Chân dung “người đàn ông đeo kính râm” Cận vệ số một của Putin
Trong 20 năm, Viktor Zolotov đi từ một anh công nhân sắt thép đến người đứng đầu FSO, lực lượng an ninh bảo vệ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sau nhiều năm làm công nhân sắt thép, Viktor Zolotov chính thức trở thành vệ sĩ chuyên nghiệp vào những năm 90 của thế kỉ trước. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1948 này bám theo từng đường đi nước bước của Thị trưởng Saint Petersburg, ông Anatoly Sobchak.
“Cơ duyên” của Đại tá Zolotov với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người bấy giờ giữ chức phó Thị trưởng thành phố, cũng bắt đầu từ đây. Ông gặp Zolotov và hai người sớm trở nên thân thiết sau những buổi tập Judo và đấm bốc cùng nhau.
Năm 1999, khi đã là Thủ tướng, Putin bổ nhiệm Zolotov vào vị trí đứng đầu lực lượng bảo vệ an ninh của mình. Từ đó đến nay, trọng trách đảm bảo an toàn cho người lãnh đạo nước Nga luôn được đặt trọn trong tay “người đàn ông đeo kính râm” này.
“Người đàn ông đeo kính râm”
Theo ghi nhận của báo Pravda, Zolotov thường được so sánh với Alexander Korzhakov, cựu sĩ quan KGB kiêm cận vệ số một của cựu Tổng thống Boris Yeltsin.
Tuy nhiên, khác với Korzhakov, Zolotov không tham gia nhiều vào chính trị. Ông được nhận vào Cơ quan An ninh Quốc gia Nga (FSB) mà không hề qua bất kì quan hệ cá nhân nào, và sớm trở thành một vệ sĩ chuyên nghiệp được nhiều quan chức đánh giá cao.
Zolotov (đeo kính) bên cạnh Tổng thống Putin tại thủ đô Ashgabat, Turkmenistan năm 2000. Ảnh: Google Images
Sự chuyên nghiệp trong công việc của Zolotov được thể hiện qua từng hành động nhỏ nhất của ông.
Mỗi khi ông Putin bước lên xe, Zolotov đến bắt tay dặn dò các nhân viên an ninh trực tiếp hộ tống Tổng thống, còn ông ngồi trên chiếc xe Jeep cùng đội vệ sĩ và xạ thủ bảo vệ Tổng thống đi sau, còn được biết đến với cái tên “Những người đàn ông mặc đồ đen”.
Chiếc Jeep này được trang bị súng máy AK-74, AKS-74U, Pecheneg, và súng bắn tỉa Dragunov. Ngoài ra, trên xe cũng có sẵn mìn tự động và rocket lưu động Osa. Theo đánh giá của Pravda, vũ khí trên chiếc xe này đủ để loại bỏ nguyên một tiểu đoàn.
Zolotov thường đeo kính râm, nhưng không nhằm mục đích chống ánh sáng mặt trời hay đơn giản chỉ để cho đẹp. Dưới cặp kính này, Zolotov có thể để ý tới hành tung của bất kì ai xung quanh mà không sợ đối tượng nhận ra mình đang bị theo dõi.
Ngoài ra, nó cũng giúp cận vệ số một của Tổng thống phát hiện phản chiếu của vũ khí và ngăn chặn kịp thời.
Tờ Pravda cũng kể rằng, mỗi khi đảm đương nhiệm vụ hộ tống Putin, Zolotov luôn lừng lững như một “ngọn núi vô cảm”. Nhưng bên ngoài công việc, ông là người không bao giờ ngần ngại thể hiện cảm xúc.
Video đang HOT
Lực lượng quân đội Bộ Nội vụ
Để tưởng thưởng cho những đóng góp của Zolotov, năm 2013, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm ông vào vị trí đứng đầu lực lượng quân đội Nội vụ (Vnutrennye voiska MVD), một trong bốn lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho điện Kremlin.
Viktor Zolotov (trái) trong một lần hiếm hoi xuất hiện bên cạnh ông Putin mà không đeo kính râm. Ảnh: Google Images
Những căng thẳng và áp lực đi kèm với nhiệm vụ bảo vệ tính mạng Tổng thống Putin bằng mọi giá dẫn tới việc phần lớn các vệ sĩ của Tổng thống Nga phải “nghỉ hưu” ở tuổi 35. Nhưng con số này không có ý nghĩa gì với Zolotov, ông vẫn tháp tùng Putin khi đã ngoài 60.
