Chân dung tân Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giới truyền thông nhận định là “linh hồn Viettel – người đưa di động, Internet trở thành dịch vụ bình dân”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, tân Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel, người nổi tiếng với những dự định táo bạo, vừa được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel thay cho Trung tướng Hoàng Anh Xuân.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng ông Hoàng Anh Xuân đại diện vốn của Viettel đã tham gia vào Ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp khác như Công ty tài chính Vinaconex-Viettel, Ngân hàng Quân đội, Viettel Global, Tổng Công ty Vinaconex…
Tiểu sử
Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962. Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.
Quá trình học tập:
- Từ năm 1980 đến năm 1986: Trường Cao đẳng thông tin Quân sự Ulianop – Chuyên ngành : Kĩ sư vô tuyến điện – Liên Xô.
Video đang HOT
- Từ năm 1993 đến năm 1995: Trường Đại học Tổng hợp Sydney – Chương trình đào tạo sau đại học: Thạc sĩ Viễn thông – Úc.
- Từ năm 1995 đến năm 1998: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Chương trình đào tạo sau đại học: Thạc sĩ Kinh tế – Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Viettel cho Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
Quá trình công tác:
Trên cương vị là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng có kinh nghiệm làm việc dày dặn và đạt được nhiều thành tích xuất sắc:
- Là một trong những cán bộ chủ trì đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi Công ty Viễn thông Viettel từ một doanh nghiệp nhỏ thành một Tập đoàn Viễn thông lớn mạnh, đóng góp tích cực trong phát triển hạ tầng viễn thông và hệ thống cung cấp dịch vụ rộng khắp trên cả nước.
- Là một trong những cán bộ trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo xây dựng, lắp đặt thiết bị đường trục thông tin Cáp quang quân sự Bắc – Nam 1A và 1B. Chủ động đề xuất các phương án, xây dựng các dự án viễn thông, tham gia đàm phán với VNPT để kí kết thoả thuận, kết nối, tổ chức kinh doanh thử nghiệm Dịch vụ 178. Đã trực tiếp chỉ đạo lắp đặt, tổ chức quản lí, khai thác Dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP với thương hiệu 178. Chủ trì chỉ đạo thiết kế, thành lập và phát triển mạng thông tin di động với công nghệ GMS.
- Chỉ đạo các dự án phát triển đầu tư và kinh doanh tại nước ngoài một cách có hiệu quả đặc biệt là các dự án phát triển mạng lưới, kinh doanh tại Lào và Campuchia.
- Với những thành tích trong hoạt động và công tác, bản thân vinh dự được Bộ Quốc Phòng Tặng 02 Bằng khen; Bộ Bưu chính Viễn thông tặng 03 Bằng khen; được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất (2004), Huân chương Lao động hạng Ba, được TW Đoàn tặng Kỉ niệm chương vì thế hệ trẻ (2010), là một trong 10 nhân vật của ngành công nghệ thông tin truyền thông (ICT) Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 2000 – 2009.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giới truyền thông nhận định là “linh hồn Viettel – người đưa di động, Internet trở thành dịch vụ bình dân”. Năm 2000, Viettel bắt đầu bước chân vào thị trường Viễn thông với dịch vụ điện thoại giá rẻ đường dài trong nước (VoIP). Đây là dịch vụ viễn thông đầu tiên được mở ra để cạnh tranh trên thị trường viễn thông lúc bấy giờ. Thời điểm đó tổng tài sản của Viettel chỉ có 34 tỉ đồng. Đến thời điểm này, Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, năm 2013, Viettel tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 về doanh thu và số lượng thuê bao điện thoại duy trì trên mạng lưới. Tổng doanh thu của Viettel năm 2013 vượt VNPT hơn 43.886 tỉ đồng, số thuê bao duy trì trên mạng của Viettel cũng đã vượt VNPT hơn 13,8 triệu thuê bao.
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng được đánh giá là giữ sức tăng trưởng của Viettel trong bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam đã bước vào thời kì bão hòa, các dịch vụ OTT đang làm sói mòn doanh thu viễn thông truyền thống, và việc đầu tư nước ngoài cũng khó khăn hơn. Ông Hùng sẽ tiếp tục chèo lái Viettel để đạt được mục tiêu đưa Viettel trở thành 1 trong 20 Công ty viễn thông và CNTT lớn nhất toàn cầu, 1 trong 10 Công ty viễn thông lớn nhất về đầu tư ra nước ngoài. Các lĩnh vực chính Viettel hướng đến là viễn thông, CNTT, đầu tư ra nước ngoài và nghiên cứu sản xuất thiết bị.
Năm 2014 và các năm tiếp theo, Tập đoàn Viễn thông Quân đội xác định những chuyển dịch chiến lược quan trọng: chuyển dịch từ di động sang di động băng rộng; từ cố định sang cố định băng rộng; từ công ty mạng lưới sang công ty dịch vụ; từ công ty điều hành sang công ty sáng tạo; từ công ty dịch vụ sang công ty nghiên cứu sản xuất công nghệ cao; từ công ty trong nước thành một công ty toàn cầu. Viettel phấn đấu năm 2014 tăng trưởng 12-15%.
