Chân dung ứng viên tổng thống Mỹ Barack Obama
Đương kim tổng thống Mỹ Obama bước vào cuộc tranh cử quyết liệt với nhiều lợi thế: cử tri thích cá tính của ông, nhiều cử tri trung thành đứng về phía ông, thậm chí ngay cả khi họ đánh giá thấp ông trong việc giải quyết tình hình kinh tế bất ổn của Mỹ.
Tổng thống Barack Obama thư giãn trong phòng làm việc. Ảnh: VanityFair
Nếu chiến lược sắp tới của Obama thuyết phục được cử tri tiếp tục sát cánh cùng ông trong tháng 11 tới, đồng thời chỉ rõ cho họ thấy Mitt Romney không phải là người thích hợp để đặt lòng tin thì chắc chắn ông sẽ là người chiến thắng trong lần tái tranh cử này.
Trong thời gian ngồi ở Nhà Trắng ba năm rưỡi qua, ông và những người Dân chủ đã gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thời điểm ông nhận chức cũng là lúc nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Kinh tế của Mỹ cùng phải đối diện với nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức cao.
Hơn nữa, đảng Dân chủ phải chịu nhiều tổn thất trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2010. Thời điểm đó, đảng Cộng hòa thể hiện tinh thần nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng trong việc thúc đẩy chiến dịch của đảng bảo thủ và cản trở kế hoạch của tổng thống Obama.
Mitt Romney và đảng Cộng hòa tin rằng Obama sẽ không thể truyền được nhiệt huyết của mình tới cử tri như năm 2008. Ngược lại, những cử tri độc lập sẽ quay lưng lại với những chính sách của Obama trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay.
Thiếu thời
Obama và mẹ Ann Dunham năm 1963. Ảnh: Whitehouse
Obama sinh năm 1961. Mẹ ông là Stanley Ann Dunham, sinh tại Wichita, Kansas, Mỹ. Bà là người Anh lai Đức và Ai Len. Bố ông là Barack Obama, Sr., nguyên quán tại Nyang’oma Kogelo, tỉnh Nyanza, Kenya. Hai người gặp nhau khi đang theo học tại Đại học Haiwaii, Manoa nhưng lại sống ly thân khi cậu bé mới lên hai, và cuối cùng đã ly dị. Cha của Obama trở về Kenya, chỉ gặp con mình một lần duy nhất trước khi mất vì tai nạn xe hơi năm 1982.
Khi ông lên 6, mẹ ông kết hôn với một công dân Indonesia và dọn đến Jakarta. Obama nhập học các trường ở đây cho đến 10 tuổi, rồi trở về Hawaii sống với ông bà ngoại.
Những câu hỏi xung quanh việc liệu Obama có được sinh ra trên đất Mỹ hay không đã đeo đẳng ông kể từ khi ông ra tranh cử tổng thống năm 2008. Một nhóm soi xét quốc tịch, nơi sinh của Obama cho rằng, ông được sinh ra tại Kenya hoặc Indonesia và ông không đủ điều kiện để giữ chức tổng thống Mỹ. Để bác bỏ điều đó, Obama đã phải công khai bản sao giấy khai sinh để chứng minh ông sinh ra ở Hawaii.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp Đại học Columbia ở New York năm 1983, Obama trở thành chuyên viên tổ chức cộng đồng trong ba năm tại Chicago, giữ cương vị giám đốc Đề án Phát triển Cộng đồng, một tổ chức cộng đồng lúc đầu bao gồm 8 giáo xứ Công giáo ở vùng Đại Roseland. Cuối năm 1988, ông nhập học Trường Luật của Đại học Harvard, và trở thành vị chủ tịch da màu đầu tiên của Tạp chí Luật Đại học Harvard.
Trong khi làm việc ở Chicago, ông gặp và kết hôn với Michelle Robinson năm 1992 và sinh ra hai cô con gái tên Malia và Sasha.
Sau khi tốt nghiệp trường Havard, ông quay lại Chicago làm việc trong ngành luật dân sự, và là đại diện bảo vệ quyền của người thuê nhà và người bị phân biệt đối xử việc làm. Đồng thời, ông tham gia vào công việc giảng dạy tại khoa Luật trường Đại học Chicago.
Hoạt động chính trị
Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong chiến dịch tranh cử tại Cincinnati, Ohio. Ảnh: AP
Năm 1995, ông xuất bản cuốn hồi ký “Dreams from My father” (Giấc mơ từ cha tôi). Một năm sau đó, ông đắc cử vào cơ quan lập pháp Illinois, thế chỗ của Alice Palmer để đại diện cho Hạt 13 của thành phố Chicago.
Với cương vị một thượng nghị sĩ, ông đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối chiến tranh tại Iraq, và chính điều đó đã giúp ông giành được sự ủng hộ đầu tiên trong cuộc đua tranh cử của đảng Dân chủ.