Nay tuy không còn trực tiếp bám sát từng bước đi của người đứng đầu điện Kremlin, nhưng mỗi khi nhắc tới Đại tá Viktor Zolotov, người dân Nga luôn nghĩ ngay tới người cận vệ đáng tin cậy nhất của Tổng thống Putin.
Gần đây, đi kèm với những tin đồn xung quanh việc Tổng thống Putin “biến mất”, một số báo đã dẫn nguồn từ trang thông tin của đảng đối lập Kasparov.ru cho biết Đại tá Viktor Zolotov đã qua đời. Tuy nhiên, kênh truyền hình RT đã ngay lập tức dập tắt tin đồn này.
Theo Trí Thức Trẻ
Cận vệ của Mao Trạch Đông 'bỏ phố về rừng'
Từ bỏ cuộc sống nhàn nhã do nhà nước chu toàn ở thủ đô, người cận vệ năm xưa của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông về quê làm "tổng chỉ huy đàn gia súc".
Người cận vệ năm xưa của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong căn phòng điều hành nông trại 300 con bò ở huyện Vân Phù, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình China Daily
Ở tuổi 83, vị đại tá về hưu Lý Liên Thanh (Li Lianqing) coi việc gõ mõ gọi gia súc về chuồng mỗi buổi hoàng hôn là thú vui lớn nhất trong đời.
Thi thoảng quay lại Bắc Kinh thăm vợ con, phu nhân của người mang biệt danh "tổng chỉ huy đàn gia súc" phàn nàn với chồng: "người ông sặc mùi cứt bò".
Thời oanh liệt
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Huệ Lai, huyện Yết Dương, tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc, năm 1951 ông Lý gia nhập quân ngũ.
Sáu năm sau, ở tuổi 25, ông Lý được gọi vào biệt đội bảo vệ an ninh cho Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Năm 1976, Mao qua đời, ông Lý tiếp tục phục vụ trong đội cận vệ của đại tướng Diệp Kiếm Anh - người từng là Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc vụ viện - cho đến khi ông Diệp qua đời năm 1986.
Về nghỉ hưu, ông Lý được nhà nước chu cấp đầy đủ với một căn nhà rộng hơn 200 m2 ở ngay thủ đô Bắc Kinh.
"Bỏ phố về rừng"
Tờ China Daily cho hay, cách đây 7 năm, bất ngờ ông Lý "rửa tay gác kiếm", từ bỏ cuộc sống an nhàn cùng vợ con ở thủ đô, quay về làng Huệ Lai, sau khi một phụ nữ ở quê nói với ông rằng nhà từ đường của dòng họ ông trở nên xuống cấp, hoang lạnh.
Sau khi về quê, ông Lý quyết định ở lại luôn nơi này. Ông đem toàn bộ số tiền dành dụm cả đời được 1,2 triệu nhân dân tệ (hơn 4 tỉ đồng) và vay mượn hơn 100.000 tệ nữa để sửa sang lại ngôi nhà tổ và đắp đường, đào mương trong xóm, trong làng.
Sau khi chỉnh trang làng xóm, ông Lý vượt sông Tây Giang qua huyện Vân Phù lập một trại gia súc vào năm 2010.
Được giúp sức bởi người cháu ngoại của em trai, nông trại của ông Lý nhận được vốn đầu tư từ nhiều doanh nhân khác.
Một số nhà máy lân cận cũng cho công nhân đến giúp ông Lý miễn phí. Thậm chí, một bác sĩ thú y địa phương còn tình nguyện đến khám bệnh cho lũ gia súc mà không lấy thù lao.
Nông trại của ông Lý rộng 20 ha và hiện có đến 300 con bò sữa lẫn bò giống, mỗi năm đem lại cho địa phương khoản thu nhập 300.000 tệ (1 tỉ đồng) thông qua việc thuê mướn nhân công, mua rơm cỏ cho gia súc và cho thuê đất.
"Nhờ nông trại mà đất đai ở làng này không bị bỏ hoang. Thật đáng khâm phục người lính già nay chấp nhận về sinh sống ở làng quê đồi núi hẻo lánh này", người cháu tên Hà Bình Quân tự hào nói về ông ngoại thứ của mình.
Trong 2 năm giúp ông ở nông trại, theo tờ China Daily, Hà Bình Quân và ông Lý chia nhau một cái giường tầng bằng gỗ trong căn phòng rộng chỉ 10 m2, hoàn toàn đối lập với căn nhà sang trọng của ông Lý ở Bắc Kinh.
Con gái ông Lý được nói là đã bật khóc khi lên thăm cha.
Trong khi đó, ông Lý vẫn ngày ngày miệt mài đẩy xe cỏ, hì hục múc từng xẻng phân bò.
"Rất nhiều người, kể cả đồng đội cũ, chẳng thể nào hiểu nổi tại sao tôi lại chọn sống trong cái nông trại đầy phân gia súc này thay vì hưởng thụ cuộc sống hưu trí nhàn nhã với sự chăm lo chu toàn của nhà nước", ông Lý nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Southern Metropolis Daily trước đây.
"Tôi nói với họ rằng, đó chỉ là một vấn đề của lương tâm mà thôi. Con người không thể làm được điều gì nếu họ chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình", ông nói thêm.
Một người dân Trung Quốc chụp ảnh những bức tượng ông Mao Trạch Đông - Ảnh: AFP
Vì nhân dân phục vụ
Tờ China Daily cho hay, trên bức tường căn phòng điều hành của nông trại, ông Lý treo một bức chân dung lớn của Mao Trạch Đông cùng với nhiều hình ảnh ông chụp cùng Chủ tịch Mao và đại tướng Diệp Kiếm Anh.
Ngay cổng vào nông trang, ông Lý trương một tấm bảng lớn mang dòng chữ "Vì nhân dân phục vụ", câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Mao lúc sinh thời, bên cạnh lá cờ Trung Quốc.
"Con người ta nên tỏa sáng ngày nào mình còn sống. Phục vụ nhân dân là điều cần thiết ở mọi nơi. Đó là điều tôi học được từ Chủ tịch Mao", người cựu binh 83 tuổi triết lý.
"Tôi chỉnh trang xóm làng và lập trang trại không phải để nổi tiếng, mà đó là việc tôi nghĩ tôi nên làm cho đất nước, cho Đảng và cho nhân dân", ông Lý vẫn nồng nhiệt tinh thần xung kích.
Một công nhân ở nông trang tên Hà Chí Minh cho hay, tuy già nhưng ông Lý vẫn giữ kỷ luật và thói quen rất "nhà binh": "Ông ấy luôn nhắc nhở chúng tôi về kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ông sẽ quát tháo nếu chúng tôi vứt nông cụ hay rơm cỏ bừa bãi. Có điều, ông ấy không nóng lâu".
Mỗi buổi sáng, ông Lý thức dậy lúc 5 giờ, hít đất 100 cái và múa võ 10 phút trước khi đi nấu đồ ăn sáng cho công nhân. Sau đó, ông mở tivi xem chương trình Con người và Thiên nhiên mà ông ưa thích.
"Việc nhà nông giáo dục con người ta rất nhiều, kể cả đối với cá nhân tôi", ông Lý thổ lộ.
Ông cho biết hồi còn bé ông cũng thường giúp cha cắt cỏ chăn bò. Nhưng để quản lý một nông trại lớn và hiện đại là một thách thức không nhỏ.
Bây giờ thì ông có thể nhìn con bò mà biết khi nào nó sẽ chuyển dạ sinh con.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc người đời sẽ nói gì sau khi tôi chết. Nhưng tôi tin là sẽ có người gánh vác công việc tôi đang làm hôm nay", ông Lý nói với niềm tin của người lính.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Những bông hồng bên cạnh yếu nhân Khuôn mặt khả ái, dáng chuẩn trên 1m65, lại tinh thông võ thuật, bắn súng giỏi, bơi lội, điền kinh không kém vận động viên chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, hát hay múa dẻo, am hiểu kiến thức xã hội... Một người đẹp toàn năng như vậy chỉ có thể tìm thấy ở Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Đó chính là nữ...