Chăm sóc sức khỏe người mắc các bệnh không lây nhiễm trước nguy cơ của dịch bệnh Covid-19
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những người mắc các bệnh không lây nhiễm (KLN) có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn những người khác và cần được bác sỹ theo dõi sức khỏe, thăm khám thường xuyên tại cơ sở y tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người mắc các bệnh KLN ngại đến cơ sở y tế hoặc khó tiếp cận cơ sở y tế do giãn cách xã hội, cơ sở y tế bị cách ly, phong tỏa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe.
Vậy làm thế nào để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho những người mắc các bệnh KLN, nhất là trong những đợt cao điểm của dịch bệnh Covid-19 là sự quan tâm của nhiều người. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh KLN và cách chăm sóc sức khỏe phù hợp, phóng viên Báo Quảng Bình đã có buổi trò chuyện với chuyên gia y tế Cuba về lĩnh vực tim mạch can thiệp Piter Martínez Benítez, đang công tác tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
Chuyên gia Piter Martínez Benítez thăm khám cho người bệnh tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới.
PV: Bệnh KLN là những bệnh gì, thưa bác sĩ?
Chuyên gia Piter Martínez Benítez: Bệnh KLN là bệnh không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm, bao gồm bệnh lý về tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn), tiểu đường, bệnh thận mãn tính, viêm xương khớp, loãng xương, bệnh Alzheimer và những bệnh khác. Mỗi năm, có khoảng 41 triệu người tử vong vì bệnh KLN, tương đương 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu.
Đây là những bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thường phải chăm sóc, điều trị lâu dài. Những người mắc các bệnh KLN cần xét nghiệm máu để biết tình trạng bệnh tật và tái khám định kỳ để ngăn ngừa các biến chứng. Mặt khác, những người mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, ung thư… có nguy cơ bị biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
PV: Vậy theo bác sĩ, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đối với những người măc các bênh KLN?
Chuyên gia Piter Martínez Benítez: Covid-19 đang gây ra tác động đáng kể đến các dịch vụ y tế đối với bệnh KLN. Theo tôi, đại dịch này đã ảnh hưởng đến những người bệnh này theo hai hướng:
Thứ nhất, những người đang sống chung với bệnh KLN có nguy cơ cao mắc Covid-19 cao hơn người bình thường do sức đề kháng kém. Và khi mắc Covid-19, người vốn đã mắc bệnh mạn tính sẽ bị nặng hơn rất nhiều so với người bình thường. Thực tế cho thấy, phần lớn các trường hợp tử vong hoặc có biến chứng nặng do Covid-19 đều có tiền sử huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.
Thứ hai, các dịch vụ phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc các bệnh KLN bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Từ thực tiễn công việc ở Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới tôi thấy rằng, trong các đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, huyết áp… nhập viện điều trị nội trú và ngoại trú giảm đáng kể.
Video đang HOT
Một số bệnh nhân đã tham gia điều trị trong thời gian dài, sức khỏe đang có tiến triển tốt nhưng vì ngại đến bệnh viện nên chương trình điều trị bị gián đoạn. Không ít bệnh nhân đến bệnh viện muộn dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, nguy cơ tử vong cao. Theo tôi, những người mắc bệnh mạn tính cần phải được chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế có chuyên khoa.
PV: Làm gì để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh mạn tính trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, thưa bác sĩ?
Chuyên gia Piter Martínez Benítez: Chúng ta vẫn chưa biết thế giới sẽ mất bao lâu để kiểm soát đại dịch này, vì vậy, chúng ta phải tìm cách sống chung với dịch bệnh an toàn; đồng thời không để gián đoạn các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe nhất là đối với những người mắc bệnh KLN.
Để giữ gìn sức khỏe, tránh các nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc tử vong, những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường… không bao giờ được tự ý ngừng điều trị. Nếu tạm thời không thể đến cơ sở y tế hãy thường xuyên giữ liên lạc với bác sỹ điều trị để trao đổi thông tin, hỗ trợ điều trị khi cần thiết.
Người bệnh nên duy trì thành quả điều trị bằng việc đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị phù hợp và nên nhớ thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, giữ khoảng cách khi tiếp xúc và tuân thủ các khuyến cáo của ngành Y tế trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, người bệnh cần tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần, tránh các thói quen độc hại như sử dụng rượu và khói thuốc lá; đồng thời phải đo huyết áp thường xuyên. Đối với người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm tra định kỳ đường huyết. Người mắc các bệnh KLN cần duy trì các biện pháp phòng ngừa để tránh bị nhiễm Covid-19 vì nếu bị nhiễm tình trạng sức khỏe sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Điều quan trọng nữa là các cơ sở y tế cần tạo môi trường an toàn cho người dân đến tái khám, điều trị và phải thúc đẩy các sáng kiến tư vấn qua internet, bảo đảm các biện pháp bảo vệ cho nhân viên y tế khi triển khai công việc, nhất là tại các bệnh viện.
Tôi nghĩ, nếu không tuân thủ quá trình điều trị, sẽ có không ít người không chết vì Covid-19 mà chết vì không được cấp cứu, điều trị kịp thời do mắc các bệnh KLN. Vì vậy, người bệnh cần được cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về tình hình bệnh tật để có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe trước các nguy cơ của dịch bệnh Covid-19.
