“Chặn đường” tinh binh liệu có sao không?
Chặn đường tinh binh vì thiếu hiểu biết
Thỉnh thoảng, Lâm lại thủ dâm một mình. Tuy nhiên mỗi lần sắp xuất tinh, Lâm thường bịt cậu nhỏ để không xuất tinh ra ngoài cho đỡ phí phạm tinh binh hùng hậu của mình… Cứ như thế vài tháng, Lâm bắt đầu thấy cậu nhỏ của mình thường xuyên bị đau.
Khác với Lâm, Tùng lại cản trở xuất tinh với lý do sợ bẩn. Đầu tiên khi tự sướng một mình, Tùng cũng cho cậu nhỏ xuất tinh ra ngoài thoải mái. Tuy nhiên, do sợ dây bẩn ra chăn đệm và quần áo, nên Tùng cũng lấy tay bịt đường ra của những chú tinh binh. Tùng cũng nghe ngóng một thời gian xem hành động này có tác hại gì không nhưng chẳng thấy gì cả. Càng được thể, Tùng càng làm tới.
Những tác hại khi teen boys cản trở xuất tinh
Nếu như vì bất cứ lý do gì mà các XY ngăn chặn, cản trở xuất tinh (khi đạt cực khoái nhưng không cho xuất tinh ra ngoài) và việc này diễn ra liên tục thì sẽ có một số nguy cơ:
Video đang HOT
Không xuất tinh được
Khi tinh dịch không được đi ra theo niệu đạo mà lại bị bạn bịt đường nên phóng ngược vào trong bàng quang nên lâu dần sẽ khiến bạn không thể xuất tinh ra ngoài được, lâu dần sẽ trở thành hiện tượng giữ tinh binh.
Cho dù đèn dầu của bạn lúc ấy vẫn khỏe mạnh, cương cứng và không hề có hiện tượng lạ nào. Điều này có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bản thân và việc sinh sản sau này của bạn đấy.
Ung thư tuyến tiền liệt
Khi bạn không thể xuất tinh hoặc kèm theo những đau đớn khi xuất tinh kèm theo đau xương, chán ăn, sụt cân…. thì rất có thể bạn sẽ gặp phải những nguy cơ về ung thư tuyến tiền liệt.
Bạn biết không, khi không xuất tinh thì những chất bài tiết bên trong tuyến tiền liệt bị giam hãm, có thể tạo nên yếu tố gây viêm mạn tính, dọn đường cho ung thư TTL phát triển. Do đó, các XY không nên bịt đường ra của tinh binh mà xuất tinh mỗi khi thủ dân vì mỗi lần “rùng mình” xuất tinh là mỗi lần tuyến tiền liệt được loại bỏ được các chất gây ung thư tích tụ ở tuyến, tương tự như phụ nữ cho con bú thì nguy cơ ung thư vú cũng giảm.
Viêm tinh hoàn
Chắc chắn rằng khi ngăn ngặn sự xuất tinh bình thường thì những chất bài tiết bên trong tuyến tiền liệt bị giam hãm, có thể tạo nên yếu tố gây viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn mạn tính.
Khi bị viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn, XY sẽ có thể bị biến chứng dẫn đến giảm số lượng tinh trùng.
Liệt dương
Việc chặn đường ra của tinh binh không những dọn đường cho XY mắc vào căn bệnh ung thu tuyến tiền liệt mà còn dẫn đến nguy cơ gây liệt dường.
Đã có nhiều nghiên cứu kết luận rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa cường độ của các triệu chứng tiết niệu và những thay đổi về chức năng cương dương vì tuyến tiền liệt nằm trên đường đi của các dây thần kinh chi phối chức năng cương cứng ở cậu nhỏ.
Khi "cậu nhỏ" bị "vùi lấp"...
1. Em trai mình năm nay 9 tuổi rùi. Mặc dù béo nhưng nó rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Chỉ có điều là "cậu nhỏ" của nó hình như hơi ngắn và thụt vào trong. Mình nghe nói có chứng bệnh gọi là vùi dương vật nên sợ em mình cũng rơi vào tình trạng này quá! (Nhật Minh, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Minh thân mến!
Đúng là có một chứng bệnh gọi là vùi dương vật và bệnh lý này mới chỉ được chú ý trong thời gian gần đây thui. Qua lời mô tả thì rất khó có thể kết luận chính xác là em trai của bạn có bị vùi mất "cậu nhỏ" hay không. Có thể em ấy bị vùi dương vật thật, song cũng có thể là do béo nên lớp mỡ ở xương mu nhiều, phủ xuống nên "cậu nhỏ" bị ngắn đi.
2. Bệnh "cậu nhỏ" vùi có phải chỉ ở trẻ con thui không? Và làm thế nào để biết "cậu nhỏ" của mình có bị vùi hay không? Tớ hơi lo lắng vì "kiếm" của tớ hình như hơi ngắn, không biết nó có bị vùi mất hay không, hic hic. (sieu_nhan_bobby@yahoo...)
Trả lời:
Chào bạn!
Bệnh dương vật vùi không phải chỉ có ở mỗi trẻ con thui đâu, nhiều XY đã vào tuổi dậy thì rùi mới phát hiện ra bệnh đó. Thông thường, nếu ở trẻ nhỏ, đo độ dài từ xương mu đến đầu "kiếm" mà dưới 2cm thì gọi là dương vật nhỏ; còn ở người lớn thì độ dài này dưới 4cm - 6m cũng xem là nhỏ.
