Chân dung Jane Wong, nàng coder 23 tuổi khiến Facebook, Google lo ngay ngáy vì liên tục tìm ra những bí mật họ muốn ẩn giấu
Những ông lớn đã “ qua tay” Jane Wong gồm có Facebook, Google và Instagram.
Jane Manchun Wong là một cô gái 23 tuổi hướng nội, không quá nổi bật trong đám đông nhiều người. Nhưng trong thế giới của ngành áp dụng kỹ nghệ đảo ngược vào nghiên cứu ứng dụng – phân tích cấu trúc, chức năng và cách hoạt động của ứng dụng di động bằng cách “mổ xẻ” từng chi tiết của chúng, cô Wong là một nhân vật xuất sắc có tiếng.
Bản thân tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Massachusetts Darthmouth, cô thu hút sự chú ý của toàn giới “geek” vì đã tìm ra được các tính năng ẩn của các ứng dụng như Facebook, Instagram và Snapchat. Điểm đặc biệt là đây: đó toàn là những tính năng nhà phát triển không muốn cho người dùng hay biết.
Cô Wong là người đầu tiên phát hiện ra Facebook Messenger thử nghiệm chức năng “thu hồi tin nhắn đã gửi”, Instagram tìm cách cho phép người dùng giới hạn những nơi có thể xem bài đăng của mình, chỉ cho phép những nước và khu vực nhất định được xem và tương tác với tài khoản của mình.
Rất nhiều hãng tin công nghệ theo dõi sát sao tài khoản Twitter của cô (nơi Wong hay đăng những gì mình tìm được), một vài nơi còn ngỏ ý muốn mời công về cộng tác, độc quyền sở hữu những gì cô Wong tìm được. Thế nhưng, cô từ chối mọi lời mời chào.
“Tôi tin rằng những thông tin như vậy nên được công khai cho tất cả mọi người, vậy nên tôi tìm được gì là tôi cứ post lên Twitter thôi”, cô nói.
Cô cố gắng bóc tách mọi lớp che chắn các công ty dựng lên để ngăn người dùng biết được họ đang thực sự làm gì. Cụ thể hơn, cô muốn mọi thứ minh bạch, muốn cho mọi người biết các gã khổng lồ công nghệ đang làm gì với dữ liệu cá nhân của người dùng.
Có lần cô phát hiện ra rằng: khi người dùng đồng ý cho ứng dụng Facebook trên Android có thể truy cập vào thông tin về vị trí chính xác của thiết bị, dữ liệu có trong máy, họ cũng nghiễm nhiên đồng ý với việc ứng dụng gửi về các thông tin như cột phát sóng điện thoại có trong phạm vi khu vực, những mạng Wi-Fi thiết bị có thể kết nối được vào thời điểm hiện tại. Bằng những thông tin như vậy, có thể xác định được chính xác người dùng đang ở đâu, thậm chí còn biết luôn hàng xóm của họ là ai.
Video đang HOT
“ Thiết bị của tôi vẫn có những ứng dụng ấy, nhưng sau chốt, tôi vẫn muốn biết chính xác những việc mà chúng đang thực hiện, cách thức chúng thu thập thông tin, không thể dừng lại ở ba cái dòng ‘đã sửa lỗi và cải thiện phần mềm’ nhàm chán“, cô nói.
Cô Wong đã có sở thích tìm hiểu máy tính từ thuở bé. Khi mới 7 tuổi, gia đình cô đã cho phép Wong lên mạng tìm thông tin dưới sự quản lý chặt chẽ của gia đình; cũng như mọi gia đình khác, họ lo sợ con gái mình sẽ lạc vào những trang web độc hại.
Không muốn bị quản chế, cô bé Wong cài đặt trình duyệt Firefox để tránh việc Internet Explorer bị theo dõi, gia đình phải đặt cả mật khẩu cho hệ điều hành để giảm thời lượng online của Wong. Cô bé vẫn không chịu cảnh “áp bức”, đã tự tới thư viện, mượn về quyển sách hướng dẫn sử dụng hệ điều hành Linux. Cô tìm cách cài hệ thống mã nguồn mở Linux thay thế cho Windows.
“ Cha mẹ không thể ngăn được tôi“, cô Wong vừa cười vừa nhớ lại. “ Khi họ đặt mật khẩu máy tính, tôi đã tìm được cách reset cả bo mạch chủ để tránh mật khẩu, cuối cùng họ cũng phải đầu hàng và để tôi tự do nghịch máy tính, có điều là họ ngắt mạng luôn thôi“.
Bản thân là một cô gái người Châu Á, cô Wong đã có ngay hai điểm khiến mình lép vế trong ngành công nghệ địa phương: đó là “người Châu Á” và là “một cô gái”. Điều đó cũng khiến cô gặp một vài khó khăn khi tìm niềm vui nơi sở thích của mình, có những người dùng lời lẽ khiếm nhã đến công kích cô, có những kẻ tỏ ra nghi ngờ cô Wong không làm một mình mà có những người đứng sau hậu thuẫn.
“ Đôi lúc, có những thành viên cộng đồng tôi tham gia nghi ngờ những khám phá của tôi, nói rằng liệu có đội ngũ nào giúp đỡ không“, cô nói. “ Người ta cần mở mắt mà nhận ra rằng rào cản giới tính trong ngành công nghệ không hề tồn tại, đàn ông và phụ nữ đều có khả năng như nhau“.
