Chân dung tân CEO của GoViet: Từng là nhân viên của tỉ phú Phạm Nhật Vượng và sếp lớn’ chuỗi Cộng Cà Phê
Trước khi ngồi ghế CEO, ông Phùng Tuấn Đức thực tế là Giám đốc Vận hành của GoViet.
Trung tuần tháng 9 năm ngoái, bà Lê Diệp Kiều Trang bất ngờ rời ghế CEO GoViet chỉ sau 5 tháng làm lãnh đạo hãng gọi xe có sự hậu thuẫn của Go-Jek. Kể từ thời điểm đó cho tới nay, chiếc ghế nóng của startup gọi xe được xem là đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam vẫn được để trống.
Bà Lê Diệp Kiều Trang đầu quân cho GoViet hồi tháng 4 song sớm rời ghế nóng một thời gian ngắn sau đó.
Dù vậy, mới đây, Go-Jek bất ngờ cho biết ông Phùng Tuấn Đức sẽ trở thành CEO mới của GoViet. Trước đây, ông Đức từng là cựu giám đốc vận hành của công ty này. Ông cũng đồng thời là người đồng sáng lập của GoViet. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Go-Jek đang thực hiện hợp nhất thương hiệu gọi xe của mình trên toàn Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa với việc GoViet (Việt Nam) hay Get (Thái Lan) sẽ được đổi tên thành Go-Jek.
Việc đồng nhất thương hiệu sẽ giúp Go-Jek cạnh tranh tốt hơn với Grab trên quy mô toàn Đông Nam Á.
Ông Phùng Tuấn Đức sinh năm 1987 và tốt nghiệp đại học Wesleyan, chuyên ngành Kinh tế và Khoa học máy tính. Sau khi trở về nước, ông Đức sáng lập đồng thời ngồi ghế CEO một startup có tên Dynabyte đến tháng 10/2014, theo thông tin trên LinkedIn của ông. Đến tháng 3/2015, ông Đức trở thành giám đốc ngành hàng thực phẩm tươi sống trực tuyến của sàn thương mại điện tử Adayroi.
Video đang HOT
Ông Phùng Tuấn Đức trong đồng phục Go-Jek. Ảnh: FBNV
Sau khi rời Adayroi vào tháng 11/2016, ông Đức đầu quân cho chuỗi Cộng Cà Phê trong vai trò một giám đốc vận hành trước khi chính thức đồng sáng lập và là giám đốc vận hành của GoViet. Ở thời điểm hiện tại, trên tài khoản LinkedIn chính thức của ông Đức, ông đã đổi vị trí công việc của mình thành “Giám đốc điều hành quốc gia, Việt Nam” của Go-Jek, thay vì GoViet. Điều này cũng thể hiện thay đổi mang tính chiến lược mà Go-Jek vừa tuyên bố.
Bên cạnh hợp nhất thương hiệu, tất cả các công ty con của Go-Jek tại các quốc gia khác nhau sẽ quay lại dùng chung một nền tảng công nghệ.
Ở Việt Nam, Go-Jek “đi chậm” hơn Grab khá nhiều bởi Grab thực tế đã vào thị trường này từ năm 2014. Trong khi Grab dùng tên gọi này xuyên suốt 8 quốc gia mà nó hoạt động, Go-Jek chỉ dùng tên Go-Jek tại Indonesia và Singapore. Tại Việt Nam, nó tên là GoViet và ở Thái Lan nó được gọi là Get.
Grab và Go-Jek đang xây dựng hình ảnh siêu ứng dụng đa dịch vụ.
Go-Jek và Grab đang cạnh tranh khốc liệt để trở thành siêu ứng dụng số 1 khu vực Đông Nam Á. Cả hai đều thu hút người dùng đến với nền tảng của mình bằng cách tích hợp nhiều dịch vụ như gọi xe, giao đồ ăn hay thanh toán vào cùng một ứng dụng duy nhất. Grab có sự hậu thuẫn của các ông lớn như SoftBank, trong khi đó Go-Jek có đầu tư từ Facebook, Tencent và Google.
Ứng dụng gọi xe GoViet sẽ đổi tên theo thương hiệu Indonesia
Ứng dụng GoViet sắp đổi tên thương hiệu của mình thành Gojek. Đây cũng là tên công ty mẹ của ứng dụng gọi xe này tại Indonesia.
Ông Phùng Tuấn Đức - Giám đốc Vận hành GoViet vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Gojek Việt Nam.
Ngay sau đó, GoViet đã tuyên bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. Theo GoViet, việc hợp nhất này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược dài hạn của công ty.
Ít người biết rằng, GoViet chính là công ty con của Gojek một start-up theo mô hình siêu ứng dụng (Super App) tới từ Indonesia. Hiện Gojek có tổng cộng 2 triệu đối tác tài xế và 500.000 nhà hàng tham gia vào hệ thống tại hơn 200 thành phố ở khu vực Đông Nam Á.
Trang phục mới của các tài xế GoViet sẽ có màu xanh của Gojek thay vì màu đỏ như trước kia.
Theo GoViet, sau khi hợp nhất với Gojek, ứng dụng này sẽ có các tính năng và sản phẩm mới nhânh hơn, mượt mà hơn. Ứng dụng mới sẽ giúp người dùng Việt Nam có những trải nghiệm tốt hơn, với giao diện đơn giản, gọn gàng hơn và nhiều tính năng được nâng cấp. Người dùng cũng sẽ có thể sử dụng các dịch vụ của Gojek ở Indonesia, Singapore và Thái Lan.
Sau khi hợp nhất, người dùng ứng dụng GoViet vẫn có thể tiếp cận ba loại hình dịch vụ là gọi xe, giao hàng và đặt đồ ăn trên ứng dụng Gojek mới.
Theo ông Andrew Lee, Giám đốc các thị trường Quốc tế của Gojek: "Với việc Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên ngoài Indonesia, GoViet đã mở đường cho việc mở rộng hoạt động trong khu vực của Gojek. Ông Phùng Tuấn Đức là người sẽ lãnh đạo việc thực hiện chiến lược mang tính địa phương hóa cao của Gojek tại thị trường Việt Nam.".
Ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2018, GoViet hiện hoạt động trên ba lĩnh vực là gọi xe (GoBike), giao hàng (GoSend), và đặt đồ ăn (GoFood). Hiện ứng dụng này đang tạo thu nhập cho 150.000 đối tác tài xế và 80.000 nhà hàng, phần lớn trong số đó là các cửa hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Trong năm đầu tiên hoạt động, GoViet đã đạt mốc 100 triệu đơn hàng, con số này nhanh chóng tăng gấp đôi thành 200 triệu chỉ sau đó sáu tháng. Tỷ lệ hài lòng của người dùng liên tục ở mức cao (98%).
Trước đó ít ngày, thị trường ứng dụng gọi xe cũng xuất hiện thêm GV Taxi - một cái tên mới mang thương hiệu Việt Nam.
Grab cắt giảm nhân viên toàn cầu Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Grab là vận chuyển hành khách, bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lệnh cách ly xã hội được ban hành trên khắp các quốc gia Đông Nam Á. Theo Nikkei Asia, Grab sẽ cắt giảm 5% số lượng nhân viên toàn cầu trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cốt lõi là vận chuyển hành khách...