Hướng dẫn của Bộ Y tế về bệnh không lây nhiễm trước đại dịch
Covid-19
1.Hạn chế tiếp xúc với người khác, đồng thời vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng.
2.Không tự ý ngừng/bỏ thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác. Nên có đủ thuốc trong thời gian dài, ít nhất là 1 tháng.
3.Khuyến khích tự theo dõi tình trạng bệnh tại nhà nhưng không do dự việc đi khám nếu đã có các biêu hiên bất thường để tránh biến chứng nặng.
4.Nếu có bất thường trong quá trình tự theo dõi bệnh tại nhà hoặc lịch khám định kỳ bị hoãn do dịch bệnh, nên xin tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.
5.Khi bắt buộc phải đi khám chữa bệnh, nên đến tuyến y tế cơ sở và phải đặt lịch hẹn trước và thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm đồng thời giảm tải cho cơ sở y tế.
6.Khi đến cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi nhiễm Covid-19, cần cung cấp đầy đủ thông tin về phác đồ điều trị bệnh hiện tại hoặc các bệnh lý khác để tránh các tương tác thuốc bất lợi và để hiệu chỉnh liều hợp lý các thuốc điều trị khi phải dùng các thuốc điều trị Covid-19 hoặc các bệnh khác.
7.Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về dự phòng lây nhiễm Covid-19 để phòng lây nhiễm.
Phát triển vắc xin COVID-19 cho trẻ nhỏ
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn. Dự kiến vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi sẽ có vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Khi nào trẻ có thể đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19?
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Khi nào trẻ có thể đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19? Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và loại vắc xin có sẵn. Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi. Trong khi đó, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi.
TS. Dean A. Blumberg, trưởng khoa Bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa tại Đại học California, cho biết: Không có sự khác biệt giữa một đứa trẻ 12 tuổi và 11 tuổi, nhưng cần thực hiện các nghiên cứu để chứng minh rằng vắc xin là an toàn và hiệu quả.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn.
Cần phải thực hiện nghiên cứu theo các độ tuổi khác nhau vì liều lượng có thể cần được điều chỉnh: Giảm liều nếu đó là liều dựa trên cân nặng hoặc có thể tăng liều do hệ miễn dịch chưa trưởng thành và để tìm kiếm bất kỳ loại nào các tác dụng phụ bất thường có thể xảy ra trong khi đạt được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Các thử nghiệm lâm sàng hiện có
Hiện tại, Pfizer đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 11 tuổi. Trẻ em đang được nghiên cứu ở ba nhóm tuổi: 6 tháng đến 2 tuổi, 2 đến 5 tuổi và 5 đến 12 tuổi.
Moderna cũng đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi. Johnson & Johnson và Novavax đang tiếp tục thử nghiệm ở thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Kết quả từ các thử nghiệm ở trẻ nhỏ dự kiến sẽ có vào cuối năm nay. Pfizer đã tuyên bố rằng, họ sẽ có đủ dữ liệu để gửi giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ nhỏ hơn vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Những phản ứng trái chiều
Theo các nhà nghiên cứu, sẽ có nhiều phản ứng trái chiều giữa các bậc cha mẹ về việc đưa trẻ đi tiêm chủng. Có một số phụ huynh rất muốn con mình được tiêm chủng vì sợ COVID-19 khiến trẻ có thể bị ốm. Họ muốn trẻ yên tâm trở lại trường học và được tham gia các hoạt động bình thường.
Nhưng cũng có những người lại muốn chờ xem hiệu quả thực sự của vắc xin như thế nào và không muốn mình là người đầu tiên tiêm chủng. Ngoài ra, còn một số người do dự về vắc xin. Tuy nhiên, để vắc xin được những người này ủng hộ, hiện tại cần tuyên truyền, giáo dục sao cho họ nhận thức được vắc xin là an toàn. Theo thống kê, đến nay, đã có hơn 1,3 tỷ liều vắc xin COVID-19 được tiêm trên toàn thế giới.
Tại sao tiêm chủng cho trẻ em lại quan trọng?
Các chuyên gia hy vọng khi vắc xin được chấp thuận sử dụng cho trẻ nhỏ, chúng ta sẽ tiến một bước gần hơn đến việc đạt được miễn dịch cộng đồng và trở lại cuộc sống bình thường.
Chừng nào còn một bộ phận đáng kể dân số không được miễn dịch, sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng, sẽ tiếp tục lây truyền và phân đoạn dân số đó sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Các chuyên gia cho hay, trong vài tuần qua, trẻ em đã chiếm hơn 20% số ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là những ca nhiễm xảy ra ở một số người chưa có miễn dịch, những trẻ nhỏ hơn chưa đủ điều kiện để tiêm chủng.
Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 "đáng kinh ngạc" sau khi tiêm vaccine Covid-19 Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch quan trọng sẽ tồn tại lâu dài trong tủy xương của những người từng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine Covid-19. Miễn dịch SARS-CoV-2 kéo dài trong bao lâu? Theo 2 nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, khả năng miễn dịch với virus...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?

Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan

Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"
Sao việt
17:54:40 22/02/2025
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng
Trắc nghiệm
17:53:37 22/02/2025
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên
Sao thể thao
17:29:31 22/02/2025
Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng
Netizen
17:24:32 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
Pháp luật
17:10:22 22/02/2025
Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'
Lạ vui
17:08:50 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
16:28:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025