Chân dung chàng trai 7 tuổi biết lập trình, 24 tuổi thành chủ tịch Facebook, hiện sở hữu hàng tỷ USD
Sean Parker còn được gọi là người “hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg”.
Sean Parker đạt được thành công rực rỡ khi còn rất trẻ: Năm 19 tuổi, anh đồng sáng lập Napster – dịch vụ đã góp phần thay đổi cách thế giới nghe nhạc. Năm 24 tuổi, anh là chủ tịch sáng lập của Facebook – startup công nghệ sau này trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Doanh nhân 42 tuổi hiện sở hữu khối tài sản 2,8 tỷ USD và là một trong những tỷ phú tích cực làm từ thiện. Dưới đây là câu chuyện về sự nghiệp của Parker:
Parker sinh ra ở Herndon (Virginia, Mỹ). Năm lớp 2, anh được cha dạy cách lập trình trên máy vi tính. Vài năm sau, Parker đã có thể hack vào hệ thống của các trường đại học và công ty, trong đó có một công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Cha anh đã tịch thu bàn phím trước khi anh đăng xuất. Sau đó, anh bị FBI phát hiện nhưng vì là trẻ vị thành niên, anh chỉ phải phục vụ cộng đồng thay vì án tù.
Năm 1999, ở tuổi 19, Parker đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ tập tin Napster. Công ty nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất và gây tranh cãi nhất mọi thời đại. Parker và người đồng sáng lập còn lại – Shawn Fanning, được coi là những người đã cách mạng hóa ngành công nghiệp âm nhạc.
Sau một số vụ kiện từ các hiệp hội âm nhạc, cuối cùng Napster phải đóng cửa. Parker thành lập trang mạng xã hội có tên Plaxo. Anh bị sa thải sau 2 năm. Công ty ngừng hoạt động năm 2017.
Năm 2004, Parker gia nhập nhóm sáng lập Facebook – khi đó chỉ là một công ty khởi nghiệp non trẻ. Với tư cách là chủ tịch sáng lập, anh đóng vai trò to lớn trong việc đầu tư và thiết kế của công ty.
1 năm sau, Parker bị bắt vì cáo buộc tàng trữ cocaine. Dù cáo buộc chính thức không được công bố nhưng vụ việc đã góp một phần vào việc anh rời Facebook. Sau vài tháng, Parker từ chức.
Tuy nhiên, Parker vẫn ảnh hưởng đến Facebook ngay cả khi đã rời đi. “Tôi không nghĩ Parker rời Facebook. Cậu ấy vẫn tiếp tục tham gia theo nhiều cách khác nhau”, Peter Thiel, nhà đầu tư ban đầu của Facebook nói với Vanity Fair. Thậm chí, Parker còn được gọi là người “hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg”.
Parker nổi tiếng với tinh thần làm việc tập trung cao độ. Một đồng nghiệp cũ của anh cho biết đôi khi cách tốt nhất để khiến Parker chú ý là gọi anh 10 – 20 lần liên tiếp, cho đến khi anh nhận ra có người cần nói chuyện với mình.
Video đang HOT
Parker là đối tác quản lý của quỹ đầu tư của Peter Thiel từ năm 2006 đến năm 2014. Anh là nhà đầu tư ban đầu vào Spotify, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Spotify đến Mỹ và là thành viên hội đồng quản trị của công ty cho đến năm 2017.
Năm 2012, Parker và Fanning ra mắt Airtime, một dịch vụ trò chuyện video tương tự như Chatroulette. Dịch vụ ban đầu thất bại và được khởi chạy lại dưới dạng ứng dụng iOS và Android vào năm 2016.
Sau nhiều năm kinh doanh, Parker tích lũy được khối tài sản trị giá 2,8 tỷ USD, theo Forbes. Năm 2010, anh mua một ngôi nhà ở West Village với giá 20 triệu USD. Sau đó, anh mua thêm nhiều bất động sản trị giá hàng chục triệu USD.
Parker cũng chịu chi không kém trong đám cưới vào mùa hè năm 2013. Buổi lễ kéo dài 3 ngày tại một khu rừng ở Big Sur, California. Đám cưới cực kỳ xa hoa của Parker đã gây xôn xao dư luận vào thời điểm đó, vì anh được cho là đã chi 4,5 triệu USD để tạo ra một thế giới kỳ diệu.
Đám cưới cổ tích của Parker (Ảnh: Internet).
Tất cả 364 khách mời – bao gồm Jack Dorsey, Mark Pincus, Dustin Moskovitz và Chris Hughes – đã được tặng trang phục do nhà thiết kế của “Chúa tể những chiếc nhẫn” thực hiện để mặc trong buổi lễ.
Ngoài tận hưởng cuộc sống xa hoa, Parker cũng rất tích cực làm từ thiện. Năm 2015, anh quyên góp 600 triệu USD để thành lập Quỹ Parker, tập trung tài trợ cho các chương trình về khoa học đời sống, sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Năm 2016, anh sử dụng 250 triệu USD để thành lập Viện Liệu pháp Miễn dịch Ung thư Parker tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering. Ngoài ra, anh cũng cam kết 24 triệu USD để phát triển Trung tâm Nghiên cứu Dị ứng Sean N. Parker tại Stanford và quyên góp 4,5 triệu USD để hỗ trợ chương trình loại trừ bệnh sốt rét tại Nhóm Y tế Toàn cầu của Đại học California San Francisco.
Facebook, Google thay đổi thế nào trong metaverse?
