Chăm sóc làn da trong 4 đêm với chu trình ’skin cycling’
Skin cycling là quy trình chăm sóc da kéo dài 4 đêm, trong đó bạn sẽ luân phiên sử dụng các sản phẩm điều trị và cho da thời gian hồi phục.
“Skin cycling” là gì?
Theo đó, phương pháp này không chỉ giúp bạn tránh được các tác dụng phụ như kích ứng hay khô da, mà còn giúp da có thời gian hồi phục và thích nghi với các thành phần hoạt tính mạnh.
Cách thực hiện chu trình chăm sóc da “Skin cycling”
Chu trình thường kéo dài từ ba đến năm đêm và bao gồm các bước sau:
Đêm 1: Tẩy tế bào chết
Bắt đầu bằng việc làm sạch da với sữa rửa mặt nhẹ nhàng, sau đó sử dụng một sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có chứa axit alpha hydroxy (AHA) (như axit glycolic và axit lactic) hoặc axit beta hydroxy (BHA) (như axit salicylic). Các sản phẩm này giúp loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết, làm sạch da hiệu quả hơn so với các phương pháp tẩy tế bào chết vật lý.
Đêm 2: Sử dụng retinoids
Sau khi làm sạch, thoa một lượng nhỏ retinoid hoặc retinol. Đây là những sản phẩm nổi bật trong việc điều trị mụn trứng cá và chống lão hóa. Hãy nhớ sử dụng cùng với kem dưỡng ẩm để tránh kích ứng da, đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc khô.
Đêm 3 và 4: Cấp ẩm và dưỡng ẩm
Video đang HOT
Trong những đêm này, bạn chỉ cần làm sạch da và thoa kem dưỡng ẩm yêu thích. Sử dụng sản phẩm chứa axit hyaluronic và ceramides sẽ giúp phục hồi hàng rào tự nhiên của da, đặc biệt là cho những ai có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng.
Lợi ích của quá trình “Skin cycling”
Chu trình “skin cycling” không chỉ giúp bảo vệ hàng rào da mà còn giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn từ sản phẩm chăm sóc da, như khô và kích ứng. Khi thực hiện đúng cách, phương pháp này có thể mang lại nhiều lợi ích.
Ảnh minh họa
Các lợi ích có thể kể đến như bảo vệ hàng rào da, giúp da giữ ẩm tốt hơn và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, tăng cường khả năng chịu đựng cho da, da sẽ dễ dàng thích nghi với các thành phần hoạt tính mạnh, như retinoids hay axit tẩy tế bào chết, giúp tối ưu hóa hiệu quả sản phẩm.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp giảm thiểu tình trạng khô da – đặc biệt quan trọng cho những ai có da nhạy cảm hoặc sống trong môi trường khô hanh.
Lưu ý khi thực hiện
Mặc dù “skin cycling” có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Nếu bạn đang điều trị một tình trạng da cụ thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm ra quy trình chăm sóc da tốt nhất cho bạn.
Với những ai đã từng trải qua kích ứng da từ sản phẩm chăm sóc trước đây hoặc muốn đơn giản hóa quy trình chăm sóc hàng ngày, “skin cycling” có thể là lựa chọn lý tưởng. Hãy bắt đầu hành trình chăm sóc da của bạn một cách thông minh và an toàn để có được làn da khỏe mạnh như mong muốn.
5 điều cần nhớ để giữ đôi môi căng mọng
Tẩy tế bào chết hay chống nắng kỹ càng là những điều quan trọng để đảm bảo đôi môi luôn căng mọng, không bị xỉn màu.
Môi là vùng có làn da mỏng manh và dễ bị mất nước, nứt nẻ, xỉn màu nếu không được chăm sóc đúng cách. Môi cũng bị tác động xấu bởi các yếu tố như nắng, khói bụi, các thực phẩm có màu đậm.
Dưới đây là những điều cần nhớ để giúp bạn có được bờ môi luôn căng mọng, sáng màu:
1. Tẩy tế bào chết
Đây là bước quan trọng để có được làn môi căng mọng, mịn màng. Việc tẩy da chết môi nên được thực hiện khoảng một tuần một lần.
Bạn có thể loại bỏ các vảy da chết khô bằng cách chà nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc bàn chải đánh răng có lông chải mềm mại hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy da chết vật lý.
Một cách hiệu quả để tẩy da chết môi đó là bôi một lớp dưỡng môi dày, để qua đêm và nhẹ nhàng chà đi vào sáng hôm sau. Cách này có thể giúp hạn chế môi bị tổn thương, đồng thời cung cấp một lớp dưỡng ẩm cho môi căng mọng hơn.
2. Cấp ẩm đầy đủ
Không giống như các vùng da khác, môi có xu hướng dễ khô và nứt nẻ hơn vì chúng không chứa tuyến dầu. Bạn cần uống nhiều nước để giữ cho môi không bị khô và tránh liếm môi - nước bọt có thể khiến môi khô hơn, mất thẩm mỹ.
Cấp ẩm là bước quan trọng để tránh môi bị khô nẻ.
Với những người có tình trạng môi dễ khô hoặc trong thời tiết lạnh, thiếu ẩm, bạn nên kết hợp sử dụng các loại son dưỡng dịu nhẹ, lành tính.
3. Chống nắng cho môi
Giống như các vùng da khác, môi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp. Môi có thể bị thâm sạm, thậm chí cháy nắng nếu tiếp xúc lâu dài với ánh nắng ngoài trời.
Vì vậy, việc chống nắng cho môi cũng rất quan trọng. Bạn nên dùng các loại son dưỡng môi có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu là 15. Các chuyên gia khuyến nghị thoa lại son dưỡng môi sau mỗi 2 tiếng, sau khi bơi hoặc vận động thể thao gây đổ mồ hôi.
Khi đi ra ngoài trời, bạn nên đội mũ hoặc dùng khẩu trang để che chắn, tránh môi tiếp xúc trực tiếp với nắng, khói bụi.
4. Chọn son môi phù hợp
Hãy luôn kiểm tra thành phần của các loại mỹ phẩm, son dưỡng bạn thoa lên môi. Nên lựa chọn các sản phầm có thành phần tự nhiên để tránh tác động xấu lên môi.
Nên chọn son môi có thành phần tự nhiên, lành tính.
Tuyệt đối không dùng các loại son trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Cần dừng sử dụng son môi nếu có dấu hiệu ngứa, nổi mụn nước hoặc các dấu hiệu kích ứng khác.
5. Vệ sinh môi sau khi ăn uống
Việc vệ sinh sạch đôi môi sau khi ăn uống rất quan trọng, nhất là sau khi ăn các món có tính chua, cay, mặn và nhiều dầu mỡ... Một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ dính lên cũng có thể gây tình trạng mụn đầu đen quanh viền môi.
Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da Cấp ẩm và khóa ẩm cùng có tác dụng giúp cho làn da trở nên căng mọng nên nhiều người nhầm lẫn đều là dưỡng ẩm, tuy nhiên đây là hai bước chăm sóc da riêng biệt và cần thiết trong quy trình skincare. Cấp ẩm và khóa ẩm đều cần thiết cho mọi loại da. (Ảnh: iStock) Nếu bạn nghĩ rằng cấp...