Chấn động: 6 binh sĩ Malaysia cưỡng hiếp tập thể bé gái 13
Cảnh sát đã bắt giữ 6 binh sĩ bị cáo buộc cưỡng hiếp một bé gái 13 tuổi, thậm chí còn cướp tài sản của bạn trai nạn nhân tại phía nam Malaysia.
Dư luận Malaysia đang phẫn nộ trước tội ác của 6 binh sĩ ở bang Johor cưỡng hiếp một bé gái 13 (Ảnh minh họa)
Báo New Straits Times của Malaysia đưa tin, một cô bé 13 tuổi và bạn trai bị một nhóm nam giới mặc quân phục của quân đội tiếp cận và tấn công lúc 10h ngày 10/6.
Video đang HOT
Một trong số những người đàn ông bao vây bạn trai nạn nhân trong khi những người còn lại kéo cô bé 13 tuổi vào một khu vực hẻo lánh và thay phiên hãm hiếp em. Thậm chí, một tên yêu râu xanh trong nhóm còn ép nạn nhân thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng trong suốt 1 giờ.
Trong khi đó, người bạn trai 16 tuổi của cô bé cố gắng chống cự song bị nhóm binh sĩ khống chế và đánh đập tàn nhẫn. Cậu thiếu niên còn bị những kẻ tấn công cướp toàn bộ tài sản có giá trị trên người, bao gồm điện thoại di động.
Cảnh sát trưởng của bang Johor, ông Datuk Mohd Mokhtar Mohd Shariff xác nhận, nhóm binh sĩ tuổi từ 20 đến 30 cưỡng hiếp tập thể bé gái 13 tuổi đã bị bắt. Qua kiểm tra, nhóm binh sĩ dương tính với ma túy.
Theo Xahoi
Malaysia lập căn cứ mới ở biển Đông
Bộ Quốc phòng Malaysia công bố kế hoạch thành lập quân đoàn thủy quân lục chiến và xây dựng một căn cứ hải quân ở biển Đông.
Binh sĩ Malaysia và Mỹ trong cuộc tập trận CARAT hồi tháng 6.2013 - Ảnh: Janes.com
Ngày 20.10, BBC dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Malaysia cho hay căn cứ hải quân trên được thành lập tại thị trấn Bintulu, nằm sát biển Đông để bảo vệ vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, thông cáo không nêu rõ thời gian xây dựng cũng như sức chứa của căn cứ.
Căn cứ mới chỉ cách bãi ngầm James, địa điểm tranh chấp giữa Malaysia, Trung Quốc đại lục và Đài Loan, khoảng 110 km. Bãi ngầm James cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chừng 80 km, cách bờ biển phía nam Trung Quốc đến 1.800 km và là điểm tận cùng phía nam trong bản đồ "đường lưỡi bò" phi lý do Bắc Kinh đơn phương vạch ra trên biển Đông. Hồi tháng 3, giới quan sát sửng sốt và nhiều quốc gia vô cùng quan ngại khi 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến khu vực bãi ngầm James trong một đợt diễn tập. Malaysia từng khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở nơi đây "hoàn toàn không có căn cứ và nhằm chiếm đoạt tài nguyên".
Bên cạnh đó, hãng thông tấn Bernama dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein tuyên bố Malaysia sẽ đưa vào hoạt động 6 chiến hạm cận bờ (LCS) từ năm 2018 cũng như tăng cường mua sắm tàu đổ bộ và chiến đấu cơ. Theo ông, LCS sẽ trở thành đội tàu chủ lực của hải quân hoàng gia Malaysia với nhiệm vụ tuần tra các vùng biển có tiềm năng kinh tế cao.
Ngoài ra, Bộ trưởng Hishammuddin còn công bố kế hoạch thành lập quân đoàn thủy quân lục chiến với mô hình hoạt động tương tự lực lượng của Mỹ. Theo tuần báo IHS Jane's Defence Weekly, Washington rất tán thành ý định của Kuala Lumpur. Hồi tháng 6.2013, trong cuộc tập trận CARAT giữa Mỹ với các nước ASEAN, hải quân Malaysia đã diễn tập đổ bộ với quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ.
Malaysia là nước thứ hai công khai kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân ở biển Đông trong tháng này. Trước đó, ngày 6.10, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin hải quân Philippines đã xúc tiến kế hoạch phát triển căn cứ mới ở vịnh Oyster, nằm cách quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 160 km.
Nga quan ngại nguy cơ xung đột ở biển Đông Phó chủ tịch Hạ viện Nga Nikolai Levichev đã bày tỏ quan ngại căng thẳng ở biển Đông có thể bùng phát thành xung đột vượt tầm kiểm soát trong tương lai gần. Phát biểu tại hội thảo quốc tế về an ninh và hợp tác ở biển Đông do Viện Đông phương học của Nga tổ chức tại Moscow, ông Levichev cho rằng điều quan trọng là các bên liên quan không để căng thẳng tiếp tục leo thang. Các tham luận tại hội thảo đều nhất trí cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực để thay đổi hiện trạng trên biển. Đặc biệt là cần mau chóng thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Nhiều chuyên gia cho rằng tiến trình giải quyết vấn đề biển Đông phụ thuộc phần lớn vào lập trường và thiện chí của Trung Quốc. Một trong những giải pháp tháo gỡ nút thắt là Trung Quốc phải công nhận chủ quyền hợp pháp của Việt Nam và các nước liên quan ở biển Đông, thay vì đơn phương phủ nhận hoàn toàn như hiện nay. Hội thảo có sự góp mặt của đại diện quốc hội và chính phủ Nga, cùng các chuyên gia quân sự, chính trị, luật biển hàng đầu từ nhiều nước. Viện Đông phương học cho biết để đảm bảo tính khách quan, viện không mời các chuyên gia của các nước có tranh chấp ở biển Đông.
Theo TTXVN