Chăm sóc trẻ hen trong làn sóng dịch COVID-19
Trong tình hình COVID 19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc đi lại, khám bệnh gặp nhiều hạn chế. Nhiều cha mẹ băn khoăn về cách chăm sóc và dự phòng cho trẻ mắc hen trong giai đoạn này cùng thêm mối lo nhiễm SARS CoV-2.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, các em bé mắc hen phế quản có nguy cơ gì hay không? Trẻ mắc hen có nguy cơ nhiễm SARS CoV-2 cao hơn bệnh nhân khác không? Xem trên truyền hình thấy có những bé còn phải bế ẵm mà nhiễm COVID-19, nhiều cha mẹ có con hen suyễn còn lo xa: Chẳng may mà nhiễm COVID-19, trẻ có bị bệnh nặng không?
Những băn khoăn trên đây đã được TS. BS. Lê Thị Thu Hương ( Bộ môn Nhi – ĐH Y Hà Nội) giải đáp như sau: Theo GINA( Tổ chức Hen toàn cầu), bệnh nhân hen không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn người bệnh khác và cũng không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân hen bị bệnh thể nặng hơn so với bệnh nhân khác khi mắc COVID-19, có nghĩa là nguy cơ tăng nặng bệnh COVID-19 không có gì khác biệt. Tuy nhiên, với những bệnh nhân hen phải sử dụng corticoid đường uống, tức là bệnh nhân có những cơn hen cấp nặng phải sử dụng corticoid đường uống để cắt cơn hen hoặc dự phòng hen thì sẽ những nguy cơ nói trên sẽ cao hơn bệnh nhân thường.
Không được bỏ thuốc dự phòng hen cho trẻ do lo ngại nguy cơ COVID-19
Như vậy, lại thêm một câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp này, chúng ta có nên tiếp tục sử dụng thuốc dự phòng hen cho trẻ hay không, bởi thuốc dự phòng hen thành phần chủ yếu là corticoid? Hay thậm chí là có dừng uống thuốc ở những bệnh nhân hen nặng hay không? Câu hỏi này liên quan tới sự lo ngại rằng dùng thuốc corticoid làm giảm miễn dịch, tăng nguy cơ với COVID-19.
Trước mối lo ngại này, BS. Hương dẫn tài liệu 2021 của GINA và câu trả lời dứt khoát là: Bệnh nhân đang sử dụng thuốc dự phòng hen không nên và không được phép dừng thuốc điều trị dự phòng, bởi điều này sẽ dẫn tới việc bệnh hen sẽ tăng nặng, tăng nguy cơ bệnh trạng xấu đi ở trẻ hen. Các thuốc dự phòng hen đa phần là thuốc dạng xịt, cũng có khi là thuốc đường uống, nhưng dù thế nào vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
BS. Hương nhấn mạnh, điều quan trọng khi chăm sóc trẻ hen trong giai đoạn đại dịch COVID-19 là phải có kế hoạch kiểm soát hen tốt để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện những cơn hen cấp nặng. Nhất là khi việc hạn chế đi lại, tới chỗ đông người đang được khuyến cáo, việc tái khám thường xuyên cho trẻ hen không thực hiện được. Theo BS. Hương, cha mẹ cần ghi nhớ những điểm sau đây:
1. Xịt thuốc dự phòng hàng ngày cho bé. Tùy theo mức độ bệnh trạng của từng bé mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng.
2. Không bao giờ quên mang thuốc cắt cơn bên mình, trong ba lô, túi, cặp của em bé.
3. Luôn mang theo Kế hoạch hành động hen bởi đây chính là những chỉ dẫn quan trọng để cha mẹ và người chăm sóc nhận biết thời điểm và cách thức ứng phó phù hợp, kịp thời với diễn biến căn bệnh hen của trẻ. Chẳng hạn, để nhận biết các dấu hiệu cơn hen cấp, khi nào phải xử lý cấp cứu, khi nào phải gọi cho bác sĩ… Mỗi một bệnh nhân hen cần có một kế hoạch hành động hen riêng.
Video đang HOT
4. Đo lưu lượng đỉnh áp dụng với các trẻ hen lớn. Kết quả đo được ghi vào sổ Nhật ký bệnh hen của con.
Ngoài ra, cha mẹ cần quan tâm tới hoạt động rèn luyện thể lực cho trẻ. Cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, đảm bảo cho trẻ đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch của cơ thể. Luôn đảm bảo trẻ được bù đủ nước. Để phòng lây nhiễm COVID-19, cha mẹ cũng như trẻ cần tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế ( Dùng khẩu trang; Giữ khoảng cách: Không tụ tập; Khử khuẩn; Khai báo y tế) và tiêm vắc xin khi điều kiện cho phép. Nghiên cứu của ZINA cũng cho thấy đối với bệnh nhân hen, phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin là hiếm gặp và lợi ích tiêm chủng vẫn cao hơn nhiều lần so với nguy cơ.
