Chấn thương nghiêm trọng từ cơn đau vai thông thường
Khớp vai có cấu trúc đặc biệt nên những cơn đau vai nhẹ có thể gây chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, trật khớp, rách gân cơ…
Bệnh nhân 73 tuổi ở Cam Ranh bị cánh cửa xe ôtô đập vào vai, không xây xát bên ngoài nên cho rằng chỉ chấn thương nhẹ. Sau đó khớp vai liên tục đau âm ỉ, cánh tay yếu dần, ông không thể tự sinh hoạt. Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khám phát hiện gân cơ chóp xoay vai của ông bị rách.
Kết quả chụp MRI cho thấy phần gân rách bị thoái hóa và tụt sâu vào bên trong điểm bám gân. Sau phẫu thuật nội soi khâu gân chóp xoay vai, mất bốn tháng bệnh nhân mới có thể sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương vai. Ảnh: N.P
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Phúc Thịnh, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khớp vai có cấu trúc đặc biệt nên dễ tổn thương hơn các vị trí khác. Đau vai thường có biểu hiện yếu cơ, sưng, lỏng khớp vai, cứng khớp, đau kéo dài, giới hạn vận động. Những cơn đau thường dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau căng cơ do hoạt động sai tư thế nên người bệnh không chú ý và bỏ qua. Từ đó dẫn đến nhiều chấn thương nghiêm trọng hơn như gãy xương, trật khớp, rách gân cơ.
“Chấn thương có thể xảy ra khi người bệnh chơi cầu lông, bơi lội, mang vật nặng, bị tai nạn… Người lớn tuổi gân cơ đã thoái hóa nên các vận động trong sinh hoạt thường ngày như xách nước, làm vườn cũng có thể dẫn đến rách gân”, bác sĩ nói.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không được lơ là các triệu chứng đau nhói ở vai. Đến bệnh viện khám sớm nếu cơn đau kéo dài, nhờ đó quá trình điều trị và phục hồi dễ dàng hơn. Để hạn chế chấn thương, nên khởi động kỹ trước khi vận động mạnh.
Sáng 16/9, bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khám và tư vấn miễn phí cho người bị chấn thương khớp vai hoặc đau, cứng khớp, yếu vai kéo dài. Đăng ký qua điện thoại (028) 3952 5449 – (028) 3952 5422.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Bé trai Nghệ An phải sống thực vật sau cú ngã
Bé 12 tuổi ngã từ trên cây xuống đất đâm vào que tre bẩn dẫn đến nhiễm trùng uốn ván, phải sống thực vật suốt 5 tháng.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ xác định bé bị uốn ván suy đa tạng, phải thở máy. Sau hơn 5 tháng điều trị tích cực, bé đã thoát chết nhưng phải sống thực vật. Hiện bé được điều trị tại khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Các bác sĩ cho biết, đứa trẻ nào trong đời cũng đã từng bị ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Có trẻ chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da, có trường hợp bị chấn thương rất nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Trẻ bị ngã phần lớn là do sự vô ý hoặc bất cẩn của người lớn hoặc tính tò mò, hiếu động nghịch ngợm, chưa nhận thức được hết những nguy cơ tai nạn. Thường gặp nhất là té ngã do chơi đùa xô đẩy nhau, trẻ chạy nhảy ở những nơi trơn trượt hay ngã do trèo cây, trèo tường, cầu thang, ban công...
Chương trình phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam ghi nhận ngã đứng đầu trong số những tai nạn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ngã có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ trật khớp, gãy xương, chấn thương ngực, chấn thương bụng đến chấn thương sọ não hoặc chấn thương nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Để tránh các chấn thương do ngã, cha mẹ cần trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi. Cha mẹ cũng nên giáo dục trẻ đảm bảo an toàn khi chơi đùa để bé nhận thức được những nguy hiểm và tránh.
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Cánh tay robot trợ giúp bác sĩ mổ khớp vai cho bệnh nhân Hai kỹ thuật mới ở bệnh viện Việt - Đức Hà Nội giúp bác sĩ nhìn rõ và mổ chính xác tổn thương ở khớp vai bệnh nhân. Anh Nguyễn Văn Thịnh (Ninh Bình) bị đau vai nhiều năm không khỏi. "Có lúc đau không nâng được tay", anh cho biết. Đến Bệnh viện Việt Đức kiểm tra, anh được bác sĩ chỉ...