Chân dung “nữ đại gia thành đạt” trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân thì chân dung bà trùm Nguyễn Thiên Lý (39 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) nổi trội hơn cả về nhan sắc lẫn số tiền cho vay lên tới ngàn tỉ đồng.
Nguyễn Thiên Lý với “vẻ đẹp trời cho” tại phiên tòa năm 2009.
Nữ đại gia với khối tài sản khủng
Tại phiên tòa, Huỳnh Thị Huyền Như khai: Cuối năm 2007, thông qua Hùng Mỹ Phương, một đối tượng làm nghề môi giới chứng khoán giới thiệu, Nguyễn Thiên Lý chủ động gặp Như tại Vietinbank và đề nghị có tiền cho Như vay với lãi suất 0,4%/ngày. Như đồng ý vay với số tiền ban đầu là 100.000USD và khoảng 3 tỉ đồng, sau đó số tiền vay càng nhiều hơn, có khi lên tới 40 tỷ đồng với lãi suất tăng dần từ 0,4% đến 1,2%/ngày, đặc biệt có những khoản Như phải trả cho Lý từ 3 đến 3,7%/ngày.
Số tiền Lý cho Như vay được chuyển khoản qua tài khoản của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoàng Khải (công ty riêng của Như) tại 3 ngân hàng và tài khoản của nhóm nhân viên giúp việc cho Như. Còn khi Lý giao tiền mặt cho Như thì chị gái Như là Huỳnh Mỹ Hạnh ghi chép lại và theo dõi. Đến hạn trả tiền lãi và nợ gốc cho Lý, có khi Như trả trực tiếp bằng tiền mặt, có khi chuyển khoản qua tài khoản cá nhân.
Theo đó, từ ngày 1/12/2009 đến ngày 14/9/2011, Lý đã cho Như vay 554 tỉ đồng và 340.000USD với lãi suất từ 0,4-1,7%/ngày. Trong số này, Lý đã nhận của Như tổng số tiền gốc và lãi là hơn 1.296 tỉ đồng, trong đó có 672 tỉ Lý và Như xác định được cụ thể từng khoản vay.
Cụ thể, số tiền này Lý nhận của Như 255 tỉ tiền gốc và 417 tỉ tiền lãi. Còn lại số tiền 633 tỉ Như trả cho Lý, cả hai đều chưa giải trình được trong số đó bao nhiêu là tiền gốc và bao nhiêu là tiền lãi. Từ việc cho vay nặng lãi này, Lý đã thu lợi bất chính với số tiền “khủng” hơn 735 tỉ đồng nhưng Như vẫn còn là “con nợ” của Lý với số tiền 216 tỉ đồng và 340.000USD tiền gốc.
Cũng chính vì nợ nần “bao vây” và dính vào đường dây cho vay nặng lãi của Lý và các ông trùm, bà trùm cho vay khác, Huyền Như đã phải đi lừa đảo để có tiền trả nợ. Không chỉ vậy, tại tòa, Huyền Như khai chính vì bị Lý và các bị cáo cho vay nặng lãi khác thúc ép và hăm dọa “nếu không thanh toán kịp sẽ bị đánh vỡ mặt và lên ngân hàng quậy. Chính vì sợ mất mặt trước đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, bị cáo mới đi lừa”.
Trong khi đó, trả lời trước tòa, Nguyễn Thiên Lý phủ nhận việc đe dọa Như phải trả nợ gốc và lãi cho mình. Lý khai: “Bị cáo là người làm ăn có uy tín ở thành phố, cũng là con gái chân yếu tay mềm, không thể nói bị cáo đe dọa Như được. Bị cáo cũng từng khuyên Như tuyên bố phá sản để không bị vướng vào lao lý nhưng Như không chịu mà nói “cứ yên tâm, tôi sẽ xoay sở được”".
Giải thích về khối tài sản “khủng” đang bị kê biên lên tới 328 tỉ đồng, bao gồm: hơn 146 tỉ đồng, 156.610EUR, 2.629USD, phong tỏa sổ tiết kiệm của Lý do người khác đứng tên trên 19 tỉ đồng. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn kê biên hàng chục bất động sản, nhà cửa, xe hơi các loại với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỉ và khối vàng bạc, trang sức lên tới 10 tỉ đồng, Lý khai có được là do… kinh doanh.
Với hành vi phạm tội như trên, thừa ủy quyền của VKSND Tối cao, thực hành quyền công tố tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thiên Lý mức án từ 30 đến 36 tháng tù về tội “Cho vay nặng lãi”.
Video đang HOT
Từng mang bản án 4 năm tù chưa thi hành
Không chỉ liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, trước đó “nữ đại gia thành đạt” Nguyễn Thiên Lý đã từng là “nhân vật chính” trong vụ án hình sự “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” với số tiền vận chuyển phi pháp lên tới 45.000USD. Vụ án cũng từng gây xôn xao khi liên tục bị kháng nghị, xử tới xử lui đến 4 lần mới kết thúc. Ngoài vụ án này, theo điều tra, Lý còn dính đến nhiều vụ việc khác.
