Chân dung nhà báo Mỹ bị phiến quân Hồi giáo chặt đầu
Từng bị bắt giữ trong 6 tuần khi đang đưa tin về bạo động tại Libya, nhưng James Foley sau đó vẫn chẳng màng nguy hiểm khi tiếp tục sang Syria để làm phóng sự về tình hình nội chiến tại đây hồi năm 2012.
Nhà báo Mỹ James Foley, người vừa bị sát hại dã man, đang tác nghiệp ở Syria hồi năm 2012
AP cho biết James Foley là một nhà báo nhiệt tâm, người từng tuyên bố sẵn sàng phụ trách tin trong nước miễn là được làm công việc mà anh yêu thích, đó là nghề báo.
Anh bị bắt lần nữa tại Syria vào tháng 11.2012 khi chiếc xe anh lái bị 4 tay súng phiến quân chặn lại trong một vùng đang có chiến sự.
Vào hôm 19.8, tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (IS) công bố đoạn video quay cảnh hành quyết man rợ.
Gia đình Foley sau đó cũng đã xác nhận người thân mình bị sát hại trên một trang web được lập ra để kêu gọi ủng hộ anh, AP cho hay.
Bà Diane Foley, mẹ của nhà báo Mỹ xấu số, nói trên trang web này rằng anh “đã giành cả cuộc đời cố gắng phơi bày cho thế giới biết sự khốn khổ của người dân Syria”.
Tại nơi cư ngụ của gia đình Foley ở New York (Mỹ), một ngọn đèn vàng được đặt ở cửa sổ giữa trên lầu và một dải băng vàng được vòng qua một cái cây nằm ở cuối đường dẫn vào nhà.
Foley, 40 tuổi, đã có mặt tại nhiều vùng chiến sự ở Trung Đông, bao gồm Syria, Libya và Iraq.
Anh và một nhà báo khác được cho là đang tác nghiệp tại tỉnh Idlib, miền bắc Syria, thì bị bắt cóc gần một ngôi làng Taftanaz.
Sau khi Foley mất tích khi đang quay video cho AFP và GlobalPost, cha mẹ anh đã trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ cho anh và tất cả những người đang bị bắt cóc trong các vùng bị chiến sự.
Họ đã thường xuyên tổ chức các cuộc cầu nguyện và làm việc với các đoàn ngoại giao Mỹ và Syria để xin bất kỳ thông tin nào mà họ có thể lấy được.
Khi được hỏi liệu con trai bà có sửa soạn gì cho chuyến đi tác nghiệp ở Syria hay không, bà Diane Foley khẽ nói: “Rất ít”.
AP cho biết nhà báo kỳ cựu Foley đã từng được tận mắt chứng kiến các hiểm nguy rình rập các phóng viên.
Video đang HOT
Khi được thả khỏi Libya và quay trở về Mỹ, anh đã thuật lại cho AP chuyện đã thấy một đồng nghiệp, phóng viên ảnh Nam Phi Anton Hammerl, bị sát hại bởi lực lượng trung thành với cố lãnh đạo Mommar Gadahfi.
Anton khi ấy đã cố kéo xác một người bạn của mình đi, nhưng đã bị bắn xối xả.
“Tôi sẽ tiếc nuối cả cuộc đời mình về chuyện xảy ra ngày hôm ấy. Tôi sẽ hối tiếc vì những gì đã xảy ra cho Anton. Tôi sẽ không ngừng nghĩ về chuyện đó”, Foley cho biết.
Foley cũng đã đưa tin về cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng anh cho rằng cuộc chiến tại Libya đạt đến mức tồi tệ nhất mà anh từng được thấy.
Anh lớn lên tại bang New Hampshire và theo học lịch sử tại Trường đại học Marquette (bang Wisconsin), rồi sau đó đi dạy tại Arizona, Massachusetts và Chicago trước khi đổi sang nghề báo. Foley xem bước ngoặt này như một định mệnh, AP cho hay.
Trường Marquette thông báo họ “đau buồn sâu sắc” trước cái chết của Foley. Trường cho biết anh rất yêu chuộng công bằng xã hội và dùng tài năng của mình để thuật lại những câu chuyện với hy vọng chúng sẽ tạo ra sự khác biệt.
