Chăm sóc trẻ bị cận thị đúng cách
Ước tính có khoảng 40% học sinh ở các thành phố lớn bị cận thị. Việc đeo kính liệu có đủ để bảo vệ thị lực cho trẻ hay cần thêm những phương pháp nào khác?
Nghỉ hè xong, mắt tăng thêm độ cận
Sau kỳ nghỉ hè thả phanh với phần lớn thời gian dành cho kênh hoạt hình Bibi, bé Đức trở lại trường học hè ngày đầu đã thắc mắc sao nhìn bảng không còn rõ chữ, dù vẫn được cô giáo xếp ở chỗ ngồi cũ. Bố mẹ Đức vội vã đưa con đi khám thị lực ở BV Mắt Trung Ương. Kết quả là Đức bị cận thị, mắt trái 1,25 đi ốp, mắt phải 0,75 đi ốp.
Khảo sát tại bệnh viện Mắt TƯ và những trung tâm kính thuốc lớn trên địa bàn Hà nội những ngày cận kề năm học mới, số lượng trẻ thăm khám các tật về khúc xạ tăng mạnh. Phần lớn đều là do các bé trở lại lớp học cảm thấy mờ mắt, mỏi mắt, nhìn không rõ chữ trên bảng nên bố mẹ mới cho con đi kiểm tra mắt. Có bé, chỉ sau một kỳ nghỉ hè thoải mái với máy tính, điện tử, tivi, mắt đã tăng lên 1.5 – 2 đi ốp.
Các sỹ bệnh viện mắt TƯ cho biết, phần lớn bệnh nhi đến kiểm tra mắt thời điểm này đều trải qua một kỳ nghỉ hè tự do, mắt hoạt động “vô tổ chức”. Nhiều gia đình cho con xem ti vi, chơi điện tử trên máy tính, Ipad nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần, hay đọc sách trong tư thế nằm ngửa, đọc ở những nơi không đủ ánh sáng… Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu tới khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới tỷ lệ cận thị học đường ngày càng tăng, đặc biệt tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
Đeo kính không ngăn độ cận
Trong quá trình thăm khám mắt cho bệnh nhi có tật khúc xạ, các bác sỹ đưa ra cảnh báo, việc đeo kính không thể ngăn cản bệnh tiến triển. Dù đã đeo kính cận thì trẻ vẫn có thể bị tăng độ cận thị và buộc phải thay kính. Cận thị chỉ có thể ngừng hẳn ở độ tuổi 25-30. Điều này đồng nghĩa với việc một học sinh cấp 1 đeo kính 1,5 điốp, thì đến hết năm cấp 3 có thể phải đeo kính 3,5-4 điốp hoặc cao hơn. Giai đoạn trẻ tăng số cận thị nhanh nhất nằm ở lứa tuổi 12-13 tuổi (đầu năm học cấp 2), do đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh trục nhãn cầu dài ra cấu trúc mắt thay đổi nên độ cận thị dễ tăng hơn.
Phụ huynh nên chú ý dù trẻ đã đeo kính cận nhưng vẫn cần đưa trẻ khám mắt định kì 6 tháng/lần, hoặc thường xuyên để ý nếu thấy trẻ hay nheo mắt xem ti vi gần hơn… thì cũng cần đưa trẻ đi khám lại.
Tại hội thảo toàn quốc về mắt trẻ em mới diễn ra ở Hà Nội trung tuần tháng 8/2012, tật khúc xạ ở trẻ em tuổi học đường (cận thị, viễn thị, loạn thị…) được nêu ra như điểm nóng cần có chương trình quốc gia phòng chống từ trung ương tới địa phương. Theo điều tra riêng của Bệnh viện Mắt TƯ, tỷ lệ tật khúc xạ đã tăng chóng mặt trong thời gian qua, từ 2,5% trong năm 2002 lên 25-30% trong năm 2007, và có xu hướng tăng cao lên tới xấp xỉ 40% trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Vậy nhưng, công tác chăm sóc mắt trẻ em hiện nay mới chỉ được chú trọng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế và một số tỉnh lớn khác. Các địa phương còn lại trên cả nước, thì việc này phải lồng ghép với công tác chăm sóc mắt cho nhân dân vì chưa đủ đội ngũ bác sỹ chuyên khoa mắt cho trẻ em. Bác sỹ Nguyễn Chí Dũng, bệnh viện Mắt TƯ đã đề nghị nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng hơn nữa cho việc khám chữa mắt đặc biệt là việc phòng chống tật khúc xạ học đường trên phạm vi toàn quốc.
Trong lúc chờ đợi một chương trình quốc gia về phòng chống các tật khúc xạ học đường, các bác sỹ vẫn đưa ra cảnh báo, chăm sóc mắt trẻ em là trách nhiệm của chính các học sinh, gia đình và nhà trường.
Điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ là rất quan trọng, giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý.
Cần đóng bàn ghế phù hợp với tuổi để các em khỏi cúi sát sách, vở, vừa tránh mắc cận, vừa không gù vẹo cột sống.
