Chấn thương gãy hai xương cẳng chân của Hùng Dũng nguy hiểm như thế nào?
Theo thông tin mới nhất, chấn thương mà tiền vệ Đỗ Hùng Dũng gặp phải là gãy 1/3 xương cẳng chân phải sau cú vào bóng “thô bạo”của Ngô Hoàng Thịnh trong trận đấu tối 23/3.
Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng bị gãy xương chày và xương mác trong trận CLB TP.HCM 0-3 Hà Nội FC tối 23/3. Sau đó, anh được chuyển đến bệnh viện và làm phẫu thuật thành công vào sáng 24/3.
Bác sĩ Phạm Quốc Hùng – người mổ trực tiếp cho Hùng Dũng đánh giá trường hợp gãy hai xương cẳng chân 1/3 trước của Hùng Dũng là nặng nhưng chưa dẫn tới bị đứt dây chằng. Nếu bị đứt dây chằng thì việc hồi phục sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Hoàng Thịnh vào bóng khiến Hùng Dũng không kịp né tránh và chịu tổn thương nghiêm trọng.
1. Gãy xương cẳng chân là chấn thương như thế nào?
Xương cẳng chân có cấu tạo bao gồm xương chày và xương mác. Gãy xương cẳng chân là tình trạng chấn thương gây gãy dưới khớp gối 5cm và ở trên khớp cổ chân 5cm (có thể có hoặc không kèm với việc bị gãy xương mác).
2. Phân loại gãy xương cẳng chân
Các bác sĩ cho biết, có nhiều cách phân loại gãy xương cẳng chân, cụ thể như sau:
- Phân loại theo cơ chế gãy: trực tiếp, gián tiếp, gãy mệt, gãy do ung thư di căn, gãy do bướu u xương.
- P hân loại theo vị trí gãy: gãy 1/3 trên, gãy 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới.
Minh họa chấn thương gãy xương cẳng chân (Ảnh: Boneand Spine)
Minh họa chấn thương gãy xương cẳng chân (Ảnh: Boneand Spine)
Như trường hợp của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng là chấn thương gãy hai xương cẳng chân 1/3 trước.
- Phân loại theo đường gãy: chấn thương gãy ngang, chấn thương gãy chéo, gãy kiểu xoắn, gãy xương có mảnh thứ 3, gãy xương phức tạp 2 tầng và gãy theo nhiều tầng
- Phân loại theo tính chất di lệch: gãy chồng ngắn, gãy gập góc, di lệch xa.
3. Các biến chứng có thể gặp phải khi bị gãy hai xương cẳng chân
BS. Huỳnh Ngọc Phúc – Phó khoa Phẫu thuật chỉnh hình cho biết, gãy xương cẳng chân, cụ thể là gãy xương chày có thể dễ dàng gây ra các biến chứng hơn bất kì một loại xương dài nào khác của cơ thể. Có thể chia ra các biến chứng sớm và biến chứng muộn như sau:
3.1. Các biến chứng sớm
- Choáng chấn thương
- Chảy máu
- Mô mềm bị tổn thương cùng với gãy hở, tắc mạch do mô mỡ
Video đang HOT
- Chèn ép khoang
- Vết thương gây loét da do từ vết thương gãy kín trở thành vết thương gãy hở
- Mạch máu bị tổn thương
- Tổn thương thần kinh.
3.2. Các biến chứng muộn
- Bị chậm liền xương
- Khớp giả
- Can lệch
- Ngắn chi
- Bị viêm khớp sau chấn thương
- Teo cơ
- Bị cứng khớp
- Các rối loạn dinh dưỡng
- Ngón chân hình vuốt
- Bị chấn thương gãy lại.
3.3. Trường hợp chấn thương của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng
Đỗ Hùng Dũng đã được phẫu thuật thành công và được chẩn đoán cần 6 tháng hồi phục (Ảnh: Hà Nội FC)
BS Trương Công Dũng, chuyên gia Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao đã có những chia sẻ một số thông tin chuyên môn liên quan đến kiểu chấn thương này như sau:
- Kiểu gãy : Kín, không có vết thương hở chảy máu, kiểu gãy ngang đơn giản
- Cách điều trị : Mổ hở kết hợp xương
- Phương pháp áp dụng:
Kết hợp xương chày = nẹp vít (plate) hoặc đinh nội tủy có chốt (Intramedullary locking nail)
Kết hợp xương mác = nẹp vít hoặc kim Kirschner
- Thời gian mổ: 90-120 phút
- Nằm viện: 3-5 ngày
- Thời gian phục hồi: Đi nạng 6-10 tuần
- Thời gian lành xương: 6-10 tháng (tuỳ phương pháp mổ)
- Thời gian đáp ứng hoạt động:
Chạy nhảy nhẹ: 4- 5 tháng
Thể thao không đối kháng: 6-8 tháng
Thể thao đối kháng: 8-10 tháng
- Di chứng biến chứng có thể gặp phải:
Xương không lành, khớp giả, chậm liền xương (ít, có thể xảy ra ở xương mác)
Nhiễm trùng, viêm xương: Ít gặp.