Obama từ nhiệm ở Illinois sau khi đắc cử vào Thượng viện Mỹ tháng 10/2004. Tháng 7/2004, ông viết và đọc một bài diễn văn quan trọng về khát vọng, tự chủ và đoàn kết dân tộc tại Đại hội đảng Dân chủ năm 2004.
Vài tháng sau cuộc bầu cử cam go, ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng ở Washington và sớm xuất bản cuốn sách tựa đề “The Audacity of Hope” (Hy vọng Táo bạo). Tại Điện Capitol, Obama không chỉ thiết lập một cuộc bỏ phiếu tự do mà còn trao đổi với các cử tri đảng Cộng hòa về phòng chống lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS và sự gia tăng vũ khí hạt nhân.
Khi bắt tay vào vận động tranh cử tháng 2/2007, ông đã gặp nhiều khó khăn từ phe đối lập, những người tìm cách loại bỏ ông và cho rằng ông không đủ tiêu chuẩn, thiếu sự chuẩn bị cho vị trí tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược ông đưa ra đã khuấy động cả triệu cử tri, đặc biệt với những cử tri trẻ muốn nhìn thấy một điều thực sự mới mẻ sau 2 nhiệm kỳ dưới thời George W Bush.
Obama đắc cử tổng thống Mỹ sau một cuộc chiến lâu dài và mệt mỏi chống lại cựu đệ phất phu nhân Hillary Clinton, người mà sau này ông đề cử làm ngoại trưởng Mỹ.
Đương nhiệm
Tổng thống Obama trước sự hâm mộ của binh lính Mỹ. Ảnh chụp hôm 31/8, tại El Paso, Texas, Mỹ. Ảnh: AP
Barack Hussein Obama đã làm nên lịch sử vào ngày 4/11/2008 khi ông dễ dàng đánh bại đối thủ đảng Cộng hòa, John McCain, và trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Nhậm chức ở tuổi 47, Obama là vị tổng thống đầu tiên sinh ra ở Hawaii. Khác với John McCain, George Bush hay Bill Clinton, cuộc đời ông không đắm chìm trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam hay bị ảnh hưởng từ xung đột văn hóa của những năm 1960.
Kể từ khi ông nhậm chức, đảng Dân chủ đã tập trung thúc đẩy chương trình phát triển kinh tế, đại tu toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, đưa ra được nhiều điều lệ mới cho phố Wall và ngành ngân hàng cũng như cứu nguy cho ngành ô tô Mỹ thoát khỏi tình trạng phá sản.
Thêm vào đó, ông và đảng Dân chủ đã đảo ngược một đạo luật tồn tại suốt hai thập kỷ, đạo luật cấm người đồng tính công khai tham gia vào quân đội Mỹ. Ông cũng cấp giấy chứng nhận hợp pháp tạm thời cho một số người nhập cư bất hợp pháp được đưa đến Mỹ mà không cần thông qua Quốc hội.
Obama cũng điều một nhóm biệt kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden và ký một hiệp ước vũ khí hạt nhân mới với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Đầu nhiệm kỳ, ông đã gửi thêm 33.000 lính Mỹ tới Afghanistan nhằm đánh bại quân Taliban đang leo thang chiến sự và thay đổi cục diện trên chiến trường Afghanistan. Obama đã thành công trong việc kết thúc hai cuộc chiến tranh nhiều mất mát, đau thương và đắt đỏ của người Mỹ ở Iraq và Afghanistan, với quyết định sẽ rút gần như toàn bộ lính Mỹ ở đây về nước vào cuối năm 2014. Ông đã kết thúc cuộc chiến hỗn loạn trong suốt thập kỷ qua.
Xáo trộn kinh tế
Trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng năm 2008, Obama thắng Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain một phần vì công chúng cho rằng chính sách của đảng Cộng hòa khiến kinh tế Mỹ suy giảm, và McCain không chuẩn bị tốt để phục hồi kinh tế.
Obama và các chiến hữu hy vọng họ có thể lặp lại kỳ tích năm 2008. Tuy nhiên, cử tri có vẻ không mấy hài lòng về diễn biến trong mấy năm Obama đương nhiệm, dù rằng suy thoái kết thúc, tỷ lệ người thất nghiệp cũng dần giảm xuống và nền kinh tế Mỹ có nhiều nét tươi mới hơn.
Đánh vào tâm lý chung của các cử tri, ứng viên tổng thống Mitt Romney, phó tướng Paul Ryan và đảng Cộng hòa đưa ra chiến lược hướng tâm điểm quốc gia vào vai trò của giới giàu có trong nền kinh tế.