Theo các chuyên gia nhãn khoa, các dưỡng chất Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium myrtilluss, Vitamin B2, A, C, E, Kẽm, Selen… có tác dụng tích cực trong việc tăng cường thị lực vì chúng chống lại sự nguy hại của quá trình ôxy hóa. Để đảm bảo đủ nhu cầu các dưỡng chất này cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày hoặc những sản phẩm tổng hợp bổ sung từ bên ngoài. Một trong những sản phẩm được đánh giá cao hiện nay đó là cốm bổ mắt Kideye.
Trẻ cần được lên kế hoạch học tập và giải trí phù hợp. Tránh trường hợp trẻ học tập, giải trí quá mức dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng xấu đến sự điều tiết của mắt.
V.L
Theo Dân trí
"Tạm biệt" cận thị
Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng và trở thành mỗi lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Theo các chuyên gia nhãn khoa bệnh cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam.
Nguyên nhân chính chưa được xác định rõ ràng. Nhưng qua nghiên cứu, người ta nhận thấy những công việc cần sự điều tiết của mắt trong thời gian dài (nhìn những con số nhỏ, đọc sách, tiếp xúc màn hình màn hình máy tính...) trong điều kiện không đủ ánh sáng có liên quan tới cận thị. Ngoài ra, những yếu tố di truyền, dĩnh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng cũng có liên quan tới bệnh này.
Cận thị là gì?
Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì thay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.
Nguyên nhân trẻ bị cận thị
Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị. Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị. Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng. Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%. Trẻ em xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ em cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
Phòng ngừa
Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh. Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Cũng không nên xem ti vi 2 - 3 giờ liền. Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 - 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập thể thao, thể dục.
Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.
Ai nên phẫu thuật lasik chữa cận thị
Lasik là phương pháp điều trị các tật về khúc xạ tia laser. Phẫu thuật lasik tuyệt đối không gây đau cả trong và sau khi phẫu thuật. Về mặt lý thuyết, sau phẫu thuật lasik, bệnh nhân sẽ có sức nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bệnh nhân sau phẫu thuật lasik thành công có thể thường xuyên đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi nhiều giờ liên tục trước máy tính... mà không lo lắng về nguy cơ mắc các tật khúc xạ và không phải ai cũng có thể mổ lasik chữa cận thị. Phẫu thuật lasik là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật khúc xạ vì tính chính xác và thị lực hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. Vì vậy, nếu bạn không muốn mang kính gọng thì có thể mang kính tiếp xúc khi tham gia một số hoạt động. Nếu vì ngành nghề đặc biệt không được mang kính gọng và kính tiếp xúc mới mổ lasik.
Độ tuổi
Với người trên 40 tuổi, khả năng điều tiết của mắt sẽ giảm theo thời gian, độ kính lão bạn đeo sẽ ngày càng tăng. Sự tăng này tùy theo sức khỏe và tình trạng mắt của mỗi người. Do vậy nếu một người cận nặng trên 40 tuổi mà đi mổ lasik sẽ bị tốn tiền hai lần (một lần cho phẫu thuật lasik và một lần cho phẫu thuật phaco sau này) mà độ chính xác của mắt sau mổ lại không cao. Vì vậy nếu cận trên 6 độ và trên 40 tuổi thì bệnh nhân nên chờ một thời gian nữa, khi có đục thủy tinh thể sẽ giải quyết cả cận và đục thủy tinh thể trong một phẫu thuật sẽ đạt độ chính xác cao hơn.
Độ cận
Nếu bạn chỉ cận nhẹ 1-2 độ, không bị lệ thuộc kính thì không cần phải mổ, vì sau này khi 40 tuổi bị lão thị sẽ không cần đeo kính. Nếu cận trên 6 độ thì nên thận trọng theo dõi độ cận và luôn nhớ là chỉ mổ khi độ cận thật ổn định. Tỉ lệ bị cận tái phát sẽ cao hơn nhóm cận thị dưới 6 độ. Điều kiện để được phẫu thuật lasik là phải từ 18 tuổi trở lên, tốt nhất là chỉ mổ khi độ cận dưới 10 độ, tuổi dưới 40, độ loạn dưới 5 độ.
Bên cạnh đó, người được phẫu thuật phải ổn định tật khúc xạ ít nhất trong 6 - 12 tháng (trong 1 năm không tăng quá 0,75 độ) không có các bệnh cấp hoạc mãn tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, Glocom, giác mạc hình nón..., không có bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật. Phẫu thuật lasik không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Khi bị cận thị, nên đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi được bác sĩ tư vấn không nên mổ thì đó là những lời khuyên tốt, nên tuân thủ. Bạn đừng quá kỳ vọng vào phương pháp mổ lasik và tìm nơi khác để "được mổ" thì hậu quả vô cùng tai hại vì đã có những trường hợp bị mù cả hai mắt sau phẫu thuật lasik chữa cận thị.
Theo SK&ĐS
Giúp trẻ giảm nguy cơ bị cận thị Các nhà khoa học tại Trường đại học Bristol (Anh) nhận thấy những trẻ thường xuyên chơi đùa ngoài trời khi 8 và 9 tuổi thì giảm được 1/2 nguy cơ mắc bệnh cận thị, theo Telegraph. Nghiên cứu tiến hành tại Trường đại học Bristol (Anh), theo dõi 14.000 trẻ. Cha mẹ của chúng được yêu cầu cho biết trẻ có bao...