Chán cơm không cần thèm phở vì đã có bún riêu
Bún riêu là một món nước quá quen thuộc với chúng ta, bún riêu được dùng làm món ăn sáng hay có thể thay thế bữa cơm gia đình để đổi vị.
Bún riêu có hai loại, riêu cua hay riêu tôm khô. Nấu bằng loại nào thì thịt cua hay tôm cũng sẽ nổi thành tảng phía trên thành. Sau đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách nấu bún riêu ngon tại nhà nhé!
Bạn làm theo cả hai cách nhé :
1. Bún riêu cua
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị cần có:
500 gr cua đồng- 100 gr thịt xay
50 gr tôm khô
2 quả trứng gà
1 kg bún
3 miếng đậu hũ
4 quả cà chua
2 quả me
50 ml mắm tôm Hành tím, hành lá, ngò (hay còn gọi là rau mùi)
Rau sống: Rau muống, bắp chuối, xà lách
Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn
Dụng cụ: Bếp, chảo, nồi, tô lớn, tô nhỏ,…
Các bước thực hiện:
Cua đồng tách bỏ mai, rửa thật sạch, để ráo, giã hay xay nát. Cho khoảng 500ml nước vào, nhồi thật kỹ cho ra hết thịt cua. Lược vỏ, lại cho thêm nước vào nhồi tiếp, khoảng 3 lần là sạch. Dùng tay khuấy đều, thấy không có vỏ cua lắng đưới đáy thau là được.Cho vào nồi một ít muối, quấy đều, Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, thịt cua sẽ nổi lên từ từ thành từng tảng. Khi nồi nước bắt đầu sôi lăn tăn và thịt cua bắt đầu nổi lên thì cho vào một ít mắm tôm.Cà chua xào chín tới, đừng chín mềm, mất ngon. Nêm nước mắm, muối, đường.Vớt thịt cua cho vào tô để riêng, cho cà chua vào nồi, nêm lại gia vị vừa ăn.Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.
Bước 1: Công đoạn làm riêu cua
Đậu hũ cắt nhỏ mang đi chiên vàng. Hành lá rửa sạch cắt khúc. Cà chua cắt miếng vừa ăn, xào qua với dầu ăn ở lửa to.Chế biến cua đồng xay:Cua ngâm nước 1 đến 2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng.Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua.Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước.Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần. Đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua cứng ráp là được.Hoà một chút gia vị (muối, hạt nêm, đường) vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Chú ý không để lửa to quá, gạch cua rất dễ bị cháy hoặc trào ra ngoài.Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát. Sau đó cho cà chua xào qua trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với một thìa cà phê mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn rồi cứ tiếp tục đun tiếp ở lửa nhỏ.
Bước 2: Công đoạn làm chả tôm thịt
Chế biến chả ăn kèm bún riêu cua: Tôm khô ngâm nước cho mềm rồi mang đi xay nhuyễn. Đổ tôm khô đã xay nhuyễn ra tôn lớn thêm vào thịt xay, trứng gà, đầu hành bằm, tỏi bằm hạt nêm, đường rồi trộn thật đều hỗn hợp.Nước riêu cua sôi, dùng thìa múc từng phần một trong hỗn hợp vừa trộn cho vào nồi nước. Chả chín nổi lên mặt nước thì tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào. Khi nào gần ăn, bạn có thể cho giấm bỗng vào, lượng giấm bỗng cho vào tùy thuộc vào khẩu vị của bạn (trong món bún riêu cua của người miền Bắc thường cho thêm giấm bỗng vào để tạo ra vị chua thanh dịu dàng và mùi thơm đặc trưng).
Bước 3: Trang trí và thưởng thức:
Công đoạn cuối cùng là phi thơm hành khô rồi đổ nhanh phần gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp. Cái này được gọi là nước màu và các bạn có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc cho riêng vào từng bát khi ăn đều được.Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.Như vậy món bún riêu cua đồng đã hoàn thành với mùi thơm đặc trưng của mắm tôm, nước cua ngọt đậm đà và vị chua thanh của cà chua ăn bảo đảm sẽ khiến bạn xuýt xoa. Rau sống ăn kèm bạn có thể tuỳ chọn theo sở thích và khẩu vị của mình nhé.
