Chân dung Phó Tổng tư lệnh mới của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga
Trong cuộc cải tổ mới nhất, Trung tướng Sergei Kobylash, vốn giữ chức Tư lệnh Lực lượng Hàng không Tầm xa, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Ông Sergei Kobylash (giữa), khi đó là Tư lệnh Hàng không tầm xa thuộc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, tại buổi lễ ra mắt trước các cuộc thử nghiệm trên bộ và trên không của máy bay ném bom hiện đại hóa Tu-22M3M tại Nhà máy Hàng không Gorbunov Kazan. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, Tư lệnh Lực lượng Hàng không Tầm xa, Trung tướng Sergei Kobylash vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, thay thế Trung tướng Sergey Dronov.
Ông Kobylash bắt đầu sự nghiệp tại nhóm hàng không của Lực lượng Vũ trang Liên Xô ở Đức với tư cách là phi công lái máy bay ném bom chiến đấu Su-17M4, sau đó giữ nhiều chức vụ chỉ huy khác nhau trong Lực lượng Không quân Nga.
Kobylash đã tham gia chiến dịch khôi phục trật tự hiến pháp ở Chechnya từ năm 1994 đến năm 1996, sau đó tham gia hoạt động chống khủng bố ở Bắc Kavkaz vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000.
Trong cuộc chiến ở Nam Ossetia của Gruzia, ông Kobylash, khi đó là trung đoàn trưởng, đã lái một chiếc máy bay tấn công Su-25SM bị bắn trúng hai lần trên khu vực Tskhinval vào ngày 9/8 /2008. Ông đã dũng cảm cố gắng lái chiếc máy bay chiến đấu bị hư hỏng ra khỏi khu dân cư và cuối cùng phóng ra khỏi máy bay một cách an toàn.
Vào tháng 9/2016, ông Kobylash được bổ nhiệm vào vị trí tư lệnh Lực lượng Hàng không Tầm xa, một nhánh của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân và thông thường tầm xa.
Đầu năm ngoái, ông Kobylash tuyên bố máy bay chiến lược tầm xa của Nga sẽ tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trong năm 2023.
Video đang HOT
Kobylash đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga vì tham gia các hoạt động chống khủng bố ở Bắc Kavkaz. Ông cũng được tặng thưởng Huân chương Dũng cảm, Huân chương Quân công, Huân chương Dũng cảm và các giải thưởng quân sự khác.
Kobylash sinh ngày 1/4/1965 tại Odessa và tốt nghiệp Trường Hàng không Quân sự Cao cấp Yeisk năm 1987. Ông cũng học tại Học viện Không quân Gagarin và Học viện Quân sự của Bộ Tổng Tham mưu Lực lượng Vũ trang Nga. Trong sự nghiệp phi công, ông đã đạt tổng thời gian bay là trên 1.500 giờ.
Liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, hồi tháng 3 năm nay, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague (Hà Lan) đã ban hành lệnh bắt giữ ông Kobylash và cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Viktor Sokolovv. ICC cho biết có cơ sở hợp lý để tin rằng hai nghi phạm này phải chịu trách nhiệm về “các cuộc tấn công bằng tên lửa do lực lượng dưới sự chỉ huy của họ thực hiện nhằm vào cơ sở hạ tầng điện lực của Ukraine từ ít nhất là ngày 10/10/2022 cho đến ít nhất là ngày 9/3/2023″.
Thông cáo của ICC nói rằng các cuộc tấn công vào lưới điện của Ukraine đã gây ra thương vong và thiệt hại cho dân thường rõ ràng là quá mức so với bất kỳ lợi ích quân sự nào dự kiến. Đáp lại, Nga phủ nhận việc cố tình nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine, nói rằng các cuộc tấn công của họ nhằm mục đích làm giảm khả năng chiến đấu của Kiev.
Đây là lệnh bắt giữ thứ hai đối với các quan chức Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Vào tháng 3/2023, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova liên quan đến cáo buộc bắt cóc trẻ em Ukraine. Điện Kremlin phủ nhận những cáo buộc này.
Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.