Cứng khớp, đau khớp, thoái hóa khớp gối & cổ chân: Ít gặp.
- Lấy vít:
Về lâu dài: Lấy nẹp vít ra sau 2-3 năm
Sau khi lấy vít: 6 tháng không hoạt động thể thao có va chạm
Nếu để nẹp lâu quá: Có thể dẫn đến loãng xương dưới nẹp, dễ gãy xương 2 đầu nẹp
Nếu là đinh nội tuỷ: Không gây loãng xương dưới nẹp, có thể để lâu hơn, có thể đau trước gối làm hạn chế chạy nhảy.
4. Các câu hỏi thường gặp
- Sơ cứu khi xảy ra chấn thương như thế nào?
Khi xảy ra chấn thương, việc áp dụng các biện pháp sơ cứu kịp thời như giữ chân gãy cố định, giảm xóc lệch, rung lắc khi di chuyển sẽ giúp cho vết thương gãy kín không trở thành vết thương hở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn.
- Sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân bao lâu thì hồi phục?
GS.BS.TS Trần Trung Dũng -Trưởng Phân môn Chấn thương Chỉnh hình Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, quá trình liền xương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: “Thời gian bao lâu, nhanh hay chậm thì còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể chứ không phải không có hy vọng và điều này hoàn toàn có thể khi tiến bộ y học ngày càng phát triển. Và điều vô cùng quan trọng, nếu tiến triển liền xương tốt và có phương án tập phục hồi chức năng phù hợp thì việc trở lại thi đấu đỉnh cao là hoàn toàn có thể”.
Về quá trình hồi phục của Hùng Dũng thì theo dự kiến sáng nay (25/3) cầu thủ đã có thể tập nâng chân, ép gối, duỗi thẳng, tập co hết tầm độ khớp, sau 1 tuần thì đi nạng, Bác sĩ Phạm Quốc Hùng – người mổ trực tiếp cho Hùng Dũng chia sẻ với Sporty5 . BS Hùng cũng nói thêm, nếu như phục hồi tốt thì thời gian quay lại của Hùng Dũng cũng có thể là 5 – 6 tháng. Vì Hùng Dũng bị gãy cả 2 cẳng chân nên thời gian chẩn đoán không ra sân được là trong vòng 1 năm.
Mất bao lâu để hồi phục khi gãy xương cẳng chân?
Người bị gãy xương chày mất ít nhất 4-6 tháng để vết thương lành lại. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình hồi phục.
Theo Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, xương chày hay xương ống đồng (ống chân, cẳng chân) là loại xương dài, dễ gãy nhất trong cơ thể. Gãy xương ống đồng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống chân, kéo dài từ đầu gối xuống đến trên mắt cá chân.
Cẳng chân được tạo thành từ hai bộ phận là xương chày và xương mác. Trong đó, xương chày chiếm diện tích lớn hơn, có nhiệm vụ hỗ trợ phần lớn trọng lượng cơ thể và là phần quan trọng của khớp gối, khớp mắt cá chân.
Va chạm xe, thi đấu thể thao cũng có thể khiến xương chày bị gãy. Trong nhiều trường hợp, xương mác sẽ bị ảnh hưởng khi xương chày gặp phải chấn thương.
Phân loại
Gãy xương chày, xương mác thường được phân loại tùy thuộc vị trí gãy (xa, giữa, gần); hình dạng vết gãy. Dựa trên những yếu tố đó, gãy xương chày, xương mác được chia thành 5 loại:
- Gãy ngang: Vết gãy là một đường thẳng nằm ngang, đi qua trục xương chày.
- Gãy xiên: Vết thương có đường xiên ngang trục.
- Gãy xoắn ốc: Đường đứt gãy bao quanh trục như các đường sọc, nguyên nhân là lực xoắn gây ra, đây cũng là loại phổ biến của các cầu thủ, va chạm khi chơi thể thao.