Ryan cho rằng những người tạo được việc làm và dám chấp nhận thách thức đáng được khích lệ chứ không nên bị đánh thuế cao. Ngược lại, Obama nhận định giới nhà giàu đã được ưu tiên đủ, và giờ đã đến lúc họ phải trả nhiều hơn để đảm bảo công bằng. Chính luận điểm này sẽ là cơ sở để các chuyên gia phản biện trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Theo VNE
Mật vụ Mỹ gặp khó khi bảo vệ Romney
Mật vụ Mỹ, lực lượng có trách nhiệm bảo vệ ứng viên tổng thống Mitt Romney 24/7, có thể gặp khó khi theo ông đến những ngôi đền tối linh thiêng của giáo hội Mặc Môn mà ông là một tín đồ.
Các nhân viên mật vụ Mỹ theo sát ông Romney khi ông gặp những người ủng hộ tại Florida hôm qua. Ảnh: AFP
Theo The Salt Lake Tribune, ông Romney đã đến thánh đường nhiều lần kể từ khi được đội mật vụ bảo vệ, nhưng ông vẫn chưa vào những chốn linh thiêng và nghiêm ngặt hơn của giáo hội Mặc Môn, còn được gọi là Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Jesus Kito (LDS).
Các tín đồ đều có thể hành đạo ở nhà cộng đồng của LDS, nhưng chỉ có các thành viên cao cấp của giáo hội sắc mới được phép vào bên trong thánh thất tôn nghiêm hơn ở các đền này.
"Không có cách gì cho Mật vụ Mỹ đi vào khu vực giới nghiêm, tất cả đều phải tuân thủ luật lệ", ông Ronald Kessler, tác giả một cuốn sách về mật vụ của tổng thống nói. "Mật vụ sẽ phải xin phép, và tất nhiên, giáo hội sẽ hiểu và muốn Romney được bảo vệ. Mật vụ sẽ được vào bên trong".
Theo Kessler, những người được bảo vệ, như tổng thống hay ứng viên tổng thống, đều có tiếng nói nhất định về mức độ đảm bảo an ninh mà họ cần, dù họ hiểu những mối đe dọa chống lại mình là mọi nơi mọi lúc, và cũng đủ khôn ngoan để biết rằng đi đến đền một mình là quá nguy hiểm.
"Sẽ rất lố bịch nếu mật vụ không thể bảo vệ ông ấy ở một nơi đông người. Ông ấy là một mục tiêu hoàn hảo. Mọi tín đồ Mặc Môn đều có thể là tội phạm", Kessler nói.
Đội tranh cử của ông Romney đã đặt ra những câu hỏi về vấn đề an ninh này cho mật vụ Mỹ. Tuy nhiên, cơ quan này từ chối phát biểu và không tiết lộ công khai về những phương tiện cũng như cách thức làm nhiệm vụ của mình. Phát ngôn viên giáo hội LDS Scott Trotter cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Những tín đồ Mặc Môn khác có chức quyền cũng được đảm bảo an toàn bằng một đội vệ sĩ. Đáng chú ý nhất là lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Harry Reid, người có ít nhất hai nhân viên an ninh của quốc hội hộ tống mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, phát ngôn viên cơ quan an ninh này từ chối tiết lộ ông Reid được bảo vệ thế nào khi đến thăm các ngôi đền LDS. Theo những người thân cận, ông Reid có tham gia các nghi lễ ở đền nhưng không rõ đội an ninh có đi kèm ông vào bên trong hay không.
Cơ quan Mật vụ Mỹ có trách nhiệm bảo vệ các ứng viên tổng thống từ rất sớm trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11. Việc ông Romney nay được Mật vụ theo sát 24 giờ mỗi ngày là chuyện đương nhiên.
Tuy nhiên, vẫn còn những cách khác để ông Romney tham gia vào các nghi lễ của giáo hội mà vẫn được đảm bảo an toàn. Bill Nixon, một nhà vận động hành lang ở Washington, cho biết cách giải quyết dễ dàng cho vấn đề này là cử các nhân viên do đền bố trí hộ tống ông Romney vào trong đền.
Ông Romney vừa khép lại cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với đương kim Tổng thống Barack Obama hôm 4/10 trong thế chủ động. Hôm nay, ứng viên của đảng Cộng hòa sẽ có bài phát biểu về chính sách đối ngoại, trước khi bước tiếp vào cuộc đối đầu thứ hai với ông Obama ngày 16/10 tới.
Theo VNE
Những sơ suất ngoại giao của Obama, Romney Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ Mitt Romney hôm nay sẽ phát biểu về chính sách đối ngoại, trong khi giới quan sát "soi" lại các điểm yếu của ông cũng như Tổng thống Obama trong lĩnh vực này. Bài phát biểu này là cơ hội cuối cùng trước khi bầu cử diễn ra để ông Romney chứng minh có...