2. Bún riêu tôm
Nguyên liệu:
200g tôm khô ngon (không cần lớn nhưng phải nhạt, đừng quá mặn và phải thơm, không bị khai)1kg cà chua, 3 quả trứng gà hay vịt.Nước mắm, muối, đường, mắm tôm, dầu ăn
Thực hiện:
Tôm rửa sạch, cho vào nồi luộc xâm xấp nước cho đến khi tôm mềm, vớt ra, giã hay xay nát.Đánh trứng với tôm, nêm chút nước mắm, muối.Nấu sôi nước luộc tôm. Khi nước sôi, giảm vừa lửa, múc tôm trứng thả vào nồi, đun cho đến khi tôm nổi lên mặt nước.Nêm gia vị giống như bún riêu cua (mắm tôm, muối, đường). Vớt tôm và trứng ra để riêng.Cà chua cũng xào như trên và cho vào nồi nước dùng.Cách ăn bún riêu tôm cũng giống như bún riêu cua, ăn kèm các loại rau sống.
Top 10 quán riêu cua ngon nức tiếng ở Sài Gòn
Bún riêu cua là một món ăn quen thuộc và được người dân Sài Gòn vô cùng yêu thích. Top 10 quán bún riêu cua ngon nhất Sài Gòn dưới đây bạn nhất định phải thử.
Một trong những món ăn dân giã nhưng được rất nhiều người ưa chuộng tại Sài Gòn phải nhắc đến chính là bún riêu.
Bún riêu cua theo phong cách nấu của mỗi vùng sẽ mang một hương vị khác nhau. Ở Sài Gòn, món ăn này được biến tấu thêm để phù hợp với khẩu vị của người miền Nam, nhưng vẫn giữ được những hương vị đặc trưng vốn có. Dưới đây là 10 quán bún riêu ngon nhất Sài Gòn mà bạn không thể bỏ qua.
1. Bún riêu gánh chợ Bến Thành
Địa chỉ: 4 Phan Bội Châu, Bến Thành, quận 1, TP.HCM, mở cửa: 8h00 - 19h00.
Chi nhánh: 77 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM, mở cửa: 9h00 - 21h00
Giá tham khảo: 35.000 - 45.000 đồng
Nồi bún riêu chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm. (Ảnh: Page Bún Riêu Gánh Chợ Bến Thành)
Chợ Bến Thành nổi tiếng là trung tâm mua sắm, ăn uống sầm uất mà bất kể ai cũng muốn ghé qua. Trong đó phải kể đến quán bún riêu gánh chợ Bến Thành ngon đỉnh cao, thậm chí thu hút cả giới nghệ sĩ đến thưởng thức.
Ưu điểm:
Video đang HOT
Quán bún riêu theo vị Nam Bộ, nước lèo đậm vị không gắt.
Riêu có vị đặc trưng, không trộn lẫn.
Không gian quán thoáng mát, sạch sẽ.
Nhược điểm:
Nhiều người đánh giá 1 tô hơi bé so với giá tiền.
Quán đông, phải đợi mới có bàn ăn.
2. Bún riêu hẻm Ông Tiên
Địa chỉ: Hẻm 96 Phan Đình Phùng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Giờ mở cửa: 09h00 - 16h00
Giá tham khảo: 25.000 - 40.000 đồng
Nồi bún riêu hẻm Ông Tiên. (Ảnh: Riviu)
Hẻm Ông Tiên hay còn được gọi là hẻm 96, tuy đây là một con hẻm không quá dài nhưng nó được nhiều người biết tới bởi các món ăn ngon. Bún riêu hẻm Ông Tiên cũng là một trong số đó. Quán thường bắt đầu phục vụ từ 9 giờ sáng hàng ngày, ngày mùng 1 hàng tháng sẽ là ngày nghỉ của quán.
Ưu điểm:
Rất dễ tìm, phía ngoài có để bảng hiệu chỉ dẫn.
Chả cua ngon, dai thơm vị nước lèo, nước chấm sền sệt hấp dẫn.
Riêu cua đậm chất cua đồng, ốc tươi, giòn và không nhớt.
Đồ ăn được chứa trong tủ kính đảm bảo vệ sinh, chủ quán thân thiện và chu đáo.
Nhược điểm:
Quán đông, nhiều khách đồ hết nhanh.
3. Bún riêu Bảy
Địa chỉ: 122 Hậu Giang, Phường 5, Quận 6, TP.HCM
Giờ mở cửa: 18:00 - 24:00
Giá tham khảo: 25.000- 50.000 đồng
Bát bún riêu đầy đặn. (Ảnh: Riviu)
Dân "ghiền" bún riêu không ai không biết quán bún riêu Bảy ở đường Hậu Giang, đã có cách đây 60 năm, chỉ là một gánh bún lề đường mà đã có "tuổi đời" trên 60 năm. Quán bán đến tận 2 giờ khuya vẫn đông khách.