Thủ tướng Viktor Orban (trái) cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels vào tháng trước. Ảnh: New York times
Ông Orban từ lâu đã có quan điểm thân thiện với Điện Kremlin, phản đối sự hỗ trợ của châu Âu dành cho Ukraine. Nhà lãnh đạo Hungary - quốc gia thành viên EU - đã đơn độc trong nhiều tháng qua ngăn chặn gói viện trợ trị giá 52 tỷ USD của châu Âu dành cho Ukraine, nhưng sau đó đã rút lại sự phản đối. Ông cũng từ chối chấp nhận Thụy Điển là thành viên mới của NATO trong suốt hơn một năm trước khi nhượng bộ trước áp lực từ các nước lớn hơn và đồng ý vô điều kiện.
Mô hình tương tự đã lặp lại vào ngày 2/7 khi Thủ tướng Viktor Orban của Hungary có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đi theo con đường mà các nhà lãnh đạo châu Âu khác đã đi trong hơn hai năm nhưng từng bị ông Orban xa lánh.
Các quan chức Hungary giải thích chuyến đi không báo trước đó là một nỗ lực nhằm thúc đẩy "hòa bình". Trong khi đó, nhiều nhà quan sát coi đây là một động thái của ông Orban nhằm tìm cách chấm dứt sự cô lập của châu Âu đối với ông liên quan đến vấn đề Ukraine.
Zsomber Zeold, cựu nhà ngoại giao Hungary và là một chuyên gia chính sách đối ngoại ở Budapest, cho biết chuyến thăm "hoàn toàn gây bất ngờ đối với tôi và nhiều người khác" vì ông Orban đã giữ quan điểm xa lánh Ukraine trong một thời gian dài. "Lời giải thích hợp lý nhất là ông ấy muốn xây dựng sự tín nhiệm nào đó trong Liên minh châu Âu chứ không chỉ được biết đến như một nhân vật thân Nga", ông Zeold nói.
Nỗ lực mới của Hungary
Hungary tuần này đã đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu với lời hứa sẽ "làm cho châu Âu vĩ đại trở lại". Tuy nhiên, vị trí chủ tịch đó về cơ bản mang tính chất biểu tượng, và cam kết thường được lặp đi lặp lại của ông Orban về "tiếp quản Brussels", thay vào đó, lại dựa trên một tính toán rằng cuộc bầu cử vào tháng trước đối với Nghị viện Châu Âu sẽ biến đảng Fidesz cầm quyền của Hungary trở thành một trung tâm quyền lực mới cho các lực lượng dân tộc chủ nghĩa có cùng chí hướng trong lục địa.
Tuy nhiên, hy vọng đó cho đến nay đã bị cản trở bởi danh tiếng của ông Orban là nhà lãnh đạo thân thiện nhất với Nga của khối châu Âu.
Peter Kreko, giám đốc Political Capital, một nhóm nghiên cứu ở Budapest, mô tả chuyến thăm Kiev của ông Orban là một "bất ngờ khôn ngoan, có thể cải thiện cơ hội tiến gần hơn đến dòng chảy chủ đạo của EU" và xây dựng liên minh với những nhân vật bảo thủ như Thủ tướng Italy, Giorgia Meloni.
Mặc dù bà Meloni đồng ý với ông Orban về sự cần thiết phải hạn chế chặt chẽ việc nhập cư và bảo vệ chủ quyền quốc gia, bà vẫn bị cản trở bởi lập trường ủng hộ Điện Kremlin của vị thủ tướng Hungary về Ukraine.
"Ông Orban biết rằng việc đến thăm ông Zelensky là dấu hiệu để trở thành 'thành viên câu lạc bộ' và ông muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các lãnh đạo EU rằng ông ở trong câu lạc bộ ngay cả khi đã nhiều lần đóng vai người ngoài cuộc", chuyên gia Kreko bình luận.
Khi Hungary tuần trước tuyên bố thành lập một liên minh cánh hữu mới trong Nghị viện châu Âu mang tên "Những người yêu nước vì châu Âu", Thủ tướng Orban đã tuyên bố đây là sự khởi đầu của một "kỷ nguyên mới" về "hòa bình, an ninh và phát triển" thay vì "chiến tranh, di cư và trì trệ" - kỷ nguyên "sẽ thay đổi nền chính trị châu Âu".