Sau khi phân biệt, loại bỏ được 2 loại "kiếm" nhỏ và hẹp bao quy đầu thì mới chẩn đoán được "cậu nhỏ" vùi bạn ạ. "Cậu nhỏ" vùi chia làm 3 nhóm nhỏ như sau: một là "cậu nhỏ" lưới - tức trường hợp da bìu "xâm chiếm" tràn lên dương vật; hai là "cậu nhỏ" bị nhốt - tức trường hợp bao quy đầu có vòng xơ dài gây bít hẹp, nhốt dương vật vào trong (cái này có thể do bẩm sinh, cũng có thể do hồi nhỏ cắt da bao quy đầu không đúng); và thứ 3 là "cậu nhỏ" vùi thật sự - tức là trường hợp dương vật thụt hẳn vào bên trong.
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về kích cỡ của "cậu nhỏ" thì nên đến bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác, tránh những lo lắng không cần thiết nhé.
3. Có phải vùi "cậu nhỏ" là chứng bệnh rất hiếm gặp không? Mình nghe nói cứ 1000 XY thì mới có 1 người bị thui mà phải không? Có cách nào tự khám ở nhà để "nhận diện" được nó không? (stronger_91@gmail...)
Trả lời:
Chào bạn!
Không hiểu bạn lấy số liệu 1/1000 đó ở đâu nhưng con số đó hoàn toàn không chính xác đâu nhé. Chứng vùi "cậu nhỏ" này không hề hiếm chút nào, thậm chí còn có thể gọi là thường gặp ở các phòng khám chuyên khoa nữa đó.
Vùi "cậu nhỏ" thường đi kèm với hẹp bao quy đầu và nó cũng thường bị nhầm lẫn với chứng dương vật nhỏ. Do đó, bệnh này rất dễ bị chẩn đoán nhầm nhọt nếu không phải là chuyên khoa. Thường thi khi bị vùi, sờ bóp nhẹ sẽ không chạm được thân "kiếm" hoặc chạm được rất ít mà chỉ sờ được da quy đầu, da bìu có xu hướng chạy lên trên "cậu nhỏ" bạn ạ. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thì nhất thiết phải có bác sĩ, bởi vì dù bạn có tự khám được ở nhà thì vẫn phải đến bác sĩ để điều trị mừ đúng không?
4. Những trường hợp nào thì dễ bị chứng vùi "cậu nhỏ" này? Có phải là ít "tự sướng" thì "kiếm" dễ bị vùi hơn không (vì ít được kéo ra í mừ)? Nếu thế thì mình có nguy cơ bị mất vì mình ít khi "tự sướng". (Nhất Hùng, Đà Nẵng)
Trả lời:
Bạn Hùng thân mến!
Trước hết, chứng vùi "cậu nhỏ" không có "họ hàng" gì với "tự sướng" đâu bạn nhé, vì vậy bạn không cần phải lo lắng đâu.
Vùi "cậu nhỏ" là một dị tật xuất hiện bẩm sinh bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau:
Béo phì bẩm sinh: một số XY khi sinh ra đã mắc chứng mập bụng dưới khiến "cậu nhỏ" bị che lấp và ngắn lại.
Da bao quy đầu không bao phủ hết đầu "cậu nhỏ": đôi khi da bao quy đầu không gắn liền với đầu "kiếm" và trong những trường hợp này, "cậu nhỏ" không nằm ở vị trí cố định như bình thường (ở những người bình thường, "cậu nhỏ" luôn nằm bên ngoài cơ thể dù ở trạng thái nào).
Chứng hẹp bao quy đầu: "kiếm" bị bọc trong bao quy đầu nên bị ẩn đi một phần.
5. Chứng vùi "cậu nhỏ" này có chữa trị được không và chữa như thế nào? Hình như hàng ngày mình tích cực kéo nó ra là nó sẽ hết bị vùi lấp phải không? (Phúc Bình, Quảng Ninh)
Trả lời:
Bạn Bình thân mến!
Bệnh vùi "cậu nhỏ" cơ bản là có thể chữa trị được, song không phải bằng phương pháp "kéo" như bạn nói đâu nhé (nếu bệnh í mà chữa được như thế thì may mắn quá!)
Để chữa trị chứng bệnh này, trước tiên cần phân biệt rõ "cậu nhỏ" nhỏ, "cậu nhỏ" vùi và hẹp bao quy đầu, rùi sau đó mới có hướng điều trị, xử lí khác nhau. Trong trường hợp hẹp bao quy đầu, thường da quy đầu dài, hẹp, kéo xuống rất khó khăn hoặc không được. Còn dương vật nhỏ là vấn đề rất phức tạp. Đối với những trường hợp vùi giả (do béo phì, mỡ che phủ như nói trên), thì không cần phẫu thuật, mà "khổ chủ" chỉ cần tập thể dục, điều tiết chế độ dinh dưỡng để giảm cân là được (thông thường, ở người lớn khi béo thêm 10kg, thì mỡ sẽ che lấp, làm cho "cậu nhỏ" ngắn đi tới 1 cm cơ đấy).
Việc chữa trị vùi "cậu nhỏ", hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật, tùy theo từng bệnh viện. Điều quan trọng là phải chẩn đoán phân biệt đúng, để có hướng xử lý đúng. Vì vậy nếu thấy có bất kì bất thường nào ở "cậu nhỏ" thì XY hãy mau mau đi khám nhé.
Bồi dưỡng cho tinh binh 1. Chất lượng tinh binh thế nào là tốt? Bình thường thì bước đầu có thể phán đoán thông qua: nhìn, ngửi và kiểm tra. Nhìn: Nói chung, tinh dịch bình thường có màu sữa trắng trong như lòng trắng trứng gà, dĩ nhiên chỉ là hơi trong thôi. Tinh dịch của những người "bị giam hãm" lâu, không được xuất tinh có...