Ưu điểm:
Nước lèo thấm vị ngọt tự nhiên, đậm vị, nước thanh trong.
Đặc biệt huyết ở đây rất dai ngon, dày và không hề bị tanh.
Có bán bún riêu chay.
Nhược điểm:
Nhiều người nhận xét giá hơi mắc so với mặt bằng chung.
4. Bún riêu cô Nga
Địa chỉ: 64 Nguyễn Hữu Hào, Quận 4, TP.HCM
Giờ mở cửa: 12:00 - 18:00
Giá tham khảo : 20.000 - 35.000 đồng
Tô bún riêu làm siêu lòng bao thực khách. (Ảnh: Riviu)
Tại quận 4, Sài Gòn được xem là thiên đường ăn uống với khá nhiều món ngon, trong đó phải kể đến bún riêu cô Nga. Hơn 30 năm qua hương vị bún riêu nơi đây đã níu chân không biết bao nhiêu thế hệ thực khách.
Ưu điểm:
Cà chua trong bát bún riêu cô Nga luôn được để nguyên quả, thực khách có thể dầm ra ăn cùng chút mắm tôm, me và chanh.
Nước lèo có sự hòa trộn của nước tôm luộc nên rất đậm đà, ngọt thanh, gây thương nhớ cho những thực khách chỉ ăn một lần.
Cô chủ vui tính, mến khách.
Nhược điểm:
Quán nhỏ, khá đông và nóng.
5. Bún riêu Yến
Địa chỉ: 1348 Trường Sa, quận Tân Bình,TP.HCM
Giờ mở cửa: 06:00 - 10:00
Giá tham khảo: 20.000 - 40.000 đồng
Những topping ăn kèm trong tô bún riêu vô cùng đầy đặn. (Ảnh: @hoanglam.foodie)
Có "tuổi đời" 10 năm, bún riêu Yến nằm trên đường Hoàng Sa luôn tấp nập thực khách từ sáng đến tối. Điểm nhấn của tô bún riêu là nhờ hương vị thơm, béo ngậy, chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi.
Ưu điểm:
Riêu được làm thêm kết hợp từ thịt và trứng. Những món ăn kèm đều vô cùng đầy đặn.
Phần đậu chiên vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm, khi thả vào tô bún riêu, đậu chiên thấm đẫm nước dùng nên ăn càng ngon.
Chả, giò ở đây ăn dai, không có nhiều bột mà làm mất đi độ tươi ngon của thịt.
Ngoài bún riêu, quán còn phục vụ thêm canh bún, bánh đa cho thực khách đổi vị.
Nhược điểm:
Hơi nhiều bột ngọt.
6. Bún riêu Đà Lạt
Địa chỉ: 64 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM
Giờ mở cửa: 16:00-21:00
Giá tham khảo: 28.000 - 30.000 đồng
Nước dùng của bún riêu Đà Lạt có màu trong hơn bún riêu bình thường. (Ảnh: Riviu)
Những ai thèm hương vị bún riêu xứ sương mù nay đã có thể thưởng thức nó ngay giữa Sài Gòn. Quán bún riêu thu hút thực khách nhờ hương vị ngon, thanh đạm. Bún riêu Đà Lạt khác với bún riêu cua bình thường ở chỗ phần nước dùng của nó bao giờ cũng trong, không đậm màu đỏ.
Ưu điểm:
Hàng bún riêu Đà Lạt này có vị trí đắc địa, ngay tại trung tâm Sài Gòn nhưng vẫn sở hữu mức giá khá bình dân cho mỗi tô bún vô cùng đầy đặn.
Riêu ở đây được làm từ thịt xay và nấm mèo.
Điểm nhấn chính là rau ăn kèm, thay vì một dĩa ra muống, giá đỗ như những nơi khác thì ở đây có thêm một dĩa xà lách, cùng bắp cải xắt nhỏ.
Nhược điểm:
Quán nhỏ, khá đông và nóng.
7. Bún riêu bạch tuộc Nguyễn Thị Tần
Địa chỉ:
22 Lô F, Nguyễn Thị Tần, Chợ Rạch Ông, Quận 8, TP.HCM25 Lô Nguyễn Thị Tần, Chợ Rạch Ông, Quận 8, TP.HCM
Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00
Giá tham khảo: 30.000 - 40.000 đồng
Phần bún vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. (Ảnh: Foodie)
Nguyên con hẻm chợ Rạch Ông có rất nhiều quán bún riêu bạch tuộc nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là bún riêu bạch tuộc Nguyễn Thị Tần.Bún riêu trước giờ quen thuộc với chả cua hay tôm khô còn ăn với bạch tuộc thì khá mới lạ và tò mò cho những ai thưởng thức lần đầu.
Ưu điểm:
Cực kỳ ấn tượng nhất phần bạch tuộc được nấu với nước canh bún riêu nên có màu cam bắt mắt.
Bạch tuộc to, dai và dễ ăn. Khi ăn chấm cùng mắm tôm pha chút ớt hơi cay.
Ngoài bạch tuộc thì bún riêu ở đây cũng ăn cùng chả miếng, huyết, tôm khô,...
Nước dùng khá vừa miệng và ngọt thanh.
Nhược điểm:
Quán khá đông khách, đôi khi phải đợi.
8. Bún riêu Tư Lan - Ốc Vườn Chuối
Địa chỉ: 413 Vĩnh Viễn, Quận 10, TP.HCM
Giờ mở cửa: 16:00 - 22:00
Giá tham khảo: 30.000 - 40.000 đồng
Tô bún rất bắt mắt, nhiều topping. (Ảnh: Zing)
Bún riêu Tư Lan - Vườn Chuối ban đầu chỉ là một hàng nhỏ nép mình ngay góc khuất đường Vĩnh Viễn. Nhưng hiện nay, quán đã có địa chỉ mới với không gian khang trang, rộng rãi hơn để phục vụ lượng khách đông đúc.
Ưu điểm:
Nồi nước lèo được chế biến tỉ mỉ từ cà chua, đậu hũ, huyết để tạo độ chua ngọt tự nhiên.
Huyết giòn dai, riêu thơm nồng mùi cua đồng, bùi béo đậm đà. Đậu hũ với lớp chiên bên ngoài dai dai nhưng khi cắn vào trong lại ngậy thơm.
Ốc bươu quán làm sạch và không còn nhớt. Khi ăn, khách sẽ được cho kèm chén mắm gừng cay mặn.
Nhược điểm:
Không gian hơi lộn xộn, lúc nào cũng kín chỗ, thường phải mua mang về.
9. Bún riêu Nhà
Địa chỉ:
63B Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM - 028 3931208893 Nguyễn Thái Học, quận 1, TP.HCM - 028 22539670
Giờ mở cửa: 7:00-22:00
Giá tham khảo: 35.000- 50.000 đồng
Quán bán nhiều đồ khác ngoài bún riêu. (Ảnh: Page Bún riêu Nhà)
Bún riêu Nhà là địa điểm thưởng thức bún riêu cho thực khách thiên về hương vị miền Bắc. Tô bún ở đây không quá cầu kỳ về nguyên liệu, chủ yếu tập trung vào phần nước lèo chuẩn vị.
Ưu điểm:
Chất lượng đảm bảo vệ sinh nè, quán nhỏ xinh, sạch sẽ, lịch sự.
Ngoài bún riêu, quán còn phục vụ các loại cuốn, nem nướng, lẩu cua, bánh đa cua...
Ăn vừa miệng, còn có thêm nhiều gia vị như mắm nêm, mắm tôm, mắm me để chấm.
Nhược điểm:
Quán đông khách, nhiều khi phải đợi.
Ngồi tầng trệt hơi nóng.
10. Bún riêu Nguyễn Cảnh Chân
Địa chỉ: 18/5 Nguyễn Cảnh Chân, Cầu Kho, quận 1, TP.HCM
Giờ mở cửa: 6h00 - 22h00
Giá tham khảo: 60.000 - 80.000 đồng
Tô bún khiến nhiều dân sành ăn Sài thành tìm để thưởng thức cho bằng được. (Ảnh: @tebefood)
Quán nằm trong một con ngõ nhưng khách ra vào nườm nượp mỗi ngày. Xe bún đặt ngay ngoài cửa, thu hút thực khách từ hương vị nổi trội của nồi nước dùng.
Ưu điểm:
Bất ngờ về hương vị đặc biệt từ nước lèo ngọt từ xương heo và ốc luộc.
Phục vụ nhanh, chu đáo dù đông khách.
1 tô được rất nhiều topping, ốc dai huyết tươi ngon.
Có bán thêm chè tráng miệng.
Nhược điểm:
Quán chật, không có chỗ đậu xe hơi.
Giá thành hơi cao.
Khác biệt bún riêu Hà Nội và Sài Gòn Cùng nấu từ nước cua đồng nhưng bún riêu Hà Nội ăn với thịt bò tái còn bún riêu Sài Gòn ăn với huyết, móng heo. Bún riêu cua có nguồn gốc từ miền Bắc, được người Hà Nội biến thành thức quà sáng phổ biến. Theo nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người Hà Nội rất cầu kỳ trong cách...