Chẩn đoán chứng bệnh trầm cảm sau sinh qua xét nghiệm máu?
Các nhà nghiên cứu của Johns Hopkins Medicine xác định được dấu hiệu sinh học trong máu của người mang thai có thể giúp chẩn đoán chứng trầm cảm sau sinh (PPD) trước khi sinh con.
Nghiên cứu này có thể giúp sàng lọc sớm và điều trị tốt hơn cho PPD.
Các nhà nghiên cứu tại Johns Hopkins Medicine đã phát hiện ra các dấu hiệu sinh học trong máu của những người mang thai có thể xác định những người có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh (PPD) trước khi sinh. Điều này có thể giúp đưa ra phương hướng điều trị thích hợp, tránh tình trạng bệnh trở nặng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 10 phụ nữ thì có 01 người trải qua PPD, nguyên nhân do cảm giác vô vọng, vô dụng, kiệt sức, buồn bã… Đây là một trong nhiều chứng rối loạn tâm trạng và lo âu sau sinh (PMADs) ảnh hưởng đến 1/5 người trong thời kỳ mang thai và sau sinh.
Thực tế ở Việt Nam, tình trạng trầm cảm sau sinh cũng như hệ lụy của chứng bệnh này ngày càng gia tăng, thậm chí dẫn đến những kết cục vô cùng đáng tiếc.
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm sau sinh?
Eynav Accortt, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng, trợ lý giáo sư sản phụ khoa và giám đốc Chương trình Tâm lý Sinh sản tại Cedars – Sinai giải thích rằng, “Trầm cảm sau sinh do các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội gây ra. Ngoài ra còn có tiền sử trầm cảm hoặc lo lắng cá nhân. Có các yếu tố tâm lý, như căng thẳng mãn tính, chấn thương hoặc đau buồn chưa thể giải quyết. Các nguyên nhân này sẽ tác động đến thần kinh của bệnh nhân. Đó là lý do tại sao thuốc chống trầm cảm lại giúp ích cho một số người”.
Làm thế nào để các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh?
Tiến sĩ Sarven Sabunciyan, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về trầm cảm sau sinh đã phát hiện ra rằng, so với những người khỏe mạnh, những người mắc bệnh PPD có mức mRNA ngoại bào thấp hơn, những mRNA đó là cần thiết để hoàn thành một quá trình gọi là autophagy.
Về cơ bản, autophagy là quá trình các tế bào loại bỏ các bộ phận cũ đã bị lão hóa và không còn hoạt động tốt nữa. Khi đó các tế bào không hoạt động bình thường. Các vấn đề với autophagy cũng có liên quan đến các tình trạng như bệnh Alzheimer và Parkinson.
Tiến sĩ Sabunciyan giải thích rằng hiện tại, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng PPD và các rối loạn tâm trạng khác đôi khi là do chất dẫn truyền thần kinh bị mất cân bằng – những thứ như dopamine và serotonin – trong não. Tuy nhiên, thực tế là mức độ dẫn truyền thần kinh bất thường có thể liên quan đến PPD, nhưng chúng có thể không phải là nguyên nhân gốc rễ.
Phát hiện mới có thể mở ra cánh cửa cho các phương pháp điều trị mới cho PPD.
Tuy nhiên, sử dụng các phương pháp điều trị thúc đẩy autophagy có thể hiệu quả hơn. Tiến sĩ Sarven Sabunciyan cho biết các thử nghiệm lâm sàng đối với các loại thuốc như vậy đang được tiến hành để kiểm tra hiệu quả của chúng trong việc điều trị bệnh Alzheimer.
Video đang HOT
Có thể phát hiện và dự báo trầm cảm sau sinh qua xét nghiệm máu không?
Cần nghiên cứu thêm trước khi có kết luận rằng thông qua xét nghiệm máu có thể dự đoán PPD. Các tác giả cho biết nghiên cứu này bị giới hạn bởi có ít người tham gia và thiếu sự đa dạng về chủng tộc. Việc phân tích được sử dụng trên các mẫu máu cũng rất tốn kém và đòi hỏi thiết bị đặc biệt.
Tiến sĩ Sabunciyan nói: “Chúng tôi rất lạc quan, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một thử nghiệm. Chúng tôi sẽ chạy lại các xét nghiệm này trong một quần thể lớn hơn, đa dạng hơn và tìm ra một số ít gen mà những bệnh nhân mắc chứng PPD này có điểm chung và xét nghiệm những gen đó. Điều đó sẽ giúp chi phí từ hàng nghìn USD cho mỗi mẫu máu giảm xuống khoảng 10 USD cho mỗi lần xét nghiệm”.
Nhận biết sớm bệnh trầm cảm sau sinh có lợi ích gì?
Tiến sĩ Accortt nói rằng gần 50% những người trải qua rối loạn tâm trạng sau sinh không bao giờ được xác định.
Thêm xét nghiệm máu sẽ là một công cụ khác để giúp chẩn đoán chính xác hơn về chứng bệnh này. Từ đó giúp ngăn chặn sớm sản phụ mắc phải chứng trầm cảm hoặc lo lắng nghiêm trọng.
Tiến sĩ Accortt giải thích rằng các bậc cha mẹ có nguy cơ mắc bệnh PPD có thể thay đổi lối sống để bảo vệ sức khỏe tâm thần của họ. Điều đó bao gồm dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ, dinh dưỡng và thư giãn mỗi ngày. Họ cũng có thể đi gặp các chuyên gia tâm lý trước khi sinh để xin tư vấn.
“Một khi bị trầm cảm hoặc lo lắng toàn diện cản trở hoạt động của bạn, bạn cần sự trợ giúp của chuyên gia,” tiến sĩ Accortt nói.
