Chán đậu sốt cà chua thì cứ sốt đậu theo kiểu này, đảm bảo chồng con khen hết lời
Đậu phụ sốt xì dầu là món ngon độc đáo, lại dễ làm đến từ Hàn Quốc. Bạn có thể trổ tài làm món ăn này ngay tại nhà.
Đậu phụ sốt xì dầu tỏi là một món ăn đơn giản và dễ làm đến từ Hàn Quốc. Đây là món ăn ngon dành cho cả người ăn chay và không ăn chay.
Đậu phụ là món ăn bình dân, phổ biến, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Việc thay đổi một số loại gia vị nấu cùng sẽ nâng tầm hương vị cho món ngon này. Xì dầu là một loại nước chấm phổ biến có thể kết hợp với đậu phụ. Nếu bạn thích vị cay, bạn có thể thêm chút ớt vào món ngon này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu phụ 250g
- Hành lá 10g
- Một ít dầu ăn
- 2 thìa canh xì dầu
- 1 thìa cà phê đường thô
Video đang HOT
- 1 thìa cà phê hạt vừng
- 1/2 thìa dầu mè
- 1/4 thìa cà phê tỏi băm
Cách làm:
- Lấy đậu phụ ra khỏi túi, để vào rổ cho ráo nước. Cắt đậu phụ thành từng miếng vừa ăn.
- Làm nóng trước chảo chiên (chống dính) ở nhiệt độ cao và thêm một ít dầu ăn vào chảo.
- Rán đậu phụ chín vàng cả hai mặt
- Vớt đậu phụ ra bát, thêm hỗn hợp xì dầu, đường, vừng, tỏi băm vào. Cuối cùng, thêm vài lát hành hoa.
Món đậu phụ sốt xì dầu đã hoàn thành chỉ trong nháy mắt!
Lưu ý: Đợi trong vòng 3-5 phút để đậu phụ ngấm nước sốt, món này sẽ ngon và đượm vị hơn hẳn
Một cách khác để làm món này là đun nóng nước sốt xì dầu, đường, dầu vừng, vừng lên rồi bỏ đậu phụ vào.
Theo Emdep
Chả lá lốt, xương sông cho ngày lạnh
Chả cuốn lá lốt, lá xương sông vốn là món ăn quen thuộc của mùa đông ở miền Bắc. Đây là hai loại rau gia vị có mùi thơm đặc trưng và còn là vị thuốc trong vườn nhà.
Dân dã, quen thuộc
Đã là người miền Bắc, đặc biệt là đồng bằng Bắc bộ, không ai là không biết đến hai loại cây này. Theo Đông y, lá xương sông có tính ấm nên được dùng như một vị thuốc chữa tiêu đờm, đầy bụng, khó tiêu, ho... Cũng chẳng nói đâu xa, chỉ chục năm trước thôi, khi quá trình đô thị hóa còn chưa sâu sắc và những ngôi làng ven hồ Tây vẫn là những khoảng xanh mênh mông cây trái, thì vườn nào ít nhất cũng có cả chục cây xương sông và một vạt lá lốt. Xương sông dễ mọc, thậm chí chẳng cần trồng cũng có thể mọc hoang ở bất cứ chân tường, góc vườn nào. Lá lốt cũng là loại dễ sống, cứ cắm vài cành là lên. Chính nhờ khả năng kết hợp phong phú với những thực phẩm khác nên hai loại cây này còn làm cho các món ăn Việt Nam thêm phần đặc biệt.
Cách làm chả xương sông tương đối dễ. Nguyên liệu phải có đương nhiên là lá xương sông, nhưng phải chọn những lá bánh tẻ, to vừa phải chứ bé quá rất khó cuốn và cũng khó rán. Lá già thường cứng và xơ. Tiếp theo là thịt băm trộn với một chút hành hoa thái nhỏ, hành tím đập dập băm nhỏ, ướp thêm một chút nước mắm. Cứ cuốn tròn đều tay là được. Chảo mỡ nóng già, thì nhẹ tay đặt chả vào, rán vàng lên là được. Tương tự, chả lá lốt cũng làm theo cách như vậy. Ai muốn chả thơm hơn thì có thể băm thêm lá non trộn với thịt trước khi cuốn. So với xương sông thì lá lốt dễ ăn hơn bởi mùi thơm đặc trưng của xương sông không phải ai cũng thích.