Theo Thongtincongnghe
Facebook tuyên chiến với nhà mạng toàn thế giới?
Facebook thâu tóm Whatsapp với giá 19 tỷ USD, nhưng không nhiều người biết rằng con số đó quá nhỏ bé so với 100 tỷ USD mà các nhà mạng toàn thế giới đang thu về từ tin nhắn. Vấn đề là Whatsapp đang dần gặm nhấm mảng doanh thu cực lớn đó.
Con số 19 tỷ USD mà Facebook bỏ ra khiến nhiều người sững sờ và cho rằng Facebook đã định giá quá cao một ứng dụng có số lượng người dùng bằng một nửa hãng và khả năng tài chính yếu hơn rất nhiều. Nhưng một con số khác có thể khiến giới công nghệ giật mình là số lượng tin nhắn trên Whatsapp đã vượt tổng lượng tin nhắn trao đổi thông qua các nhà mạng di động trong năm vừa qua.
Vào tháng 1 vừa qua, CEO Whatsapp cho biết mỗi ngày tổng lượng tin nhắn trên Whatsapp là khoảng hơn 50 tỷ, tức là khoảng 18,3 nghìn tỷ tin nhắn mỗi năm. Trong khi đó theo ước tính thì tổng lượng SMS toàn cầu là 8,16 nghìn tỷ trong năm 2013, dù rằng gần như mỗi người trên Trái Đất đều đang sở hữu một thiết bị di động, khi thế giới hiện có 6,8 tỷ thiết bị di động đang hoạt động, theo Infoma.
Thành quả của Whatsapp và các ứng dụng OTT khác đang làm nhà mạng khắp nơi lo lắng. Ở Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng của Viettel cho hay "Viber xuất hiện gây xôn xao Viettel". Một số nguồn tin khác thì cho rằng nhà mạng Việt đang mất vài trăm tỷ doanh thu mỗi năm (trong tổng số hàng trăm tỷ doanh thu) vì sự xuất hiện của các ứng dụng OTT.
Có một điều lưu ý là tin nhắn SMS bình thường thì sẽ mất phí, dù khá nhỏ. Còn tin nhắn qua OTT thì miễn phí. Vì thế, khi dùng OTT, chúng ta có xu hướng nhắn nhiều tin hơn và không "tiết kiệm từng chữ" như khi nhắn qua SMS. Nhưng không thể phủ nhận rằng OTT đang khiến các nhà mạng toàn cầu lo lắng.
Đối mặt với sự sụt giảm này, các nhà mạng đã tung ra nhiều chiêu bài như "vận động hành lang" chính quyền chặn các OTT như ở Hàn Quốc, thu phí dữ liệu 3G/4G dùng OTT với mức giá cao hơn dữ liệu sử dụng thông thường, tự phát triển ứng dụng OTT riêng hoặc hợp tác với nhau ra mắt thế hệ OTT mới như Joyn của liên minh GSMA. Và cuối cùng là "không đánh được thì đàm" hợp tác chia sẻ doanh thu với các ứng dụng OTT.
Thế nhưng các ứng dụng OTT vẫn phát triển mạnh mẽ: Whatsapp tăng gấp đôi lượng người dùng sau 10 tháng, hay LINE tăng gấp 3 lần lượng cài đặt lên 300 triệu lượt chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm.
Với sự hỗ trợ tài chính từ Facebook và việc thoát khỏi ách quảng cáo của Facebook trong thời gian tới, Whatsapp sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Và giờ các nhà mạng toàn cầu đang đứng trước thế lực lớn của thế giới chứ không chỉ là những mảnh ghép lớn như LINE hay Whatsapp, Kakao Talk khi xưa.
Vậy các nhà mạng có thể làm gì chủ động hơn trong ứng phó với OTT. Đó có thể là việc hoạt động theo mô hình OTT hoặc có hình thức chia sẻ lợi nhuận linh hoạt với các ứng dụng OTT này.
Một dự báo được đưa ra trước đây của hãng phân tích Infoma cho rằng doanh thu tin nhắn và cuộc gọi toàn thế giới sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng tới năm 2016 do mấy nguyên nhân sau: OTT chưa phổ biến ra toàn cầu, người dùng các ứng dụng OTT chưa thể liên lạc với nhau và người dùng OTT vẫn phải gọi cho những người chưa dùng OTT thông qua nhà mạng.
Tuy nhiên, động thái Facebook mua Whatsapp đang đặt cho nhà mạng toàn cầu nhiều bài toán lớn và liệu họ sẽ giải bài toán này như thế nào?
Theo PLXH
Viettel có nên mua công ty sáng tạo Viber? Một tin đồn đang làm xôn xao giới công nghệ khi cho biết Viber đang muốn bán mình cho một công ty châu Á và thật trùng hợp là ở Việt Nam Viettel cũng cho biết đang muốn mua một công ty sáng tạo. Viettel có đang để mắt tới Viber? Nhiều tin đồn cho hay Viber Media, công ty chủ quản Viber...