Theo Tri Thuc Tre
Âm thầm tiến bước, doanh thu ngoài quảng cáo của Google đã đạt 15,5 tỷ USD trong năm 2017
Không thể ngờ, 10 năm trước, mảng kinh doanh ngoài quảng cáo của Google chỉ mới đạt 667 triệu USD, chiếm 3% tổng doanh thu của công ty.
Mảng kinh doanh quảng cáo trực tuyến của Google mang lại hàng chục tỷ USD mỗi năm. Nhưng công ty đang chuẩn bị cho một sự chuyển biến lớn trong mảng kinh doanh này.
Trước cả khi mọi người kịp nhận ra điều đó, quá trình chuyển đổi mảng kinh doanh này đã diễn ra lâu nay, tính từ lúc các nỗ lực tiến sang những mảng kinh doanh khác của Google và công ty mẹ, Alphabet bắt đầu thu được thành quả.
Biểu đồ dưới đây của hãng nghiên cứu Statista cho thấy rõ rệt điều này, khi nó minh họa doanh thu của Alphabet và Google từ những nguồn thu ngoài quảng cáo. Chỉ trong vòng 10 năm gần đây, mảng kinh doanh ngoài quảng cáo đã tăng trưởng từ chỗ không có gì đáng kể, nay đã đạt tới 14% tổng doanh thu.
Từ mức đóng góp 3,1% vào năm 2008, doanh thu ngoài quảng cáo của Google đã chiếm 14% tổng doanh thu trong năm 2017.
Năm ngoái, mảng kinh doanh ngoài quảng cáo này đã mang lại 15,5 tỷ USD - lớn hơn gấp 4 lần doanh thu trong năm ngoái của Twitter và Snapchat cộng lại.
Từ lâu Google đã biết rằng, một ngày nào đó mảng kinh doanh quảng cáo sẽ đạt đến điểm tới hạn và tăng trưởng sẽ chậm lại. Trong khi đó, phố Wall thích các công ty tăng trưởng, và Google đang nỗ lực giành lấy thị phần trong các lĩnh vực kinh doanh khác.
Doanh thu ngoài quảng cáo của Google đến từ đâu?
Google Cloud là mảng lớn nhất trong lĩnh vực này. Trên thực tế, các giám đốc của Google trước đây từng cho biết họ tin rằng, một ngày nào đó việc bán quyền truy cập vào đám mây của Google sẽ vượt qua quảng cáo để trở thành nguồn doanh thu chính cho Google.
Trong lĩnh vực đám mây, Google đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ như Amazon và Microsoft. Không những vậy, gần đây, trước phản ứng dữ dội từ các nhân viên của mình, Google đã buộc phải từ bỏ các hợp đồng hỗ trợ quân đội Mỹ đầy béo bở.
Một số nguồn doanh thu khác của Google còn có Google Fiber, dịch vụ internet băng thông rộng tốc độ cao của họ cùng với doanh thu từ việc bán các thiết bị điện tử tiêu dùng như Google Home, hay Pixel Slate.
Bên cạnh đó còn có nguồn thu đến từ khoản chia 30% cho các giao dịch bán ứng dụng, nhạc và phim trên Google Play Store, nơi được xem như trung tâm nội dung kỹ thuật số chính của các thiết bị Android.
Trong tuần vừa qua, Google cho biết, họ sẽ cho phép các nhà sản xuất smartphone và tablet bán ở châu Âu không buộc phải cài đặt Play Store lên thiết bị Android nếu họ không muốn như vậy (do sức ép từ cuộc điều tra chống độc quyền của EU). Đây là một thay đổi quan trọng và sẽ cần có thời gian để xem liệu nó sẽ tác động như thế nào đến nỗ lực của Google nhằm gây dựng mảng kinh doanh ngoài quảng cáo.
Những người hoài nghi từng chế nhạo nỗ lực này của Google, khi thấy họ đầu tư vào các dự án moonshot hay những giấc mộng khoa học viễn tưởng. Nhưng các con số trên đã cho thấy rằng nỗ lực và khoản đầu tư của họ đã bắt đầu mang lại các thành quả xứng đáng.
Theo dữ liệu của Statista, tổng doanh thu ngoài quảng cáo của Google trong năm 2008 đạt 667 triệu USD, tương đương 3,1% tổng doanh số. Như đã nói ở trên, năm ngoái con số này đã đạt tới 15,5 tỷ USD, chiếm 14% tổng doanh số của công ty mẹ Alphabet.
Cho dù các mảng kinh doanh đa dạng ngoài quảng cáo của Alphabet vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức có thể làm chậm đà tăng trưởng, khoản chi tiêu khổng lồ cho R&D của công ty cho thấy họ đang đặt nhiều nỗ lực vào hoạt động này để sau đó có thể được đền bù xứng đáng.
Đầu năm nay, nhà phân tích Eric Sheridan của hãng UBS từng cho biết rằng, mảng kinh doanh xe tự lái Waymo của Alphabet có thể có giá trị lên tới 135 tỷ USD. Bộ phận này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại hóa ở Arizona trước cuối năm nay.
Theo Tri Thuc Tre
Ngay cả Phó Chủ tịch mảng Android của Google cũng cho rằng Menu chia sẻ của hệ điều hành này quá chậm chạp David Burke, Phó chủ tịch mảng Android của Google vừa đăng tải một đoạn tweet nói rằng tăng tốc menu chia sẻ trên hệ điều hành Android là một trong những ưu tiên hàng đầu của đội ngũ nhà phát triển tại Google. Trang tin AndroidAuthority cho biết, Phó chủ tịch mảng Android của Google, David Burke, vào ngày hôm qua đã chia...