Chặn đứng thoái hóa khớp để không gây tàn phế
Bằng sự can thiệp vào hệ miễn dịch, phát minh của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu InterHealth của Mỹ đã mở ra một tương lai không xa rằng con người sẽ tránh khỏi nguy cơ tàn phế do thoái hóa khớp gây ra.
Hệ miễn dịch tấn công vào sụn khớp của chính cơ thể mình làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp
Tàn phế do tổn thương sụn khớp
Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất, được mệnh danh là sát thủ âm thầm và là nguyên nhân phổ biến số một gây tàn phế cho con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính toàn thế giới hiện có hơn 10% dân số từ tuổi trung niên, tương đương với hàng trăm triệu người, bị hạn chế vận động do bệnh thoái hóa khớp. Những người bị giới hạn biên độ hoạt động của khớp ngày càng nặng lên gây tàn phế.
Có nhiều tác nhân, điều kiện ngoại cảnh làm xuất hiện thoái hóa khớp. Cách đây hơn 2 thế kỷ, nhà giải phẫu học nổi tiếng người Scotland là William Hunter (1718-1783) đã chỉ ra, sự hư hại sụn khớp là một vấn đề cốt lõi của tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, người ta chưa lý giải được vì sao sụn khớp ngày càng hư tổn, đồng thời chưa thể tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
Mãi đến gần đây, khi ngành sinh học phân tử, đặc biệt là Miễn dịch học phân tử phát triển, người ta mới có thể hiểu được một cách rõ ràng hơn về sự hư hại của sụn khớp. Sụn là một trong những mô liên kết chủ yếu của cơ thể với hơn 90% là những sợi collagen tuýp 2, đảm bảo sự linh hoạt, dẻo dai và chịu tải cho các khớp xương. Các nhà khoa học đã chỉ rõ, lập trình tưởng chừng như vô cùng hoàn hảo của hệ miễn dịch cơ thể bỗng chốc trở nên mắc lỗi nặng nềkhi tự “giết đi” những thành phần hữu dụng của chính mình.
Nghiên cứu cho thấy, theo thời gian,áp lực tác động lên các khớp xương ngày càng nhiều, các cấu trúc sợi collagen trong sụn dù có chắc bền đến đâu cũng có thể dễ dàng bị tổn thương và hệ miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể lập tức đi tới để dọn dẹp những phần hư hỏng đó. Điều đáng chú ý ở đây là các thành phần của sụn khớp không được nuôi trực tiếp bằng máu nên dễ bị hệ miễn dịch hiểu nhầm là yếu tố bên ngoài xâm nhập. Do vậy, các tế bào chức năng của hệ miễn dịch không chỉ dọn dẹp những sợi collagen tổn thương mà còn hủy hoại luôn cả những sợi collagen còn lành lặn.Đây là căn nguyên chủ yếu nhất gây ra những cơn đau khớp vàđẩy nhanh quá trình viêm, dẫn đến kết cục làkhớp bị hư hại.
Từ phát hiện vô cùng quan trọng này, một dưỡng chất sinh học thế hệ mới được phát minh từ Viện Nghiên cứu InterHealth (Mỹ) là UC-II đã được xác định là giải pháp đặc hiệu trong quá trình ngăn ngừa quá trình tự phá huỷ sụn khớp của cơ thể.
UC-II là nguồn duy nhất cung cấp collagen tuýp 2 không biến tính (công trình đã được cấp 4 bằng sáng chế độc quyền của Mỹ. Hàng chục nghiên cứu lâm sàng về UC-II tại các trung tâm y khoa, bao gồm cả nghiên cứu tại trường Y khoa Đại học Harvard, tất cả đều khẳng định tính ưu việt của dưỡng chất này trong việc tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xem như đây là một trong những thành công của ngành Miễn dịch học phân tử.
Vậy UC-II đã làm gì?
Video đang HOT
Sau khi được hấp thu vào cơ thể bằng đường uống, UC-II đi đến ruột non, nơi nó giới thiệu với hệ miễn dịch một loại phân tử collagen giống như loại được tìm thấy trong sụn khớp. Từ đó, UC-II dễ dàng tham gia vàohoạt động hấp thụ, vận chuyển tự nhiên của cơ thể, giúphệ miễn dịch không tiếp tục phá hủy những sợi collagen tại sụn khớp, đồng thờicung cấp nguyên liệu, hoạt hóa quá trình sửa chữa, tái tạo cấu trúc cho khớp.