Dù đã lớn tuổi nhưng vẫn còn “mặn mà”.
Theo hồ sơ vụ án, tối 19/6/2008, Nguyễn Thiên Lý làm làm thủ tục xuất cảnh sang Thái Lan thì bị Đội Kiểm tra hành lý hải quan phát hiện người này cất giấu 45.000USD không khai báo hải quan, không có giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài. Sau đó, Lý được trả lại 7.000USD theo quy định, còn lại 38.000USD bị tạm giữ, chờ xử lý. Lý khai: Sở dĩ phải mang theo số tiền lớn như trên là định sang Thái Lan làm đẹp. Về nguồn gốc số tiền trên, Lý khai là do trước đó mua, bán chứng khoán. Tuy nhiên, sau đó Lý vẫn bị truy tố về tội danh trên.
Theo A.Huy
Cảnh sát toàn cầu
Luật sư "giải tội" cho siêu lừa Huyền Như
Chiều 13/1, phiên tòa xét xử đại án tham nhũng do siêu lừa Huyền Như chủ mưu tiếp tục phần tranh luận giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo với đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa.
Luật sư đề nghị không buộc Huyền Như trả khoản tiền hơn 3.900 tỷ đồng
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, luật sư Nguyễn Văn Ngoan (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, trước khi bắt đầu phiên tòa, Huyền Như có nhờ luật sư thay mặt bị cáo gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân và các cộng sự, đồng nghiệp đã vì Như mà vi phạm pháp luật.
Luật sư Ngoan cho biết, quan điểm của ông đồng ý với cáo trạng truy tố Huyền Như của VKS. Tuy nhiên, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại một số tình tiết. Cụ thể, Huyền Như là phụ nữ có nhiều năng lực. Sau khi rời ghế nhà trường, Huyền Như đã bước chân vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán và đã tạo được khối tài sản lên đến 50 tỷ đồng.
Sau đó, "thừa thắng xông lên", Như vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức để đầu tư chứng khoán, bất động sản. Thế nhưng, năm 2010, bất động sản đóng băng, Như mất khả năng thanh toán. Dưới áp lực của tín dụng đen, Như vay nặng lãi. Niềm an ủi, hy vọng lớn nhất của Như là bất động sản khởi sắc trở lại để trả nợ. Thế nhưng, không thể cứu vãn được tình hình nên Huyền Như mới lao vào con đường lừa đảo bằng thủ đoạn dùng con dấu, chữ ký, hồ sơ giả... "Chung quy lại, Huyền Như cũng là nạn nhân của tín dụng đen, bất động sản", luật sư Ngoan nói.
Huyền Như bị dẫn giải rời tòa
Luật sư Ngoan cũng trình bày những tình tiết để xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho Huyền Như như gia đình bị cáo có truyền thống cách mạng khi cha là bộ đội, mẹ là du kích khi mới 14 tuổi... Hơn nữa, bị cáo là bà mẹ đơn thân, sinh con trong trại giam. Mẹ của bị cáo đã già nua, nay sắp phải cưu mang thêm đứa cháu khi con gái vướng chốn lao tù. Do đó, luật sư kiến nghị HĐXX cho Như hưởng tình tiết giảm nhẹ, giảm nhẹ hình phạt dưới mức đề nghị của VKS để có cơ hội tái hòa nhập xã hội, thực hiện thiên chức làm mẹ.
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi cũng bào chữa cho bị cáo Huyền Như. Luật sư Quỳnh Thi cho rằng, Huyền Như là quyền tưởng phòng giao dịch. Với vị trí, chức vụ đang có nhưng Như không có thủ đoạn nào là tinh vi trong vụ án này. Vụ án xác định Như có đồng phạm nhưng không có sự phân công chặt chẽ. Chỉ giả chữ ký, giả hồ sơ vay tiền tại chính ngân hàng Vietinbank. Do đó, luật sư Thi cho rằng không thể gọi là "thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt với số tiền lớn".
"Cách giám sát, kiểm soát nội bộ của Vietinbank lỏng lẻo. Sơ hở trong hệ thống quản trị rủi ro của Vietinbank là cơ hội cho Huyền Như phạm tội. Việc phạm tội này của Huyền Như quá dễ dàng, không gặp trở ngại nào. Đây là yếu tố khách quan dẫn đến hành vi chủ quan của bị cáo", luật sư biện giải.
Mặt khác, hành vi phạm tội của Huyền Như cũng xuất phát từ ý thức chủ quan của các công ty, pháp nhân, cá nhân. "9 công ty, 3 pháp nhân (3 ngân hàng - PV), cá nhân này ham lãi suất hấp dẫn; các cá nhân không đến Sở Giao dịch kiểm tra, khi chuyển nhận tiền không một cuộc điện thoại xác minh lại nên tạo cơ hội Như chiếm tiền. Ngân hàng ACB biết Huyền Như dùng tiền ủy thác, gửi vào Vietinbank là trái luật tổ chức tín dụng nhưng vì động cơ kinh doanh lãi suất cao nên tạo điều kiện Như chiếm đoạt. Công ty Thái Bình Dương không có chức năng ủy thác đầu tư nhưng đại diện công ty này ký với Vietinbank hơn chục hợp đồng để hưởng lãi suất chênh lệch cao. Xin HĐXX đánh giá ý thức chủ quan của các pháp nhân giúp Như chiếm đoạt số tiền. Phải nhiều yếu tố mới hình thành nên tội phạm. Nếu không có sự giúp sức dù vô tình hay cố ý thì không thể làm nên vụ án được cho là lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng từ trước đến nay", luật sư Quỳnh Thi phát biểu.