Trong giai đoạn dịch đang diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc mới trong cộng đồng, nếu tình trạng hen của bé vẫn ổn định thì không cần đi khám kiểm tra. Chỉ khi bé có các dấu hiệu cảnh báo mà điều trị không hiệu quả mới phải đưa đến viện- TS. BS. Lê Thị Thu Hương lưu ý thêm.
Làm việc ở nhà mùa dịch Covid-19: 5 điều giúp bạn luôn vui khỏe!
Giữ mục tiêu, cân bằng chơi và làm, thiết kế góc làm việc, chú ý ăn uống, kết nối bạn bè ... là 5 điều cần làm để duy trì sức khỏe khi làm việc ở nhà mùa dịch Covid-19.
Hãy tạo góc làm việc tại nhà đủ thoáng, có ánh sáng tự nhiên - N.N.M
Dịch Covid-19 khiến nhiều người phải làm việc ở nhà trong thời gian dài. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần thoải mái nhất có thể?
"Ham chơi hơn làm"
Tiến sĩ xã hội học - chuyên gia tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy - chia sẻ tình trạng làm việc ở nhà quá lâu làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý: "Có rất nhiều vấn đề tâm lý ngoài chuyện 'ham chơi hơn làm', nhiều người rơi vào trạng thái mất phương hướng, không biết làm để làm gì. Thậm chí còn có suy nghĩ 'cuối cùng kiếm tiền để làm gì' khi dịch bệnh diễn biến phức tạp...".
Tiến sĩ xã hội học, chuyên gia tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy - LÊ NAM
Trong thời điểm này, tiến sĩ Thúy nghe nhiều tâm sự: "Tự nhiên họ mất động lực làm việc. Họ cảm thấy mệt mỏi và nhìn tương lai vô định, thành ra động lực, mục tiêu làm việc không có, nhiều người bị chao đảo".
Một vấn đề có thể gặp trong thời gian này là bị trầm cảm. Chuyên gia cảnh báo: "Nhiều bạn trẻ trong giai đoạn này dễ rơi vào trầm cảm, tự nhiên mất hết hứng thú, ăn ngủ không điều độ, thành ra dẫn đến con người ù lì, nhất là những bạn không chịu vận động, tập luyện thể thao... thì cả thân và tâm đều không có năng lượng".
Tiến sĩ Thúy khẳng định, một trong những biểu hiện của trầm cảm chính là mất hứng thú vào niềm vui trước đây từng có. "Mình cảm thấy hứng thú với chuyện này chuyện kia, tràn đầy mục tiêu khát vọng. Bây giờ mình mất hết", đây chính là dấu hiệu của việc trầm cảm, tiến sĩ Thúy nói.
Tiến sĩ Thúy cho biết thêm, giai đoạn này, chị tư vấn khá nhiều người bị trầm cảm. "Tất nhiên những người đó gặp phải nhiều vấn đề khác trước đó rồi chứ không phải vì ở nhà mà họ trầm cảm...", chị Thúy chia sẻ.
5 việc cần làm để cải thiện tâm lý, sức khỏe
Trước các vấn đề trên, chuyên gia tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy có một số gợi ý cụ thể.
Đầu tiên, luôn giữ được mục tiêu của mình. Mình phải biết mình muốn gì, mình phải có mục tiêu, thì dù làm việc ở nhà hay ở đâu, mình mới hướng vào mục tiêu đó mà không bị chệch. Có thể có những lúc mình chán, mình muốn chơi, nhưng sau đó mình quay lại được vì có mục tiêu.
Thứ hai, phải duy trì được sự cân bằng giữa "chơi với làm". Tiến sĩ Thúy nói duy trì bằng cách tập thể dục, thư giãn một cách kỷ luật, có kế hoạch. "Tôi rất thích một thông điệp trong cuốn sách là kỷ luật bằng tự do. Khi mình có kỷ luật mình mới tự do được chứ nếu mình để chạy theo thói quen là ngủ vùi, xem tivi hay lướt mạng hay xem phim thì tự nhiên mình bị mất rất nhiều thời gian mà nó phân tán việc làm của mình", tiến sĩ Thúy chia sẻ.
Một góc làm việc của bạn Phạm Minh Trí - NVCC
Thứ ba, thiết kế góc làm việc ở nhà như một văn phòng nhỏ, có bàn làm việc, có chỗ ngồi đàng hoàng, thậm chí mình mặc một cái áo tử tế. "Nếu mình nằm ra giường hay làm việc trong không gian quá luộm thuộm thì rất dễ chơi, không làm đâu. Nhất là thời buổi dịch Covid-19 đã thế này thì chẳng biết mình phải làm việc online đến bao giờ đâu. Cho nên lời khuyên là bạn thiết kế một góc làm việc rất nghiêm túc", tiến sĩ Thúy đánh giá đây là kỹ thuật ngắt không gian chơi và làm, ngắt tâm trạng chơi và làm ra.
Thứ tư, luôn chú ý đến việc ăn uống. "Nếu bạn có kế hoạch làm việc, đang có công việc phải làm thì bạn không nên ăn. Bạn chỉ nên ăn khi bạn xong việc thôi. Hầu hết những người làm việc về đầu óc họ cũng thấy câu 'căng da bụng thì chùng da mắt' rất đúng. Cùng lắm ăn nhẹ thôi rồi làm việc đi, làm xong việc rồi bạn quay ra thỏa mãn cho bạn bằng đồ ăn gì đấy", tiến sĩ Thúy khuyên.
Cuối cùng, luôn phải kết nối với bạn bè và đồng nghiệp. "Đôi khi chính họ cùng mình tạo ra nhóm làm việc, cùng trao đổi để nhắc nhau làm, chứ không rất dễ quên việc hoặc để công việc đó trì hoãn", tiến sĩ Thúy bộc bạch.
Chạy bộ mỗi sáng
Phạm Minh Trí (25 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhân viên truyền thông một công ty ở Q.10, TP.HCM, cho biết bắt đầu từ một tháng nay, Trí đã được công ty cho làm việc tại nhà tuần 2 buổi để phòng dịch Covid-19.
Trí chia sẻ: "Mình luôn giữ chế độ sinh hoạt đều đặn như duy trì chạy bộ mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều, ăn thì cứ đúng giờ: 8 giờ 30 - 12 giờ - 19 giờ. Cơm luôn đủ tinh bột, thịt, rau, trái cây". Để duy trì thói quen này, Trí mất tầm 2 tháng hoạt động liên tục. "Thời gian đầu khá là khó khăn chủ yếu là phải có ý chí, cơ bản là mình có mục tiêu". Trí cho biết giai đoạn đầu gặp khó khăn trong việc thức dậy sớm. "Mình đặt mục tiêu mỗi ngày dậy sớm hơn 5 phút cho đến khi đạt được 5 giờ 30. Giờ thì cứ đều đặn 10 giờ 30 phút mình ngủ, 5 giờ 30 mình thức và bắt đầu buổi sáng", Trí nói.
Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa
Trong khi đó, Nguyễn Anh Tuấn (29 tuổi, ngụ Q.5, TP.HCM) làm công việc desinger tại nhà đã gần 1 năm nay chia sẻ: "Mình dậy lúc 6 giờ tập thể dục, mỗi ngày uống 1 ly nước cam, 1 viên vitamin tổng hợp, ăn uống đúng giờ, không bỏ cữ, ăn trái cây nữa. Cố gắng dành 1 giờ đi ra ngoài đường hít thở không khí".
Là cơ hội để tái lập chế độ ăn uống, thư giãn
Bạn Nguyễn Ngọc Mai (28 tuổi, ngụ quận Q.1, TP.HCM) có cách sống rất khoa học khi làm việc tại nhà: "Trước hết là mình tuân thủ giờ giấc làm việc như đi làm ở cơ quan. Bố trí một góc làm việc đủ thoáng, có ánh sáng tự nhiên và nếu được thì chăm chút cho nó có sức sống một chút (như đặt một chậu cây xanh chẳng hạn). Làm việc ở nhà dễ gây bí bách và muốn nằm lên giường nhưng nếu chăm chút góc làm việc tạo được sự thoải mái và hứng khởi thì sẽ đỡ chán hơn nhiều".
Bí quyết để luôn giữ tinh thần tích cực của Nguyễn Ngọc Mai là tự tạo niềm vui cho mình ở những thời gian nghỉ bằng việc tự nấu ăn. "Để giữ gìn sức khỏe thì việc ăn uống lành mạnh và điều độ rất quan trọng. Hãy xem đây là cơ hội để mình tái lập chế độ ăn, thay vì ăn nhanh hay bỏ bữa như khi đi làm ở công sở. Mình cũng tranh thủ tập thể dục tại nhà, có thể chỉ bằng vài động tác giãn cơ sau khoảng 1 tiếng ngồi ở bàn làm việc cũng được. Lâu lâu nên thư giãn bằng những bản nhạc mình thích".
Luyện tâm, luyện thể giữ cân bằng giữa đại dịch COVID-19 gây cho đời sống của tất cả chúng ta ít nhiều sự xáo trộn trong công việc, học tập, lao đông, sinh hoạt, kế hoạch dự định...là nguyên nhân của nhiều mối căng thẳng cho các thành phần trong xã hội. Đã có nhiều lời khuyên dưới nhiều góc độ khác nhau từ các chuyên gia để giúp cải thiện sự căng...