- Gãy thành 3 mảnh trở lên.
- Gãy hở/kép: Các mảnh xương nhô ra qua da hoặc xiên vào nhau. Loại này thường gây nhiều tổn thương cho các cơ, gân và dây chằng xung quanh. Bệnh nhân có biến chứng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng, mất nhiều thời gian để chữa lành.
Khi bị gãy xương cẳng chân, bệnh nhân sẽ không thể đi lại, biến dạng ống chân. Nếu gãy hở, phần xương sẽ nhô ra trên da tại vị trí chấn thương. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ phải chịu nhiều đau đớn, mất cảm giác ở bàn chân.
Từ trái qua phải là các loại chấn thương cẳng chân: Gãy xoắn ốc, gãy thành nhiều mảnh, gãy xương hở, xuyên qua da. Ảnh: Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ.
Điều trị
Tùy từng tình trạng, mức độ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật phù hợp với những người không thể đáp ứng phẫu thuật do sức khỏe kém, ít hoạt động, bị gãy xương kín, tình trạng không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ dùng thanh nẹp để cố định phần chân bị gãy. Không giống bó bột, thanh nẹp có thể thắt chặt hoặc nới lỏng để cho phép can thiệp vết thương nếu có diễn biến khác thường.
Sau khi hết sưng, bệnh nhân có thể được chỉ định bó bột trong vài tuần rồi thay thế bằng nẹp chức năng và dây buộc. Nẹp sẽ bảo vệ và hỗ trợ chân đến khi lành, bệnh nhân có thể đi lại, vận động mà không gặp vấn đề đáng lo.
Với bệnh nhân gãy xương chày, mác hở, nhiều mảnh xương, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân được đóng đinh nội tủy bằng titan. Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết ca phẫu thuật chấn thương, gãy xương chân. Thanh titan sẽ đi qua chỗ gãy để cố định, vít vào xương ở cả hai đầu.
Ở bên ngoài, bệnh nhân cũng được cố định bằng ghim hoặc vít kim loại, gắn vào thanh bên ngoài da để giữ cho khung xương ổn định, lành trở lại.
Bệnh nhân gãy xương chày, mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để vết thương lành lại. Ảnh: Freepik.
Hầu hết trường hợp gãy trục xương chày, xương mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để chữa lành. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là nạn nhân bị gãy xương hở, gãy thành nhiều mảnh hoặc có tiền sử hút thuốc.
Nhưng vấn đề của bệnh nhân gãy xương cẳng chân không chỉ nằm ở việc xương lành lại mà còn là đau đớn hậu chấn thương, các biến chứng có thể gặp phải.
Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau bằng thuốc. Sau đó, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn tập vật lý trị liệu. Giai đoạn này phụ thuộc vào thể lực và mức độ đáp ứng của từng người.
Bệnh nhân mất sức mạnh cơ bắp ở vùng bị thương nên các bài tập vật lý trị liệu rất quan trọng. Nó giúp khôi phục sức mạnh của cơ, cử động khớp linh hoạt. Các bài tập cũng làm giảm cơn đau hậu phẫu.
Gãy xương chày, xương mác có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Các đầu của xương gãy thường sắc nhọn và có thể làm rách cơ, dây thần kinh, mạch máu xung quanh.
Nạn nhân có thể gặp hội chứng khoang cấp tính - tình trạng đau đớn xảy ra khi áp lực trong cơ tăng lên quá mức. Áp lực này có thể giảm lưu lượng máu, ngăn cản quá trình nuôi dưỡng oxy đến các tế bào thần kinh, cơ. Nếu không được giải tỏa áp lực nhanh chóng, bệnh nhân có thể bị thương tật vĩnh viễn.
Gãy hở làm xương tiếp xúc trực tiếp môi trường bên ngoài. Ngay cả khi được phẫu thuật, làm sạch, xương cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng xương rất khó điều trị và thường phải phẫu thuật nhiều lần, dùng kháng sinh dài ngày.
Nghiện thuốc lá từ 15 tuổi, người đàn ông bị ung thư mất luôn giọng nói Anh Tuấn có thâm niên hút thuốc lá từ năm 15 tuổi, mỗi ngày hơn 2 bao. Anh được chẩn đoán mắc ung thư thanh quản di căn. Ở tuổi 46, anh Lê Văn Tuấn, ở Thanh Ba, Phú Thọ đột nhiên thấy khàn tiếng, ho nhiều, giọng nói thay đổi. Tình trạng ngày càng nặng khiến anh mất hẳn tiếng, hụt hơi...