Chăm sóc đề kháng da: bí quyết để bé khỏe mạnh, vui trọn mùa hè
Mùa hè đến với bé là niềm vui nhưng với mẹ là “thời kỳ chao đảo” khi thời tiết nóng ẩm, vi khuẩn gây bệnh “trỗi dậy” mạnh mẽ tấn công con.
Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách cho đề kháng da, rất có thể bé sẽ dễ dàng nhiễm bệnh, bỏ lỡ những chuyến du lịch khám phá cùng gia đình.
Bệnh mùa hè không thể xem thường
Sau một năm học tập, mùa hè luôn là khoảng thời gian được trông đợi nhất khi các bé có thể thỏa thích trong những chuyến đi chơi cùng gia đình. Song cùng với đó, bé có thể bỏ lỡ những trải nghiệm này vì đây cũng là mùa bùng phát các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra như viêm đường hô hấp trên, bệnh tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy…
Hầu như bé nào cũng có thể gặp những căn bệnh phổ biến này ít nhất một lần trong đời. Trong đó, có trường hợp diễn tiến nặng nề, để lại nhiều di chứng, nghiêm trọng hơn là tử vong. Ví dụ như viêm đường hô hấp trên do virus gây ra, sau khi sốt, chảy mũi, ho, đau họng vài ngày thì bệnh có thể tự thoái lui, tuy nhiên nếu sức đề kháng không đủ mạnh hoặc chẳng may bé bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn có hại khác thì bệnh có thể diễn tiến thành viêm phổi, phải nhập viện điều trị với kháng sinh thích hợp. Hoặc đối với tay chân miệng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trở nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp và nguy hiểm nhất là tử vong.
Thông thường các bà mẹ đều cố gắng phòng tránh bệnh cho con bằng cách nâng cao sức đề kháng cơ thể, khuyến khích con tập thể dục đều đặn, cho con ăn uống, tiêm ngừa đầy đủ. Tuy nhiên, cứ mỗi mùa hè đến, con lại dễ nhiễm bệnh hơn bất kỳ thời điểm nào. Các biện pháp trên rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ bởi vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm luôn chực chờ tấn công con từ bên ngoài. Chỉ khi mẹ quan tâm và bảo vệ toàn diện cho bé từ lớp “áo giáp” đầu tiên là đề kháng da, sức khỏe con mới có thể vững vàng khi mùa dịch bệnh ập đến. Là một thành phần của hệ miễn dịch cơ thể, đề kháng da đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ sức khỏe con.
Video đang HOT
Nếu không bảo vệ đúng cách cho đề kháng da, bệnh vặt mùa hè sẽ lấy đi những ngày hồn nhiên của bé
Đề kháng da và sữa tắm Lifebuoy mới – trang bị tối quan trọng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh mùa hè tốt hơn
Đề kháng của da bao gồm 3 thành phần: hàng rào vật lý, hóa học và sinh học. Các hàng rào này kết hợp với nhau tạo nên chức năng đề kháng của da, là “chiến tuyến” đầu tiên chống lại các tác nhân có hại, hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể. Bảo vệ trọn vẹn 3 lớp hàng rào này trong đề kháng của da chính là điều tối quan trọng mẹ cần thực hiện để bảo vệ bé tốt hơn khỏi vi khuẩn gây bệnh.
Việc vệ sinh da thường xuyên có thể loại bỏ được các tác nhân có hại, hạn chế lây lan vi khuẩn. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người đang vệ sinh da không đúng cách vô tình làm suy giảm để kháng của da, sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, có thể làm sản sinh các dòng vi khuẩn kháng triclosan nếu sử dụng lâu dài… Vì vậy, một sản phẩm sữa tắm phù hợp, có thể “bắt tay” cùng đề kháng của da như sữa tắm Lifebuoy mới với công thức ion bạc , chứa thành phần phân tử bạc nano – đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả diệt khuẩn an toàn, có thể tác động lên cả vi khuẩn Gram dương, Gram âm, nấm mốc, vi nấm, virus và các vi khuẩn đề kháng đa kháng thuốc – sẽ là sự lựa chọn thiết yếu để bảo vệ bé tốt hơn. Ngoài ra, 2 thành phần khác trong sữa tắm Lifebuoy là Thymol và Terpineol cũng được nghiên cứu có thể tiêu diệt một số vi khuẩn (như E.coli, S.aureus, Samonella sp gây tiêu chảy, ngộ độc, nhiễm trùng…) và vi nấm gây hại. Và quan trọng nhất, sữa tắm Lifebuoy không làm ảnh hưởng đến đề kháng của da, bảo vệ toàn diện cho sức khỏe bé.
Mùa hè của bé thêm thú vị và khỏe mạnh nhờ có đề kháng của da và sữa tắm Lifebuoy
Theo dantri.com.vn
Đang nắng chuyển mưa, 5 bệnh trẻ thường mắc cha mẹ cần biết
Thời tiết đang nắng nóng đột ngột chuyển sang mưa dễ khiến người dân, đặc biệt trẻ nhỏ mắc bệnh, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Việc thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng nóng sang mưa, thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội, chỉ ra những bệnh lý trẻ dễ mắc khi thời tiết thay đổi:
1. Cảm cúm
Đây là tình trạng dễ gặp nhất. Trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi và quấy khóc. Khi con sổ mũi dạng lỏng kéo dài, các mẹ không biết cách xử lý, đờm sẽ xuống cổ họng gây viêm họng và nặng hơn là viêm phế quản. Trẻ cũng có thể bị viêm tai giữa và các bệnh lý ở phổi. Ngoài ra, sặc thở do đờm quá nhiều khi ngủ rất nguy hiểm, cần để ý.
Thời tiết đang nắng nóng chuyển sang mưa, trẻ dễ mắc bệnh. Ảnh: Hoàng Đông.
2. Viêm tai giữa
Thời tiết thay đổi sẽ tăng khả năng mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ với những biểu hiện là đau, khó nghe, chảy dịch, sốt cao, thậm chí buồn nôn. Viêm tai giữa nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng rất nguy hiểm như thủng màng nhĩ, mất thính lực, áp xe màng não.
3. Viêm đường hô hấp
Khi thời tiết giao mùa, các loại virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ, phá vỡ hệ thống miễn dịch, nhất là hệ hô hấp làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi.
4. Sốt xuất huyết
Đây là bệnh do muỗi truyền. Khi bị bệnh, trẻ sẽ sốt cao đột ngột và liên tục, trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, nặng hơn là đi tiểu ra máu... Biến chứng của sốt xuất huyết rất nguy hiểm, trẻ có thể bị xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não, truỵ tim mạch, hôn mê dẫn đến tử vong.
5. Thuỷ đậu
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do loại virus gây ra. Bệnh xuất hiện với triệu chứng ban đầu là sốt, đau đầu, nhức mỏi và sau đó xuất hiện những nốt ban, phỏng nước. Sau 2-3 ngày, mụn có thể đóng vảy. Thủy đậu cũng có những biến chứng nguy hiểm như gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não.
Theo Zing
Xương cá hình lưỡi câu trong thực quản nữ bệnh nhân Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa thực hiện thủ thuật nội soi can thiệp gắp xương mang cá có cấu trúc như một móc câu cực nguy hiểm trong thực quản bệnh nhân. Bà Vũ Thị Q. (SN 1947, ở Hà Nội) cho biết trước đó có ăn cơm với canh cá. Sau ăn, bà cảm thấy nuốt đau...