Chăm sóc đôi chân cho mẹ bầu
Khi gần tới tháng sinh, cơ thể bà bầu thường có xu hướng mệt mỏi hơn. Đôi chân của thai phụ sẽ trở nên nặng nề hơn và cũng phải chịu sức nặng lớn hơn. Làm sao để xua tan cảm giác khó chịu này?
Trong suốt thời gian mang bầu, cơ thể của người phụ nữ chịu nhiều sự xáo trộn. Đi lại khó khăn hơn do sự tăng cân và sự thay đổi hooc-mon dẫn đến nhiều thay đổi về bền ngoài cũng như bên trong cơ thể của chị em.
Sự thay đổi này được giải thích là do sự sản sinh quá nhiều các hooc môn sinh dục nữ và hooc môn progesteron (hooc mon được tiết ra giữa thời điểm rụng trứng và thời điểm nguyệt san). Trong đó, hooc môn progesteron kích thích các mạch máu nở ra, gây giãn mạch và phù chân.
Massage nhẹ nhàng chân bà bầu giúp họ thư giãn hơn.
Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này:
- Khi đi ngủ, hãy gác chân lên thành giường hoặc kê chân lên gối.
- Tuyệt đối không đi giầy cao gót và chật. Đi những loại giầy dép này chỉ làm vận động của bạn thêm khó và gây khó chịu cho chân. Hơn nữa, nếu bạn bị ngã thì sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.
Video đang HOT
- Sau khi tắm, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bàn chân lên phía trên đùi.
- Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải đứng nhiều giờ trong ngày, hãy cố gắng nghỉ 5 – 10 phút sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mỏi.
- Trong suốt thời kỳ mang thai, trừ giai đoạn đầu có thể mệt do nghén, bạn nên tập những bài thể thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bơi.
- Không nên tắm nắng. Điều này không tốt cho chân và cả da của bạn nữa.
- Kiêng ăn những món ăn cay vì nó sẽ làm mạch máu bị giãn.
- Chọn những loại quần áo rộng rãi, không nên chọn quần áo bó sát, nó sẽ cản chở việc lưu thông mạch máu.
- Hằng ngày, hãy dành thời gian để mát xa từ bàn chân lên phía đùi. Để mát xa, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà hoặc long não để kết hợp thư giãn đầu óc.
Tuy nhiên bạn nên nhớ, nếu chân phù hơn mức bình thường, bạn nên đi khám bác sỹ phụ sản. Chân bị phù cũng có thể là dấu hiệu của ngộ độc thai nghén.
Theo SKDS
Mẹ bầu đi du lịch: Tại sao không?
Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
Trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, cơ thể chị em thường vẫn còn gọn gàng, nhưng không nên đi vì quá trình thai nghén vẫn chưa đi vào giai đoạn ổn định. Thêm vào đó, các dấu hiệu của nghén sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuyến đi.
Nếu có ý định đi du lịch, mẹ bầu nên đi trong khoảng tháng thứ 4 trở về sau. Lúc này, quá trình mang thai đã ổn định và các dấu hiệu của nghén thường đã hết.
Các bà bầu hoàn toàn có thể thăm thú các nơi, chỉ có điều tất cả phải được chuẩn bị cẩn thận.
- Trước khi đi du lịch, cần hỏi ý kiến bác sĩ: Việc làm này nhằm đảm bảo rằng sức khỏe của bạn có đủ tiêu chuẩn để được đi xa và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích phục vụ việc đi lại trong chuyến đi.
- Lựa chọn nơi đến: Bạn nên lựa chọn các địa điểm có khoảng cách địa lý không quá xa nơi ở để đảm bảo cho sức khỏe của bạn và bé. Cũng như nên tìm hiểu thêm một số thông tin về các trung tâm y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế có dịch vụ sản, phụ khoa ở khu du lịch mình đến. Càng biết nhiều thông tin chi tiết càng tốt.
- Đừng quên uống đủ nước và khoáng chất. Phụ nữ có thai khi đi đường dài phải uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Luôn mang theo chai nước khi đi tàu xe, đặc biệt khi đến những vùng khí hậu khô và nóng.
-Ăn uống đầy đủ cũng rất quan trọng, thức ăn trong cuộc hành trình không phải lúc nào cũng như mong đợi. Tốt nhất nên mang theo bên mình những thức ăn thích hợp. Đừng mang, xách nhiều hành lý quá nặng. Trong trường hợp cần thiết, hãy yêu cầu sự giúp đỡ. Không ai không sẵn lòng giúp đỡ phụ nữ, hơn nữa lại là phụ nữ có bầu.
- Chuẩn bị đủ loại quần áo: Thân nhiệt bà bầu rất hay thay đổi cộng với việc ở vùng đất mới có thể bạn sẽ không quen khí hậu. Để không bị ảnh hưởng bởi khí hậu vùng đất mới, chị em nên chuẩn bị đủ loại quần áo nóng, lạnh, mát mẻ cần thiết. Dày dép đi lại cũng thoải mãi để bạn có thể dễ dàng đi lại, thăm quan.
- Chỉ nên mang theo những vật dụng cần thiết, không nên mang theo nữa để tránh hành lý cồng kềnh, khó vận chuyển. Nên chuẩn bị riêng cho mình một chiếc gối, mẹ bầu sẽ dễ nghỉ ngơi trong quá trình đi.
- Chứng huyết khối (sự hình thành một cục máu trong mạch máu hoặc trong tim) là vấn đề nguy hiểm nhất bạn nên thật trọng trong quá trình đi du lịch. Nếu có điều gì bất thường, bạn phải lập tức dừng cuộc du lịch và yêu cầu bác sỹ ngay. Ngoài ra, nếu đi du lịch, bạn hãy tránh những khu vực có thể mắc bệnh sốt rét.
- Các mẹ bầu nên lưu ý cũng không nên đi chơi quá xa khi ngày dự kiến "lâm bồn" đang đến gần (2-3 tuần cuối).
Theo vietbao
Mới 9 tuổi đã thấy nguyệt san, có bệnh gì không? Cùng tìm hiểu xem, nếu nguyệt san ghé thăm bạn gái quá sớm thì có bệnh tật gì không nhé! Kính gửi bác sĩ Hoa súng Xin bác sĩ vui lòng tư vân giúp cháu. Cháu có một đứa em gái năm nay mới 9 tuôi mà đã có nguyệt san rôi. Cháu lo lắng quá vì tuổi còn nhỏ mà dậy thì...