Ủy ban Bảo vệ Các Nhà báo (CPJ) đã lên án “vụ sát hại man rợ” Foley của ISIL, theo AP.
Kẻ chặt đầu nhà báo Mỹ nói giọng Anh chuẩn
Đoạn video mang tựa đề “Một thông điệp cho nước Mỹ” của IS được mở đầu với đoạn clip quay cảnh Tông thông My Barack Obama tuyên bố ông đã phê duyệt các cuộc không kích nhằm vào lực lượng này tại Iraq.
Đươc biêt, IS chưa từng công khai hành quyết công dân Mỹ, theo Reuters.
Tiếp theo, video cho thấy một người được xác định là nhà báo James Foley mặc áo màu cam quỳ bên cạnh một người mặc đồ màu đen, che mặt tay cầm dao ở một vùng sa mạc.
“Tôi kêu gọi bạn bè, gia đình và người tôi yêu quý hãy nổi dậy chống lại kẻ thực sự đã giết tôi, đó là chinh phu Mỹ, vì những gì sắp xảy đến với tôi chỉ là hậu quả của tính tự mãn và tội ác của họ”, Foley nói khi đang quỳ.
Người che mặt tiếp lời bằng giọng Anh: “Đây là James Wright Foley, một công dân Mỹ. Với vai trò là một chính phủ, các người đã đi đầu trong hành động hiếu chiến nhằm vào Nhà nước Hồi giáo”.
“Hiện không quân của các người đang tấn công hằng ngày tại Iraq. Các cuộc tấn công này gây thương vong cho người Hồi giáo. Các người không phải đang chống lại phiến quân. Chúng tôi là quân đội Hồi giáo và là một quốc gia được công nhận bởi phần lớn người Hồi giáo trên thế giới”, người này tuyên bố.
Sau đó, người che mặt bắt đầu cắt cổ người đang quỳ, rồi đặt cái đầu lên cái xác.
Vào cuối đoạn video hiện lên dòng chữ “Steven Joel Sotloff” và cho thấy một tù nhân khác cũng mặc đồ màu cam.
“Obama, công dân Mỹ này phụ thuộc vào quyết định kế tiếp của ngươi”, người che mặt nói.
Theo Thanh Niên
Vì sao các phiến quân Hồi giáo ưa chuộng hình thức chặt đầu?
"Vui vẻ với bạn của tôi, hoặc những gì còn lại của anh ta," dòng tin này đã được Abdel-Majed Abdel Bary, tay rapper 23 tuổi tới từ Maida Vale (London) tải lên cùng một bức ảnh chụp anh ta nắm thủ cấp của một tay súng đối địch.
Bary "khoe" chiến tích của mình. (Nguồn: Twitter)
Khi thực hiện hành động trên, Bary đã trở thành chiến binh thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS và tên cũ là ISIS).
Bức ảnh chỉ là một trong hàng loạt ảnh chụp cảnh chặt đầu kinh hoàng do các chiến binh IS tải lên Internet, trong khuôn khổ một chiến dịch khủng bố mạng quy mô lớn. Các bức ảnh khác từng cho thấy thủ cấp thuộc về nhiều kẻ thù của IS đã bị bêu lên cọc thép ở Raqq, Syria.
Nhưng vì sao chặt đầu lại trở thành hình thức hành quyết được các chiến binh Hồi giáo ưa chuộng trên chiến trường Syria, Iraq và cả những nơi khác trên thế giới?
Lịch sử các màn chặt đầu
Năm ngoái, Michael Adebolajo và Michael Adebowale đã sát hại Fusilier Lee Rigby ở Woolwich, London. Hai kẻ này được cho là âm mưu chặt đầu Rigby, sau khi đã dùng xe hơi chẹt chết nạn nhân.
Trong phiên tòa xét xử diễn ra sau đó, Adebolajo nói rằng 2 gã thực hiện vụ giết người để báo thù cho việc người Hồi giáo bị đối xử tệ ở nước ngoài. Adebolajo cũng nói trước tòa rằng gã yêu quý al-Qaeda.