Chả xương sông hay là lá lốt đều là những món ăn cực kỳ bình dân, bởi lẽ trong những nhà hàng hạng sang, những món này chẳng bao giờ nằm trong thực đơn cả. Một số hàng bún chả của Hà Nội sáng tạo, lấy lá xương sông cuộn với thịt băm rồi đem nướng. Vậy là suất bún chả có thêm một sự lựa chọn khác ngoài chả băm và chả miếng, điển hình như bún chả Hàng Mành một thủa. Hay như hàng bún chả trưa nào cũng đông nghịt khách ở Cửa Đông cũng là một ví dụ.
Trăm kiểu chế biến
Cũng trên tinh thần sáng tạo từ lá lốt, xương sông mà chả bò ra đời. Chả bò cuốn lá lốt có hai cách làm, đó là nướng và là rán. Thịt bò băm nhỏ, nếu muốn miếng chả ngọt và mềm hơn thì trộn thêm thịt lợn băm hoặc là mỡ lợn thái hạt lựu. Cứ cuốn với lá lốt và nướng trên vỉ than hồng, khi nào mỡ chảy ra, thịt chín mềm, hai mặt vàng vừa phải là đã chín. Gỡ ra khỏi vỉ nướng mà chấm với nước mắm hạt tiêu, ăn với cơm nóng thì... tốn cơm lắm.
Khi trẻ con ho hen phế quản, muốn cho mát họng tiêu đờm, những bà mẹ hay dùng bài thuốc canh xương sông. Tức là lá xương sông thái thật nhỏ nấu canh thịt băm, ăn vừa nhẹ bụng vừa tiêu đờm. Lá lốt cũng là bài thuốc. Những ngày mưa phùn gió bấc, muốn cho ấm chân, phòng phong thấp thì cứ đun nước lá lốt nóng già một chút rồi đem ngâm chân. Vừa là khí huyết lưu thông, vừa trị phong thấp, cước chân cho những người chịu lạnh kém.
Không chỉ có thế, trong tất cả những món om chuối đậu, muốn bát canh hoàn hảo nhất ngoài hành hoa, tía tô, thì cần phải có thêm mấy lá xương sông, vài cái lá lốt thái thật nhỏ rắc vào ăn nóng. Hay như món cà tím bung sẽ rất nhạt vị nếu không có lá lốt. Cũng có thể coi là hợp vì xương sông và lá lốt có thể kết hợp với nhau trong rất nhiều món ăn dù đa phần là bình dân.
Một trong những món đặc sản xứ nghệ là lươn. Lươn được chế biến theo nhiều cách khác nhau và 2/3 trong số đó đều có lá lốt. Ví dụ như lươn chui ống vầu đương nhiên phải có thật nhiều tỏi và lá lốt. Cũng từ loại rau gia vị đặc biệt này mà người ta biến tấu cho ẩm thực thêm phong phú như trâu xào lá lốt, mực trứng chiên lá lốt, ếch xào lá lốt hay canh lá lốt thịt bò, hến xào lá lốt...
Theo anninhthudo
Biến tấu món xôi sắn giản dị thành xôi sắn lá cẩm đẹp mắt thơm ngon Chúng ta vẫn biết đến món xôi sắn là món ăn bình dân nhưng được rất nhiều người ưa chuộng. Món xôi sắn tuy giản dị nhưng theo truyền thống vẫn là món ngon hợp khẩu vị người Việt Nam. Xôi sắn thường được nấu vào mùa lạnh, khi thời tiết đã se rét và sắn đang được mùa. Giữa khí tiết lành...