Nghiên cứu về cách dự đoán PPD có thể giúp tầm soát tốt hơn những người có nguy cơ phát triển tình trạng này và phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho những người có triệu chứng.
Nếu bạn đang mang thai hoặc sau sinh cảm thấy lo lắng, chán nản hoặc tinh thần không được khỏe, hãy nói chuyện với những người thân yêu của bạn về cảm giác của bạn và đừng ngần ngại tìm kiếm sự chăm sóc chuyên nghiệp từ các chuyên gia.
Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán trầm cảm sau sinh từ trước khi sinh con
Các nhà khoa học vừa phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán trầm cảm sau sinh từ trước khi sinh con, theo tờ Daily Mail.
Trầm cảm sau sinh rất phổ biến trên thế giới, với 1/7 mẹ bỉm sữa ở Mỹ mắc phải, trong khi ở Anh, tỷ lệ này là khoảng 1/10.
Tình trạng này được xác định bởi các giai đoạn buồn bã, cô đơn và không thể chăm sóc con mới sinh - kéo dài hơn 2 tuần.
Nhưng rất may là, các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách để chẩn đoán trầm cảm sau sinh từ rất sớm, trước khi sinh - bằng cách sử dụng một xét nghiệm máu đơn giản.
Các nhà khoa học từ Bệnh viện Trường Y Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã thu thập mẫu máu của 42 phụ nữ mang thai.
Họ đã xem xét kỹ hệ thống mà các tế bào sử dụng để giao tiếp với nhau, bao gồm các phân tử được gọi là RNA thông tin (mRNA).
Trong thời kỳ mang thai, hệ thống liên lạc này tăng cường để đáp ứng các nhu cầu về sự phát triển và làm tổ của phôi thai.
Nhóm nghiên cứu đã đo nồng độ của hàng nghìn phân tử mRNA khác nhau trong khoảng thời gian từ tuần thứ 14 đến 40 của thai kỳ (nghĩa là từ lúc thai được 3 tháng cho đến 9 tháng), cũng như đến 6 tháng sau khi sinh.
Phân tích đã tiết lộ nồng độ một số phân tử mRNA trong thời kỳ mang thai và giai đoạn sau khi sinh "thay đổi nhiều" ở những người bị trầm cảm sau sinh.
Kết quả, được công bố trên tạp chí khoa học Molecular Psychiatry cho thấy, ở những người bị trầm cảm sau sinh, nồng độ của một số phân tử mRNA cao hơn trong khi một số lại thấp hơn so với những phụ nữ không bị bệnh, theo Daily Mail.
Chứng trầm cảm sau sinh dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như tỷ lệ tự tử cao ở mẹ bỉm sữa hoặc sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhận thức, cảm xúc và xã hội của bé. ẢnhSHUTTERSTOCK
Họ nhận thấy rằng phần lớn những thay đổi này xảy ra trong thời kỳ mang thai chứ không phải sau khi sinh con.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu kết quả này được xác nhận, họ có thể phát triển một xét nghiệm máu mới, có thể xác định sớm - từ trước khi sinh - những người có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh, theo Daily Mail.
Tác giả kỳ cựu của nghiên cứu, tiến sĩ Sarven Sabunciyan, Phó giáo sư Nhi khoa, Trường Y Đại học Johns Hopkins, cho biết: Chứng trầm cảm sau sinh dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như tỷ lệ tự tử cao ở mẹ bỉm sữa hoặc sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhận thức, cảm xúc và xã hội của bé.
Nếu có thể phát hiện những người có nguy cơ cao hơn - từ trước khi sinh, chúng ta có thể ngăn chặn các sự cố đáng tiếc, tiến sĩ Sabunciyan cho biết, theo Daily Mail.
Những thay đổi trong các phân tử mRNA này cũng dẫn đến sinh non, tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao nguy hiểm ở người mẹ.
Theo trang web của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy hụt hẫng, khóc hoặc lo lắng trong tuần đầu tiên sau khi sinh.
Đó là cảm giác buồn bã xuất hiện vài ngày sau khi sinh và phổ biến đến mức được coi là bình thường.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc bắt đầu muộn hơn, thì đó có thể là chứng trầm cảm sau sinh.
Các nhà khoa học vừa phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán trầm cảm sau sinh từ trước khi sinh con. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh cũng nghiêm trọng như những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Theo NHS, các triệu chứng bao gồm:
Buồn dai dẳngMất hứng thú hoặc không quan tâm đến thế giới xung quanhMệt mỏiMất ngủKhông gắn kết với béXa lánh mọi ngườiKhó tập trung và khó đưa ra quyết địnhCó những suy nghĩ đáng sợ, như làm hại con mới sinh.
Nên làm gì?
Người bệnh không nên đợi các triệu chứng sẽ hết.
Mà nên nhận ra rằng họ chán nản không phải do lỗi của họ và điều đó không làm cho họ trở thành người mẹ tồi.
Nếu bạn hoặc người nhà gặp tình trạng này, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Điều trị chủ yếu là tự lực, như tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc, nói chuyện với người thân, dành thời gian để làm những việc yêu thích, liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.
Nguyên nhân vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở những người có tiền sử các vấn đề về tâm thần.
Thiếu sự hỗ trợ từ những người thân, mối quan hệ với đối tác kém và từng gặp một biến cố lớn trong đời, như mất người thân, cũng có thể làm tăng nguy cơ, theo NHS.
Trầm cảm sau sinh: Bệnh nhân dùng dao rạch bụng để tự sát Đây là trường hợp một bệnh nhân 21 tuổi, trú tại Quảng Bình, bị trầm cảm sau sinh và có hành vị tự tử bằng cách dùng dao rạch bụng. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Phòng Điều trị Rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương. Theo thông tin từ...