Luật sư Thi cũng cho rằng, trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, 3 ngân hàng, 9 công ty, 3 cá nhân hoàn toàn không yêu cầu Như bồi thường mà chỉ yêu cầu Vietinbank trả. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX không buộc trách nhiệm đối với Huyền Như.
Luật sư của các đồng phạm cũng "kêu" án nặng
Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả 2 bị cáo là Võ Anh Tuấn và bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh.
Bị cáo Võ Anh Tuấn bị VKS đề nghị án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" còn bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh bị đề nghị án từ 16-18 năm tù tội "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Bào chữa cho Võ Anh Tuấn, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng việc quy buộc thân chủ của mình chưa đủ chứng cứ pháp lý. Vai trò đồng phạm của Võ Anh Tuấn chưa thể hiện rõ, dấu vết mờ nhạt mà chịu án chung thân khiến luật sư Hoài không thực sự an tâm.
Đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh, liên quan trực tiếp đến khoản tiền 265,9 tỷ đồng, bị đề nghị án nặng từ 16-18 năm tù, luật sư Hoài đề nghị đánh giá đúng bản chất của vụ án để xem xét xử lý Tuyết Anh.
Theo kết luận điều tra, cáo trạng truy tố và diễn biến tại tòa, Vietinbank không bị thiệt hại và không chịu trách nhiệm dân sự đối với số tiền Huyền Như chiếm đoạt. Do đó, luật sư Hoài khẳng định hành vi của các nhân viên phòng giao dịch thuộc Vietinbank, trong đó có Tuyết Anh không gây thiệt hại cho Vietinbank nên không phạm tội.
"Sự mâu thuẫn không thể lý giải được là trong khi không gây thiệt hại mà nhân viên vẫn bị xử lý? Do tin tưởng Huyền Như, Tuyết Anh mới thực hiện heo kiểu linh động để giữ khách hàng lớn cho cơ quan chứ không hưởng hoa hồng từ việc này. Do đó, tôi đề nghị tuyên bố Tuyết Anh không phạm tội", luật sư Hoài đề nghị.
Luật sư đề nghị tuyên không phạm tội đối với bị cáo Tuyết Anh
Ra tù, chị Huyền Như sẽ trở lại nghề bán hột vịt lộn
Phiên tòa cũng ghi nhận phần bào chữa của các luật sư Trương Thị Hòa, Lưu Văn Tám để bảo vệ cho bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Lành...
Luật sư Hòa cho biết, bà rất bất ngờ khi nghe VKS đề nghị Huỳnh Mỹ hạnh mức án 16-18 năm tù về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Luật sư Hòa cho rằng, trong việc chiếm đoạt tiền của Ngân hàng VIB, Hạnh không biết Huyền Như Nếu giả con dấu, giả chữ ký của Võ Anh Tuấn. Sự việc xảy ra tại VIB, nếu VIB thực hiện đúng, đầy đủ thủ tục thì không có sự việc này xảy ra.
Huỳnh Mỹ Hạnh không hề tham gia hay có bất cứ sự bàn bạc nào trong việc thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Hạnh là chị ruột của Huyền Như, do cả tin ở người em ruột thịt của mình nên mới phạm tội.
"Khi tôi hỏi bị cáo sẽ làm gì để nuôi ba con thì Hạnh nói: "Em sẽ về bán trứng vịt lộn". Một người không hiểu biết nên bị em gái dẫn dắt vào con đường phạm tội vì quá cả tin ở tình ruột thịt, vừa là nhân viên ở công ty Hoàng Khải nên phải lệ thuộc vào Huyền Như. Đây là lần đầu tiên phạm tội, không tiền án tiền sự, không hưởng lợi. Mẹ, cha bị cáo là những người có đóng góp cho cách mạng. Bị cáo Hạnh đã thành khẩn khai báo. Phạm tội khi đang có thai. Bị cáo có 3 con còn nhỏ đều chưa thành niên, đứa lớn nhất sinh năm 1998, thứ 2 sinh 2005, đứa thứ 3 sinh ngày 11/5/2012 nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo", luật sư Hòa nói.
Công Quang - Trung Kiên
Theo Dantri
Trùm vay lãi suất 180% một năm bị khởi tố 19 người đã giao gần 300 tỷ đồng cho vợ chồng bà Liên vay, hy vọng được nhận lãi 150.000 đồng cho một triệu trong một tháng (tương đương 180% một năm). Ảnh minh họa Chiều 19/9, thượng tá Cao Văn Hà (Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn) cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố...