Chân dung nghi phạm đưa ông Dương Chí Dũng bỏ trốn
Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn”, trùm đường dây cá độ bóng đá, cờ bạc xuyên quốc gia) tạm được cơ quan điều tra xác định là kẻ cầm đầu vụ đưa ông Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Hàng hải Việt Nam) bỏ trốn.
Ít ngày sau khi thông tin bắt ông Dương Chí Dũng được thông báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt giam Dũng “Bắc Kạn”.
Vụ án Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức cho ông Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài được khởi tố. Liên tiếp sau đó, hàng loạt cán bộ công an bị khởi tố, bắt giam, trong đó có ông Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng.
Ông Dương Chí Dũng trước khi bị bắt.
Nói tên đầy đủ Trần Văn Dũng hầu hết mọi người không để ý nhưng nhắc đến biệt danh Dũng “Bắc Kạn” thì nhiều người dân đất Cảng từng nghe đến trùm giang hồ có tiếng này.
Một người đàn ông đã “rửa tay gác kiếm” kể Dũng “Bắc Kạn” là trùm đường dây cá độ bóng đá, cờ bạc lớn xuyên quốc gia. Dũng đi Ma Cau như đi chợ, có thế lực, mối quan hệ rộng trong thế giới ngầm ở nước ngoài. Vì vậy, việc trốn ra nước ngoài, len lỏi trong cộng đồng người Việt cũng như người bản địa đối với Dũng được cho là dễ như trở bàn tay.
Cũng theo lời kể, Dũng “Bắc Kạn” ẩn mình khá tốt, luôn tạo vỏ bọc kín đáo, có quan hệ thân tình với một số cán bộ bảo vệ pháp luật. Giới giang hồ trong Nam ngoài Bắc đều đánh giá cao Dũng “Bắc Kạn” về khả năng nắm bắt thời thế, tinh vi, nên Dũng tạo thế cho mình hơn hẳn các trùm giang hồ khác, dù ít tuổi hơn.
Đầu những năm 1990, tuổi tuy mới ngoài 20 nhưng Dũng đã sớm trưởng thành và có tiếng trong giới giang hồ đất Cảng. Tên này có quan hệ khác thân thiết với Năm Cam, trùm ma túy Ngô Đức Minh (tức Minh “Sứt”), Nguyễn Duy Dũng (Dũng “Đui”)… Cuối năm 1992, Dũng Nam tiến, mở rộng địa bàn làm ăn và tham gia một băng nhóm giang hồ gốc Hải Phòng.
Tại TP HCM, Dũng “Bắc Kạn” kết thân với Dũng AK, một trùm giang hồ nổi tiếng tàn bạo bởi luôn sử dụng “hàng nóng” để giải quyết ân oán. Đầu năm 1996, Dũng “Bắc Kạn” bị công an bắt giữ trong một đường dây chuyên buôn tiền xuyên quốc gia. Ra tù, trong lúc đang bơ vơ, Dũng “Bắc Kạn” được đàn chị là Dung Hà nâng đỡ, đưa vào TP HCM cùng tính kế làm ăn.
Tháng 5/2000, Dũng “Bắc Kạn”, Dũng AK và Dũng “Đui” bị Công an TP HCM bắt tại một phòng nghỉ ở khách sạn cùng một lượng heroin. Dũng “Bắc Kạn” thoát tội một cách ngoạn mục. Sau cú chết hụt này, hắn ra Bắc hoạt động cùng với các băng nhóm giang hồ phía Nam.
Video đang HOT
Sau khi Dung Hà bị trùm Năm Cam chỉ đạo đàn em bắn chết, Dũng “Bắc Kạn” quay về Hải Phòng, lập đầu mối trong đường dây ma túy của Minh “Sứt”. Khi ông trùm Năm Cam sa lưới, Minh “Sứt”, Dũng AK… bị bắt, năm 2002 Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng mất tích.
Nhiều lời đồn đoán của giới giang hồ về sự biến mất của Dũng “Bắc Kạn”. Người cho là hắn đã cao chạy xa bay ra nước ngoài, kẻ đoán là Dũng “Bắc Kạn” đi tu sau khi gây nhiều ân oán giang hồ, thậm chí có thể đã bị thanh toán mất xác đâu đó…
Tháng 7/2002, Dũng bị lực lượng đặc nhiệm bắt tại nhà một vận động viên ở đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội theo chỉ đạo của Ban chuyên án Năm Cam.
Ra tù, Dũng về Hải Phòng điều hành mạng lưới cờ bạc, cá độ bóng đá xuyên quốc gia qua internet, và mới đây bị bắt giữ vì giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Theo VNE
3 điều cần làm rõ sau vụ bắt giữ anh em ông Dương Chí Dũng
"Điều mà tôi quan tâm nhất từ trước tới nay: Ai là người cung cấp tin cho Dương Chí Dũng trốn? Dũng đã nói gì để Trọng có đủ tự tin góp tay vào quá trình tổ chức chạy trốn cho anh?".
Ai báo tin cho Dương Chí Dũng?
Trao đổi với phóng viên Dân trí, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói: "Trong trí nhớ của tôi, từ năm 1975 trở lại đây, cũng có những trường hợp bỏ trốn nhưng họ là những doanh nhân chứ chưa có người nào là quan chức ở cương vị tầm cỡ như Dương Chí Dũng. Đây là trường hợp đặc biệt đầu tiên. Nhưng việc bắt giữ Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng chưa phải là cách kết thúc câu chuyện. Đó chỉ là bước khởi đầu cho những câu chuyện khác, lớn hơn, xuất phát từ yêu cầu của dư luận".
PV: Cụ thể là gì, thưa ông?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Có 3 điều cần làm rõ sau vụ bắt giữ anh em ông Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng. Thứ nhất: Điều mà tôi quan tâm nhất từ trước tới nay là tại sao Dương Chí Dũng biết tin mình bị khởi tố và bị bắt để bỏ trốn. Vậy ai là người cung cấp tin cho Dương Chí Dũng trốn? Đó là điều cực kỳ quan trọng.
Đây là đối tượng có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng, có liên quan đến sự thất thoát tài sản vô cùng lớn, đối tượng như vậy đòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát đặc biệt.
Thứ hai, dư luận đang đặt vấn đề, trước và ngay sau khi bỏ trốn, Dương Chí Dũng đã nói với em trai (ông Dương Tự Trọng - PV) mình phạm tội gì, tại sao ông Trọng có đủ tự tin mà bao che, thậm chí có thể tổ chức cho việc lẩn trốn của người anh. Trong khi, ông Dương Tự Trọng là người rõ hơn ai hết, ngành công an Việt Nam tài giỏi như thế nào và những việc sai trái này thì sớm muộn gì cũng bị phát hiện.
Nếu làm rõ được chuyện đó thì tự nhiên mọi thứ sẽ rõ ra hết.
Cần phải ghi nhận sự quyết tâm, cố gắng rất lớn của Bộ Công an trong việc bắt giữ Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng cùng các đối tượng có liên quan.
Nhưng cũng phải nhắc lại, đến giờ, vẫn còn một số đối tượng quan trọng trong vụ Vinashin đang lẩn trốn bên ngoài. Vụ án cực kỳ lớn như thế mà chúng ta bắt chưa hết các đối tượng có liên quan, làm dư luận lo nghĩ về những "cắt khúc" bị thất lạc, có khả năng che giấu các đầu mối của dấu hiệu tội phạm. Nếu bỏ sót chỉ một người thì kết quả công tác điều tra không thể nói đã kết thúc.
Phải tìm cho hết những ô còn thiếu đó, ráp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Không thể "tiêu pha" số tiền lớn như thế mà chỉ lĩnh tội thiếu trách nhiệm.
Dư luận đăng đặt câu hỏi, tại sao thanh tra bao nhiêu lần tại Vinashin, Vinalines mà tìm không ra sai phạm nghiêm trọng.