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu họp báo tại Budapest ngày 23/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhưng liên minh lập pháp mới do Hungary lãnh đạo, mà ông Orban dự đoán "sẽ sớm trở thành nhóm chính trị cánh hữu mạnh nhất ở châu Âu," chỉ thu hút được hai đảng dân túy nhỏ từ Áo và Cộng hòa Séc. Sau đó, một đảng cánh hữu nhỏ của Bồ Đào Nha cũng cho biết họ sẽ tham gia. Nhưng cho đến nay, các đảng theo chủ nghĩa dân tộc hùng mạnh nhất châu Âu đều đứng ngoài cuộc.
Đảng Luật pháp và Công lý, đảng cầm quyền trước đây ở Ba Lan, nơi có nền kinh tế, quân sự và dân số lớn hơn nhiều so với Hungary, tuy có chung thái độ bất bình với vấn đề nhập cư và bộ máy quan liêu ở Brussels, nhưng đã từ chối tham gia liên minh mới, phần lớn là do quan điểm trái ngược với EU của Hungary về cuộc xung đột ở Ukraine.
Tiếp cận cởi mở hơn với Kiev
Bằng cách tới Ukraine, ông Orban "đang cố gắng thoát ra khỏi vùng đất không có chính trị ở EU, và việc thể hiện một cách tiếp cận cởi mở hơn đối với Kiev sẽ là chìa khóa trong vấn đề này" - Zgut-Przybylska, Phó giáo sư tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, nhận xét.
Phát biểu tại Kiev hôm 2/7, ông Orban lặp lại lời kêu gọi "hòa bình" nhưng tránh mọi gợi ý rằng việc đạt được điều đó phụ thuộc vào việc Ukraine từ bỏ các điều kiện. Hãng thông tấn MTI của Hungary cho biết ông Orban kêu gọi "một lệnh ngừng bắn có thời hạn, tạo cơ hội để đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình".
Hãng tin Ukraine, Unian dẫn lời ông Orban nói rằng "hòa bình là một vấn đề quan trọng. Cuộc chiến mà các bạn đang theo đuổi hiện nay có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến an ninh của Châu Âu".
Tại Kiev, ông Orban không đưa ra lời chỉ trích công khai nào về cách đối xử với người thiểu số Hungary ở Ukraine, trước đây vốn là vấn đề gây tranh cãi lớn thường được ông nêu ra, và thay vào đó, vị Thủ tướng cảm ơn Tổng thống Zelensky vì đã lắng nghe quan điểm của ông về khả năng ngừng bắn.
Phó giáo sư Zgut-Przybylska cho biết chuyến đi của ông Orban "không có nghĩa là chính phủ Hungary sẽ thay đổi chính trị". Thay vào đó, nó phù hợp với điều mà chính Thủ tướng Orban đã mô tả là "vũ điệu chim công" của Hungary: chính sách "vẫy lông" sang các phía khác nhau tùy theo thời điểm.
Bà nói: "Ông Orban đã chơi điệu nhảy 'con công' này trong một thập kỷ, và sự phụ thuộc năng lượng của Hungary vào Nga sẽ vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết".
Về phần mình, Nga đã hạ thấp tầm quan trọng chuyến thăm Kiev của ông Orban. Dmitri Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, được hãng thông tấn TASS dẫn lời, nói rằng sự hiện diện của ông Orban ở Kiev không phản ánh sự thay đổi trong lập trường của Hungary mà chỉ phản ánh trách nhiệm của nước này sau khi đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu.
Nhà máy lọc dầu lớn bậc nhất của Nga bị hư hại do UAV tấn công Một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga đã bị hư hại trong một cuộc tấn công ban đêm bằng thiết bị bay không người lái hôm 21/6. Một nhà máy lọc dầu ven biển Azov của Nga chìm trong biển lửa sau cuộc tấn công của thiết bị bay không người lái hôm 18/6. Ảnh: Newsweek Thống đốc khu...