng đưa tiền cho chị là xong trách nhiệm, là đã gánh vác lắm rồi. Nhưng chị thì không nghĩ thế. Chị hiểu sở thích của anh, tâm ý của anh, biết anh thích gì, thích những món ăn nào nhưng anh chưa từng biết sở thích của chị.
Đến mức, có một hôm, anh chủ động đi mua thức ăn về bảo chị làm, vì anh thèm ăn. Anh mua ghẹ, thế mà anh không nhớ, hồi yêu nhau, chị không bao giờ ăn ghẹ vì ghẹ làm chị dị ứng. Chị buồn không gắp, anh lại cau có khó chịu với chị, bảo chị đòi hỏi. Lúc chồng mua cho thì không chịu ăn, lúc không mua thì lại này kia, trách móc.
Ngày ngày, chị chỉ biết ôm con, thương con và lấy con làm động lực, chứ với chồng, chị thực sự đã kiệt sức. Gồng mình vun đắp tình cảm vợ chồng nhưng ngườichồng vô tâmlại không hiểu ý, không đáp lại khiến chị cảm thấy cuộc sống thực sự mệt mỏi. Chị muốn mình trở thành người vợ tốt trong mắt chồng nhưng xem chừng, chị phải ngừng lại một thời gian. Chị đã thực sự mệt với người chồng vô tâm vô tính này rồi!
Theo Eva
Con dâu thích đẻ
Cuối tuần gia đình anh con trai về chơi, cô con dâu hí hửng tiết lộ chuẩn bị bỏ "kế hoạch" để sinh thêm đứa nữa: "Phải cố kiếm đứa con gái cho nó tình cảm, gần mẹ, chứ hai thằng giặc chán chết". Bà đi xuống bếp mới khẽ buông tiếng thở dài.
Ngày con dâu sinh thằng cháu đích tôn, khỏi phải tả ông bà mừng thế nào. Bốn tháng nó ở cữ là ngần ấy ngày bà cất công phục dịch, cơm bưng nước rót...
Đến khi nó trở lại thành phố công tác bà bùi ngùi tạm biệt ông để theo chúng. Ông ở nhà một mình ăn uống thất thường thiếu người bầu bạn sớm hôm nên sức khỏe cứ đuối dần, rồi bệnh cao huyết áp được dịp tác oai tác quái. Thằng bé được hơn tuổi, sau lần ông phải vào viện cấp cứu thì bà ngỏ ý khuyên chúng thuê người hoặc cho con đi học để bà còn về chăm ông. Song chúng bàn nhau cai sữa thằng bé rồi cho về với bà luôn. Bà nhận lời vì thương các con còn ở trọ vất vả, thôi đỡ chúng một tay, để chúng còn tập trung làm kinh tế, kiếm lấy căn nhà mà trú mưa...
Có đứa cháu vàng bạc ở cùng cũng khuây khỏa, vui cửa vui nhà tuy nhiên bà đến phát ốm bởi thằng bé nghịch ngợm mò mẫm khắp nơi nên chẳng thể rời mắt. Cứ phải theo sát nó từng bước cho đến khi nó lên giường đi ngủ. Quay cuồng săn sóc một già một trẻ bà cảm nhận rõ sức lực mình đang yếu mòn dần đi, nhưng vẫn phải cố.
Nuôi nó lên ba tuổi, bụ bẫm thông minh thực sự là kỳ công lớn của ông bà. Bởi bố mẹ nó ỷ ông bà có lương hưu nên tiền gửi tháng có tháng không, tháng may ra về được hai lần hú hí, dí dủm với con một tí rồi lại vội lên đường, có biết gì về những vất vả nuôi con. Những khi nó mọc răng, tiêm phòng hay ốm sốt, còn bình thường vẫn sợ cháu nóng, lạnh nên bà luôn phải choàng dậy sờ tay chân và lưng nó thành ra nhiều đêm mất ngủ...
Ông bà hệt cặp vợ chồng bận con mọn, cha già con cọc, như bị khóa chân, muốn đi chơi, thăm viếng ai đó mà không tài nào thu xếp được mà đi.
Niềm vui con cháu giờ thực sự như là gánh nặng.
Đến khi thằng bé được hơn ba tuổi thì chúng đón về cho đi học, để lại cho ông bà khoảng chông chênh phải lâu sau mới có thể hồi phục. Giai đoạn vất vả cực nhọc nhất thì ông bà hứng cả rồi, giờ chúng nuôi nhàn tênh, con dâu còn hỉ hả với bạn "nuôi con đơn giản" bà nghe mà ấm ức. Nhất là khi con dâu bụng lại lùm lùm nói: "Phải đẻ tiếp thôi cho nó có anh có em".
Lịch sử lặp lại, bà lại xách đứa cháu hơn tuổi về nuôi, lần này bà đã mang cảm giác mình không tải nổi, xương khớp thì cứ ngày một rệu rã, có lần bế nhấc thằng bé mà không tài nào đứng lên, ông nhìn thấy lại tập tễnh ra đỡ cho.
Thi thoảng ông bà ca cẩm về bệnh tuổi già mà chúng vô tư lờ đi. Rồi còn "cao tay" hơn khi thê thảm kể lể "Bọn con đang lo trả nợ mua chung cư, phải làm cật lực kiếm tiền. Mà mang đi gửi thương lắm, họ chẳng có tình thương và trách nhiệm đâu, chẳng gì bằng ông bà ruột thịt, thôi thì bọn con cố gắng dù có thương nhớ nó lắm nhưng vẫn phải nén ở trong lòng..."
Bà đành im lặng. Chúng đã có lời nhờ, thoái thác sao đành.
Để rồi đứa này cũng hơn ba tuổi thì chúng đón về. Bà còn chưa kịp thở, giờ nó lại có ý định tiếp tục quàng thêm cái ách nữa, cứ nghĩ đến những tháng ngày như bị "cầm tù" bà lại thấy bất an, bà thấy mình như thế là quá "ngược đãi" bản thân để rồi đánh đổi lại là sự ích kỷ của con cái, khiến chúng chưa hiểu được rằng nuôi một đứa trẻ nên người đâu đơn giản, đâu phải chỉ là chăm bẵm cho ăn, còn phải dạy dỗ, đầu tư tiền bạc, dành nhiều thời gian cho nó...
Bà bàn với ông lần tới chúng về bà sẽ nói hết, không thể vì cả nể mà làm khổ cả hai cái thân già. Nếu nó quyết đẻ thêm thì nhớ tính việc thuê người, bố mẹ già rồi, đã sức cùng lực kiệt.
Theo VNE
Em vẫn chờ Lần đầu gặp anh, tôi đang loay hoay với chiếc xe máy hết xăng. Mồ hôi rịn trên trán, bộ đồng phục đỏ bó sát cùng đôi giày cao gót khiến bước chân tôi nhức nhối, lại phải dắt thêm chiếc xe nặng nề. "Chào cô, tôi sẽ mua xăng hộ, hãy tấp xe vào lề và chờ năm phút nghen!", chả hiểu...