Ông Trần Quốc Thuận
Cũng cần phải nói thêm, những người cùng với Dương Tự Trọng tổ chức những bước tiếp theo cho quá trình lẩn trốn của Dương Chí Dũng có thể được cung cấp thông tin nào đó để họ củng cố niềm tin cho việc làm phạm pháp đó. Dĩ nhiên, bên cạnh đó còn có yếu tố tình cảm, tiền bạc nhưng không phải tự dưng mà bao nhiêu người cùng kết hợp làm việc phạm pháp như thế.
Điều thứ ba, ông Dương Tự Trọng sau một thời gian giữ cương vị Phó Giám đốc CATP Hải Phòng, được điều về Bộ Công an rồi mới bị bắt. Theo tôi đó cũng là một sự chậm trễ và rất có thể dẫn đến sự xóa bỏ dấu vết, làm việc điều tra càng gặp nhiều khó khăn.
Ông đang nói tới nghi ngờ lộ, lọt thông tin từ phía cơ quan điều tra?
Không. Tôi muốn đặt ra khả năng có đối tượng nào đó biết thông tin, chủ động cung cấp thông tin cho Dương Chí Dũng biết mà trốn. Lọt thông tin và chủ động cung cấp thông tin là khác nhau về bản chất.
Theo thông tin báo chí thì một ngày trước đó Dương Chí Dũng vẫn đi làm bình thường. Không thể một đối tượng quan trọng như thế mà tự nhiên lặn mất tăm và đến bây giờ vẫn chưa biết thông tin tại sao Dương Chí Dũng biết mà chạy trốn.
Trách nhiệm trước Tổ quốc
Đến giờ này, nhiều người vẫn ngạc nhiên trước việc ông Dương Tự Trọng bị bắt. Bởi suốt mấy mươi năm công tác trong ngành công an, ông Trọng được ghi nhận là cán bộ có nghiệp vụ điều tra xuất sắc, rất có bản lĩnh. Ông nghĩ sao về điều này?
Việc Dương Tự Trọng góp tay vào quá trình tổ chức cho người anh trốn cho thấy sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ của một người từng giữ cương vị khá cao trong Bộ Công an, từng đứng đầu cơ quan CSĐT tại một trong những địa phương lớn nhất cả nước.
Có câu rằng: "Thương em, anh để trong/Việc quan anh cứ phép công anh làm". Phẩm chất của một quan chính trực là phải như vậy.
Việc một cán bộ từng hàng chục năm công tác trong ngành công an lại hành xử như vậy có thể do 3 lý do: vấn đề tình nghĩa, máu mủ rồi tiếp sau đó có thể là vấn đề tiền bạc. Nhưng lý do trước nhất, có thể ông Trọng được anh trai mình tiết lộ thông tin nào đó để có niềm tin, tham gia vào việc làm phạm pháp.
Nhiều người cho rằng, những phát lộ từ Vinashin, Vinalines mang lại bài học đau xót về công tác quản lý cán bộ?
Không nên đặt vấn đề quản lý cán bộ ở đây. Vấn đề cụ thể cần quan tâm, làm rõ ở đây là: chúng ta có làm đến nơi đến chốn, có truy được nguồn cơn gốc gác của vấn đề hay không. Cũng giống như củ sâm, phải đào hết cả rễ lên thì mới có giá trị. Đó là đòi hỏi thực hiện quyết liệt trách nhiệm trước nhân dân, Tổ quốc.
Cần thực hiện một cách triệt để như Nghị quyết trung ương 4 đã chỉ ra: Phải làm từ trên làm xuống, không phải từ dưới làm lên. Câu chuyện là như thế.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Vụ ông Dương Chí Dũng: Lụy một chữ tình "Pháp luật không dung tha cho những hành vi phạm tội, kể cả việc họ vì người thân, ruột thịt hay vợ chồng. Tuy nhiên, với những vụ án kiểu này, cơ quan tố tụng sẽ cân nhắc sao cho thấu lý, đạt tình" - thẩm phán Nguyễn Xuân Văn, Phó Chánh toà hình sự, TAND TP Hà Nội, nói. Câu chuyện bi...