Trước đó, vào năm 2002, nhà báo Daniel Pearl đã bị al-Qaeda bắt cóc tại Pakistan và bị chặt đầu.
Một số các con tin phương Tây cũng bị thủ lĩnh al-Qaeda ở Iraq là Abu Musab Al-Zarqawi ra lệnh chặt đầu và tung video lên mạng. Al-Zarqawi được cho là một trong những nhân vật chủ chốt giúp tạo ra IS.
Các chuyên gia tin rằng chiến thuật chặt đầu được sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau, gồm việc khiến kẻ thù nhụt chí trên chiến trường và để răn đe phương Tây trong việc gửi quân vào cuộc xung đột.
"Bản chất man rợ tự nhiên của việc chặt đầu, sự tập trung vào cá nhân và hành vi xúc phạm tới thi thể người đã chết mang tới cảm giác kinh sợ hơn nhiều một vụ đánh bom, dù đánh bom gây thiệt hại sinh mạng lớn hơn" - Shashank Joshi, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Royal United Services nói với tờ Telegraph.
Trong một bài báo viết trên tờ Middle East Quarterly hồi năm 2005, chuyên gia Timothy Furnish thì chỉ ra rằng chặt đầu có cái gốc từ văn hóa Hồi giáo.
Một loạt "mốt" của khủng bố
Ông mô tả cách thức những tay khủng bố phát triển một dạng hành vi tàn bạo mới, khi các hành vi cũ đã không còn gây sốc nữa.
"Chặt đầu trở thành mốt mới nhất. Phương thức này đã đưa chủ nghĩa khủng bố trở lại với tương lai," ông viết.
Những kẻ khủng bố dùng 2 đoạn trong kinh Koran để hợp thức hóa hành động của chúng. "Khi anh gặp một kẻ không tin tưởng (vào Hồi giáo), hãy đập gãy cổ họ," một đoạn trong chương 47 của kinh Koran viết.
Một đoạn khác viết: "Tôi sẽ gieo nỗi sợ hãi vào con tim của những kẻ không tin tưởng. Chặt đứt đầu chúng rồi chém sạch mọi đầu ngón tay của chúng."
Tuy nhiên có người đánh giá các đoạn kinh này được thêm vào để tăng dũng khí trong chiến trận, thay vì là lý do để thực hiện việc chặt đầu.
Ngoài 2 đoạn kinh trên, chặt đầu đã được nhắc tới khá sớm trong Hồi giáo.
Ví dụ nhà viết sử đầu tiên của Đấng tiên tri Muhammad là Ibn-Ishaq đã mô tả việc Muhammad cho phép chặt đầu từ 600-900 người thuộc bộ tộc Do Thái Banu Qurayza, theo sau trận chiến ở Medina vào năm 627.
Đây cũng là hình thức hành quyết phổ biến dưới thời đế chế Ottoman.
Tại Saudi Arabia, nơi chính quyền thi hành một phiên bản đầy nghiêm khắc của luật Sharia trong Hồi giáo, chặt đầu được dùng để trừng phạt nhiều tội ác khác nhau, gồm buôn ma túy. Khoảng 80 người đã bị chặt đầu tại Saudi Arabia hồi năm ngoái.
Ngoài chặt đầu, luật Sharia còn cho phép dùng nhiều hình thức hành quyết khác như treo cổ, ném đá tới chết.
Thực tế thì việc chặt đầu không chỉ giới hạn trong xã hội Hồi giáo. Nhiều xã hội phương Tây đã dùng chặt đầu làm hình thức hành quyết trong hàng trăm năm. Pháp thậm chí mới chỉ ngừng dùng máy chém vào năm 1977./.
Theo Vietnam
Hoảng hồn gã đàn ông chặt đầu, xẻ thịt người tình đem kho Vô tình giêt chêt người tình đông tính trong môt thú vui quan hệ bênh hoạn, gã đàn ông 45 tuôi vôi chặt xác nạn nhân ra làm nhiêu mảnh đê xung quanh nhà. Chặt đầu, xẻ thịt người tình đem kho (Ảnh minh họa) Dailymail đưa tin, tòa án ở Berlin, Đức đã tuyên án 4 năm tù đối với một người...