Nghiên cứu của tác giả David C. Crowley đăng tải trên Tạp chí International Journal of Medical Science cho thấy, UC-IIgiúp giảm tình trạng cứng khớp và khó vận động là 33%, giảm tình trạng đau nói chung đến 40%, chỉ trong 90 ngày.
Tiến sĩ Jay Udani, Giám đốc Trung tâm Medicus LLG giải thích cơ chế điều chỉnh miễn dịch của UC-II.
Một nghiên cứu ở người khỏe mạnh đăng trên Tạp chí JISSN (Hiệp hội quốc tế về thể thao và dinh dưỡng) mới đây công bố, bổ sung 40mg UC-II mỗi ngày trong 4 tháng thì thấy các đối tượng nghiên cứu có độ vận động khớp gối tăng lên rõ rệt so với đối tượng uống giả dược (810 so với 740) và tăng gấp đôi độ dẻo dai của khớp. Tiến sĩ Jay Udani, Giám đốc Trung tâm Medicus LLG (California, Mỹ),cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng khỏe mạnh và thấy rằng UC-II đã cải thiện tốt các chức năng của khớp khi trải qua các bài tập thể dục nặng. UC-II hoạt hóa tế bào T-điều hòa của hệ miễn dịch sinh ra các yếu tố chống viêm (cytokine), qua đó điều hòa hoạt động của các tế bào sụn, tái tạo, phục hồi những cấu trúc sụn hư tổn do vận động thái quá gây ra”.
Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì đã mở ra hướng chăm sóc khớp không chỉ cho bệnh nhân thoái hóa khớp mà còn ở cả những người khỏe mạnh, giúp con người phòng tránh bệnh xương khớp từ sớm và làm chậm quá trình lão hóa sụn, là cơ sở cho một thế giới không còn tàn phế vì thoái hóa khớp trong tương lai.
Tại sao UC-II làm được như vậy?
Sở dĩ UC-II có tác dụng lên hệ miễn dịch vì được chiết xuất bằng công nghệ thủy phân nhiệt độ thấp, duy trì cấu trúc phân tử chính xác và đặc tính sinh học ban đầu của collagen tuýp 2 trongtự nhiên.Điều này hoàn toàn khác biệt vớicác nghiên cứu thất bại trước đây, vì khi chiết xuất bằng công nghệ nhiệt độ cao hay hóa chất, loại collagen này sẽ mất đi cấu trúc và loại bỏ luôn đặc tính sinh học của nó khiến không còn tác dụng có lợi lên hệ miễn dịch.
Như vậy, khi được đảm bảo cấu trúc và tính chất sinh học, UC-II có khả năng hấp thụ trọn vẹn vào cơ thể và thực hiện trúng đích chức năng quan trọng của nó là tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, mà cụ thể hơn là tái tạo, sản sinh các sợi collagen tuýp 2 tự nhiên trong cơ thể. UC-II đã được nhìn nhận như một thách thức tiến trình lão hóa khi làm chậm lại một cách hiệu quả sự bào mòn của sụn khớp.Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, giải pháp UC-II cần được gắn liền với một lối sống lành mạnh, vận động hợp lý, tránh các thói quen gây hại cho khớp, đề phòng dinh dưỡng kém và nhiễm trùng cơ thể.
Tóm lại, với một dưỡng chất sinh học thế hệ mới như UC-II vừa giúp cơ thể sửa sai, đồng thời vừa cung cấp nguồn nguyên liệu quý tái tạo sụn khớp, con người đã có những bước tiến đáng kể trong công cuộc chăm sóc sức khỏe toàn diện, sống chất lượng trong mọi giai đoạn của cuộc đời.
Theo TPO
Cơ thể tự 'hủy' mình trong bệnh thoái hóa khớp
Vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu, sụn khớp không được cơ thể nhận biết như là "người nhà". Vì vậy, thay vì bảo vệ, cơ thể lại có cơ chế hủy hoại sụn ngay khi phát hiện những tổn thương nhỏ đầu tiên của cơ quan này, khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra ngày càng nhanh hơn.
Những kiến thức y học gần đây của ngành miễn dịch học phân tử đã khẳng định, chính hệ miễn dịch của cơ thể đã vô tình hủy hoại sụn khớp khi có tình trạng viêm xảy ra.
Nguyên nhân sụn khớp "một đi không trở lại"
Vận động thái quá
Hằng ngày sụn khớp phải chịu tác động của nhiều lực nén, lực ma sát khi cơ thể vận động nên dễ bị bào mòn theo thời gian. Ngoài ra, các trường hợp chấn thương tại khớp do tập luyện, tai nạn càng khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng hơn.
Tuổi tác của cơ thể
Bình thường, sụn khớp cần có quá trình tổng hợp, sửa chữa để cân bằng với quá trình phá hủy. Tuy nhiên khi có tuổi, quá trình tổng hợp của sụn bị suy giảm do sự lão hóa chung của cơ thể. Chưa kể, tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo sau tuổi trưởng thành.
Bệnh tật
Nhiều bệnh có ảnh hưởng đến xương khớp và tác động xấu đến sụn như béo phì, gút, tiểu đường... Nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ và thoái hóa khớp gối ở nữ giới tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương cho thấy, phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Do hệ miễn dịch phá hủy
Đặc biệt, khi sụn khớp hư tổn, quá trình viêm diễn ra, hệ miễn dịch được kích hoạt để dọn dẹp những phần sụn bị đứt, vỡ dưới sự chỉ huy của tế bào T-Killer (tế bào dọn dẹp những phần tử hư hỏng trong cơ thể). Tuy nhiên, vì sụn được nuôi dưỡng bởi dịch khớp thay vì bởi máu nên hệ miễn dịch không nhận biết sụn như một thành phần của cơ thể. Hậu quả là thay vì bảo vệ, hệ miễn dịch ra lệnh tổng tấn công "kẻ ngoại lai" sụn khớp khắp nơi, bất kể sụn hư hay khỏe mạnh. Chính việc này đã đẩy quá trình hủy hoại sụn khớp diễn ra nghiêm trọng hơn.
Hệ miễn dịch tấn công vào chính sụn khớp đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp và tăng nguy cơ tàn phế
Giải pháp chăm sóc, nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả
Con người không thể tránh khỏi quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể nói chung và sụn khớp nói riêng, tuy nhiên để tránh cơ thể tự hủy hoại sụn khớp, bên cạnh vận động phù hợp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan, điều quan trọng là giúp hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là "người nhà" để bảo vệ và tái tạo sụn hiệu quả nhất. Câu trả lời nằm ở hoạt chất sinh học UC-II - phát minh của InterHealth (Mỹ), được tinh chiết bằng công nghệ cao nhằm giữ nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, khi UC-II vào cơ thể bằng đường uống, ngoài việc được hấp thu để nuôi dưỡng sụn khớp, một phần UC-II sẽ giữ nguyên cấu trúc phân tử và trình diện trước hệ miễn dịch. Chính sự trình diện lặp đi lặp lại này khiến hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là "người nhà", loại bỏ "lỗi hệ thống" trước đó khi nhầm lẫn sụn khớp là "kẻ ngoại lai" cần tiêu diệt. Phát kiến này mang đến cái nhìn hoàn toàn mới cho thế giới về bệnh khớp là qua cơ chế đáp ứng miễn dịch, khi có hiện tượng viêm sụn xảy ra, UC-II sẽ làm hoạt hóa tế bào T-Regular (tế bào T điều hòa) giúp quá trình viêm ở sụn diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giảm hoạt tính của tế bào T-Killer, từ đó giảm sự phá hủy sụn khớp.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người khỏe mạnh dùng UC-II (40 mg/ngày) mang lại nhiều tác động tốt hơn cho khớp so với giả dược: biên độ sử dụng khớp rộng hơn (810 so với 740); thời gian khởi phát cơn đau khớp nhẹ sau vận động lâu hơn (2,8 phút so với 1,4 phút); hạn chế cứng khớp và cải thiện đáng kể sự gấp duỗi của khớp... Gần đây, quân đội Mỹ cũng dùng UC-II nhằm tăng sức bền cho xương khớp, nhờ tác dụng kép từ UC-II là giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và điều hòa miễn dịch, làm chậm quá trình viêm và hư hại sụn.
TS-BS Đặng Hồng Hoa
(Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E)
Theo TNO
Bệnh đột quỵ ở nữ giới: Ít nhưng hậu quả nặng nề Đột quỵ (hay tai biên mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 và dẫn tới tàn phế hàng đầu trên thê giới. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ ở phụ nữ xảy ra ít hơn nam giới nhưng thường trầm trọng hơn. Ảnh minh họa Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở phụ...