Chăm sóc “chuẩn” cho da nhiều mụn
Bất kể tuổi tác, những đốm mụn trên khuôn mặt luôn khiến người mang nó phải khổ sở. Và nhiều khi, sự “chú ý” thái quá lại càng khiến mụn “tung hoành”.
1. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Đừng tưởng rằng mụn nổi loạn đơn thuần là do vệ sinh kém, nhiều bụi bẩn trên da. Đó cũng chỉ là một trong hàng loạt các nguyên nhân góp phần làm xấu khuôn mặt của bạn mà thôi.
Vậy nên việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và lạm dụng các loại sữa/ kem rửa mặt đôi khi gây phản tác dụng do tuyến bã nhờn trên da “tăng ca” khi lớp dầu trên da liên tục bị rửa trôi. Một khi tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, lỗ chân lông bị giãn nở, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, làm tăng nguy cơ mọc mụn.
Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá.
2. Tùy tiện dùng các loại kem/phấn trang điểm
Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá. Đặc biệt, không nên dùng nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, bởi khi lỗ chân lông co vào, nó làm tắc nghẽn quá trình bài tiết chất cặn bã ra ngoài môi trường theo tuyến mồ hôi, khiến mụn mọc càng nhiều.
Bạn cũng nên thận trọng sử dụng các sản phẩm ghi nhãn ngoài “chiết xuất từ thảo dược hoặc chất hữu cơ”. Những sản phẩm loại này trên thực tế có thể kích thích mọc mụn và các nốt mụn cũ trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, với một số sản phẩm chăm sóc da có ghi “Noncomedogenic” hoặc “Nonacnegenic” (Không gây mụn trứng cá) lại có tác dụng trị mụn hiệu quả, bởi thành phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.
Video đang HOT
3. Dùng tay lấy mụn
Nếu dùng tay hoặc những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để lấy mụn trứng cá sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây sẹo do các vết đó bị nhiễm khuẩn, sưng to.
Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc.
4. Hút thuốc, ăn cay, thức ăn sẵn và nhiều dầu mỡ
Nicotin trong thuốc lá gây co buyết quản, làm cho những độc tố trong huyết dịch và bạch huyết tích tụ lại, hấp thụ ô-xy của các tế bào da giảm, làm giảm chức năng đàn hồi của da, dễ hình thành những đốm thâm.
Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc. Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng “phụ tải” cho tim mạch, đồng thời làm giảm chất lượng vitamin K trong huyết dịch, gián tiếp làm mụn mọc càng nhiều.
5. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn
Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Việc trị mụn đòi hỏi phải kiên trì. Một chu kỳ trị mụn thường kéo dài khoảng 6-8 tuần và thậm chí lâu hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có).
VGT(Theo Dân Trí)
Những lưu ý khi da nhiều mụn
Bất kể tuổi tác, những đốm mụn trên khuôn mặt luôn khiến người mang nó phải khổ sở. Và nhiều khi, sự "chú ý" thái quá lại càng khiến mụn "tung hoành".
1. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Đừng tưởng rằng mụn nổi loạn đơn thuần là do vệ sinh kém, nhiều bụi bẩn trên da. Đó cũng chỉ là một trong hàng loạt các nguyên nhân góp phần làm xấu khuôn mặt của bạn mà thôi.
Vậy nên việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và lạm dụng các loại sữa/kem rửa mặt đôi khi gây phản tác dụng do tuyến bã nhờn trên da "tăng ca" khi lớp dầu trên da liên tục bị rửa trôi. Một khi tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, lỗ chân lông bị giãn nở, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, làm tăng nguy cơ mọc mụn.
Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá.
2. Tùy tiện dùng các loại kem/phấn trang điểm
Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá. Đặc biệt, không nên dùng nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, bởi khi lỗ chân lông co vào, nó làm tắc nghẽn quá trình bài tiết chất cặn bã ra ngoài môi trường theo tuyến mồ hôi, khiến mụn mọc càng nhiều.
Bạn cũng nên thận trọng sử dụng các sản phẩm ghi nhãn ngoài "chiết xuất từ thảo dược hoặc chất hữu cơ". Những sản phẩm loại này trên thực tế có thể kích thích mọc mụn và các nốt mụn cũ trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, với một số sản phẩm chăm sóc da có ghi "Noncomedogenic" hoặc "Nonacnegenic" (Không gây mụn trứng cá) lại có tác dụng trị mụn hiệu quả, bởi thành phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.
3. Dùng tay lấy mụn
Nếu dùng tay hoặc những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để lấy mụn trứng cá sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây sẹo do các vết đó bị nhiễm khuẩn, sưng to.
Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc.
4. Hút thuốc, ăn cay, thức ăn sẵn và nhiều dầu mỡ
Nicotin trong thuốc lá gây co buyết quản, làm cho những độc tố trong huyết dịch và bạch huyết tích tụ lại, hấp thụ ô-xy của các tế bào da giảm, làm giảm chức năng đàn hồi của da, dễ hình thành những đốm thâm.
Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc. Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng "phụ tải" cho tim mạch, đồng thời làm giảm chất lượng vitamin K trong huyết dịch, gián tiếp làm mụn mọc càng nhiều.
5. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn
Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Việc trị mụn đòi hỏi phải kiên trì. Một chu kỳ trị mụn thường kéo dài khoảng 6-8 tuần và thậm chí lâu hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có).
(Theo Dân trí)
Để có làn Da đẹp đi chơi 8.3 Chăm sóc da là việc làm cần thiết mà bất kỳ phụ nữ nào cũng phải thường xuyên làm. Với những người nhạy cảm với mụn trứng cá, cần có những biện pháp khắc phục mụn trứng cá để có làn da đẹp. Đặc biệt là mụn đầu trắng, sẽ khiến da bạn viêm và tấy đỏ vừa đau vừa mất thẩm mỹ....