Theo các chuyên gia, metaverse có thể thay đổi cơ bản ngành quảng cáo, mảng kinh doanh quan trọng của nhiều hãng công nghệ như Facebook hay Google.
Metaverse gần đây trở thành chủ đề được quan tâm, nhất là sau sự kiện Facebook đổi tên thành Meta. Khái niệm metaverse mà các hãng công nghệ vận dụng hứa hẹn người dùng từ mạng xã hội sang một thế giới ảo rộng lớn hơn, trong đó quảng cáo vẫn là hình thức chủ đạo giúp các công ty thu hút khách hàng mới và kiếm lời.
"Metaverse là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng ta bắt đầu. Nó có tiềm năng được đầu tư và sẽ trở nên rất rộng lớn", tỷ phú Orlando Bravo, đồng sáng lập và quản lý của Thomas Bravo nói với CNBC.
Những bước đầu thận trọng
Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia cho biết các thương hiệu sẽ tiếp cận bằng các bảng quảng cáo trong metaverse.
Mẫu quảng cáo tương tự có thể gặp trong các trò chơi như Tiki-Taka Soccer và FIFA Mobile, vừa tăng độ nhận diện đồng thời cũng dẫn khách hàng đến sản phẩm nếu có nhu cầu.
Metaverse sẽ từng bước thay đổi ngành quảng cáo trong tương lai không xa.
"Nó sẽ rất giống với những gì chúng ta có trong hôm nay ở thế giới thực. Giống như cách ta đặt biển quảng cáo bên đường hoặc ngoài căn nhà, các nhãn hàng có thể mua những vị trí này trong môi trường metaverse", CNBC trích lời Jason Velliquette, phó chủ tịch điều hành mảng digital của công ty tư vấn marketing R3.
Bên cạnh đó, người có ảnh hưởng (influencer) tiếp tục là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng.
"Người dùng vẫn có thể theo dõi những cá nhân này trên các kênh của họ, tham dự hội thảo, các buổi diễn thuyết hay những chương trình tương tự. Các thương hiệu có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng khác nhau để thực sự tạo nên tiếng vang trong không gian metaverse", Velliquettle nói.
Sản phẩm xuất hiện một cách tự nhiên
Đại dịch buộc nhiều thương hiệu phải thử nghiệm những công nghệ mới nhất, đơn cử như các ứng dụng thử đồ quần áo và mỹ phẩm ảo. Phát triển nhanh trong thế giới thực, "thời trang ảo" là mục tiêu rõ ràng để thử nghiệm sớm trong metaverse.
"Sẽ dễ hình dung một avatar riêng thay mỗi người khám phá metaverse, khoác lên mình những bộ đồ từ các thương hiệu như Nike, Adidas, Balenciaga hay Gucci hay Levi's, không quan trọng đó là nhãn nào", Max Pinas, giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Dept cho biết.
Vào tháng 5 vừa qua, Gucci đã giới thiệu một chiếc ví trong Roblox có giá đắt hơn một món đồ ở ngoài đời thực.
Không gian Nikeland của Nike trong Roblox. .
Với Nike, hãng có thế giới ảo Nikeland riêng trong Roblox, được mô phỏng theo trụ sở chính. Không chỉ có các minigame khác nhau để người dùng trải nghiệm như bóng né hay đuổi bắt, Nike cũng lên kế hoạch về một showroom kỹ thuật số, tích hợp cả vận động viên và sản phẩm.
Vũ trụ mới cho người tiêu dùng
Dù metaverse chưa tồn tại, nó sẽ mang đến một vũ trụ khách hàng và không gian mới để khai thác tài sản trí tuệ hiện có cho các công ty.
"Năm đại dịch vừa qua, cách tương tác với trải nghiệm kỹ thuật số đã khiến chúng tôi thực sự mở rộng tầm mắt về những gì có thể làm được. Các trải nghiệm từ nay sẽ ở một không gian rộng lớn, nơi thương hiệu sẽ tạo ra sự kiện để thu hút mọi người đến và mở rộng quy mô ở đó", Tiffany Rolfe, giám đốc sáng tạo toàn cầu của công ty quảng cáo R/GA cho biết.
Mark Zuckerberg và Meta sẽ là những người được hưởng lợi từ việc đầu tư metaverse.
Một số lãnh đạo ở các công ty quảng cáo nhận xét những nỗ lực thành công cần để tâm đến định nghĩa ban đầu của metaverse, nơi một cá nhân lựa chọn để thoát ra khỏi thế giới thực.
Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu không nên tái sử dụng những quảng cáo mà con người đã biết, thay vào đó là làm mới cách tiếp tiếp cận khách hàng.
"Trong metaverse, các thương hiệu cần tìm thấy sự cân bằng giữa hiện thực và tính nguyên bản bằng cách cung cấp tiện ích và ý nghĩa cho mọi người qua sức sáng tạo và đổi mới từ công nghệ. Tóm gọn lại, họ phải tạo ra những trải nghiệm mà mọi người dùng thực sự muốn", Lewis Smithingham, giám đốc giải pháp sáng tạo của Media.Monks nói.
Facebook chưa là gì, chính phủ Trung Quốc còn thành lập cả một cơ quan chuyên trách về metaverse Với chính phủ Trung Quốc, metaverse không phải là từ ngữ sáo rỗng, mà còn là một xu hướng chiến lược cho công nghệ trong tương lai. Không lâu sau khi CEO Mark Zuckerberg cho biết tầm nhìn của mình về tương lai mới của internet - metaverse - siêu vũ trụ số, chính phủ Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn...