Chăm sóc da bằng probiotic có hiệu quả không?
Men vi sinh probiotic, nổi tiếng là tốt cho sức khỏe, đang được quảng bá như thành phần tiếp thêm “sinh lực” cho làn da. Hãy xem các chuyên gia nói gì về xu hướng chăm sóc da bằng probiotic đang nổi này?
Ngoài dưỡng da bằng sản phẩm chứa probiotic, chị em nên kết hợp tiêu thụ thực phẩm chứa lợi khuẩn này. Ảnh:Cleveland Clinic
Theo các chuyên gia, probiotic là vi khuẩn lành mạnh sống trong ruột và cả trên bề mặt da, cơ quan lớn nhất của cơ thể. Mặc dù có nhiều chủng loại, nhưng những lợi khuẩn thường được bổ sung trong thực phẩm là Lactobacillus và Bifidobacterium – đã được chứng minh tốt cho hệ tiêu hóa và điều trị nhiều bệnh về tiêu hóa. Ngoài có trong thực phẩm lên men như sữa chua, trà kombucha, rau củ muối chua (như kim chi và dưa cải)…, probiotic hiện được nhiều thương hiệu mỹ phẩm kết hợp vào các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và mặt nạ. Khi bôi tại chỗ, các vi khuẩn lành mạnh được cho có thể giúp làm dịu và cấp nước cho da, cũng như giảm mụn.
Sự kết nối giữa ruột và da
Tiến sĩ Bret Agin, tác giả quyển sách về lão hóa khỏe mạnh – Healthy Aging for Dummies, cho biết cơ thể người có gần 1.000 loại vi khuẩn khác nhau, gồm một lượng lớn cư trú trong ruột và da. Nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột có thể tạo ra những tác động trực tiếp đến da. Ví dụ, những thay đổi trong chế độ ăn ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột có thể tác động đến mụn trứng cá và tình trạng viêm da, do probiotic có đặc tính chống viêm. “Da và ruột liên hệ mật thiết với nhau, vì chúng được tạo ra từ các “ống” giống hệt nhau khi cơ thể được tạo thành” – Tiến sĩ Purvisha Patel của Viện chăm sóc da Visha Skincare biểu lộ sự đồng tình.
Video đang HOT
Tuy vậy, các chuyên gia cho biết tiêu thụ men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe đường ruột thì cũng có lợi cho da, nhưng men vi sinh dùng ngoài da thì không có tác dụng đối với hệ tiêu hóa.
Lợi ích của probiotic trên da
Khi dùng lên da, probiotic tăng cường hệ vi sinh của làn da – bản chất là một màng bảo vệ – để giữ ẩm và cải thiện kết cấu da. Chuyên gia chăm sóc da Dawn Clifford cho biết khi hệ vi sinh trên da được cân bằng, nó sẽ giúp kiềm chế các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến da. Theo đó, mẩn đỏ và khô ráp là những vấn đề về da phổ biến mà probiotic có thể giúp kiểm soát. Ngoài ra, do đặc tính chống viêm, các chế phẩm sinh học chứa probiotic đặc biệt có lợi cho những người mắc các bệnh mãn tính về da như chàm, vảy nến và thậm chí là mụn trứng cá, cũng như đã được chứng minh lâm sàng là có tác dụng làm sáng và săn chắc da.
Mặc dù sản phẩm chứa probiotic dùng ngoài da chắc chắn có lợi cho da, nhưng các chuyên gia khuyên bạn kết hợp với probiotic thực phẩm trong chế độ chăm sóc làn da. “Kết hợp cùng nhau, các chất bổ sung qua đường uống và chế phẩm sinh học dùng ngoài da mang lại tác dụng bảo vệ làn da” – Tiến sĩ Petal nói thêm. Tất nhiên, chỉ có probiotic thì không thể giúp làn da khỏe đẹp như ý, do đó, Tiến sĩ Agin và Tiến sĩ Patel khuyên bạn nên áp dụng phương pháp chăm sóc toàn diện đối với sức khỏe đường ruột và da, bằng cách hạn chế thực phẩm gây viêm như đường, sữa và dầu mỡ, đồng thời tăng cường tiêu thụ trái cây, rau củ tươi và ngũ cốc nguyên hạt – vốn cung cấp chất xơ nuôi dưỡng một hệ khuẩn ruột khỏe mạnh
Nguy cơ tử vong khi ăn thực phẩm lên men, người dùng cần thận trọng
Thực phẩm lên men được nhiều người thích tuy nhiên khi ăn loại thực phẩm này cần hết sức thận trọng vì dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn gây tử vong.
Thực phẩm lên men từ lâu đã phổ biến trong nhiều nền ẩm thực thế giới. Trong quá trình lên men, men vi sinh chuyển hóa carbohydrate (tinh bột và đường) thành axit, khí hoặc rượu. Chúng hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên và cung cấp cho thực phẩm lên men màu sắc và hương vị đặc biệt.
Nhiều nghiên cứu kết luận thực phẩm lên men giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, thậm chí giúp giảm cân... càng khiến thực phẩm này được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên thực phẩm lên men có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thực phẩm lên men rất tốt cho cơ thể nhưng lại dễ gây ra tác dụng phụ. Ảnh minh họa
Theo thông tin trên Zing News, mới đây cơ quan chức năng tại Hắc Long Giang, Trung Quốc đã xác định được nguyên nhân gây tử vong cho 8 người dân địa phương. Vụ việc xảy ra sau khi họ cùng ăn món mì gạo lên men quen thuộc tại Trung Quốc. Theo các bác sĩ, loại vi khuẩn gây ra cái chết cho 8 người được xác định là trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas).
Theo Zhong Kai, Giám đốc Trung tâm Thông tin Dinh dưỡng và Thực phẩm Kexin, Trung Quốc, trực khuẩn mủ xanh phản ứng với các chất hóa học và sinh ra axit orycholic. Nguyên liệu làm món mì gạo lên men cho bữa ăn đã được bảo quản đông lạnh hơn một năm.
Nồng độ cao của axit men gạo đã được phát hiện trong bột ngô. Nó cũng được tìm thấy trong dịch dạ dày của bệnh nhân. Mì gạo lên men là món ăn quen thuộc tại Trung Quốc. Nó dùng bột ngô, cao lương, gạo, ngâm trong nước từ 3 đến 10 ngày để lên men. Sau đó, bột được vắt thành sợi, phơi khô và nấu sôi cùng nước.
Các chuyên gia xác định nguyên liệu làm ra món mì bị nhiễm khuẩn độc tố trong quá trình lên men. Ngay cả khi đun sôi trong nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh. Y văn thế giới ghi nhận tỷ lệ tử vong của người nhiễm trực khuẩn mủ xanh là 40-100%.
Trực khuẩn mủ xanh gây ngộ độc và tổn thương nghiêm trọng đến gan, thận, tim, não, các cơ quan quan trọng khác. Hiện tại, bệnh không có thuốc đặc trị, cơ thể phải đào thải và chuyển hóa dần chất độc.
Các bác sĩ cho hay nạn nhân của vụ ngộ độc tại Hắc Long Giang nhập viện trong tình trạng nôn, tiêu chảy, co giật và gan bị tổn thương nghiêm trọng. Chất độc vẫn tích tụ trong gan và chưa được đào thải hết nên với người nguy kịch còn lại, các bác sĩ đang cố gắng điều trị triệu chứng vì không có thuốc giải.
Liên quan tới thực phẩm lên men, các bác sĩ cho biết, thực phẩm lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó các chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men, của các vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuần, nấm men, nấm mốc... Tùy theo cách lên men và chủng vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men mà tạo ra các mùi vị khác nhau.
Quá trình lên men sẽ giải phóng CO2, tạo nên các loại nước giải khát có gas hoặc dưới tác dụng của vi sinh vật phân hủy Glucid tạo ra đường đơn làm thực phẩm trở nên ngọt, phân hủy đạm tạo ra mùi vị đặc trưng của sản phẩm. Tuy nhiên, nếu sử dụng thực phẩm lên men chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách, chất Cyamid sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc.
Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật nên có thể gây bệnh tiêu chảy, gây viêm loét dạ dày và nấm cadida.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nhận thấy một số men tạo ra các chất chống oxy hóa hấp thu các gốc tự do trong cơ thể và nó là thủ phạm gây ra căn bệnh ung thư.
Trên thực tế, nếu sử dụng các sản phẩm quá chua, có nấm mốc, khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của sản phẩm muối chua có thể xuất hiện nấm mốc để tiêu thụ bớt axid lactic. Hiện tượng này làm giảm axid khiến thực phẩm bị hỏng. Do vậy, những sản phẩm muối chua khi đã xuất hiện nấm mốc thường có váng màu trắng đen hoặc nhầy, nhớt, không nên sử dụng. Ngoài ra, hàm lượng muối ở các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối rất có hại cho bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch,...
Nghiên cứu mới chấn động về sữa chua Sữa chua có tiềm năng làm cách mạng hóa cuộc chiến chống ung thư. Theo nghiên cứu thực hiện bởi trung tâm Y tế đại học Vanderbilt - Hoa Kỳ, sữa chua có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Trước đó, một nhóm khoa học Ireland vừa tìm thấy vi sinh vật có ích trong sữa chua có thể...