Chậm cấp phiếu Lý lịch Tư pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người dân
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành TƯ về công tác lý lịch tư pháp (LLTP) khi đến làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang ngày 11/9.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại buổi làm việc.
Nhu cầu về Phiếu LLTP ngày càng phổ biến
Báo cáo trước Đoàn kiểm tra, ông Trần Văn Khái, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang cho biết, trong thời gian hơn 8 năm thi hành Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở đã tham mưu UBND ban hành nhiều quyết định, kế hoạch kịp thời đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về LLTP tại địa phương.
Sở thường xuyên phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Cơ quan THADS tổ chức xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại địa phương, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp, tra cứu, xác minh thông tin LLTP theo thẩm quyền. Ngoài ra, công tác cấp Phiếu LLTP có những bước phát triển đồng bộ, thống nhất. Sở đã kịp thời thực hiện cấp Phiếu LLTP qua bưu chính để đáp ứng nhu cầu và giảm phiền hà, khó khăn cho người dân.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc: nhiều người chưa biết đến LLTP; các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP vẫn chưa cung cấp hoặc cung cấp chưa kịp thời; các tổ chức cá nhân lạm dụng Phiếu LLTP số 2; biên chế không đáp ứng thực tế công việc LLTP…
Video đang HOT
Nói về công tác phối hợp, ông Võ Kế Nghiệp, Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị phối hợp rất chặt chẽ với Sở Tư pháp về công tác lập cơ sở dữ liệu LLTP. Tuy nhiên, cũng còn một số khó khăn do hồ sơ của Tòa gửi qua Trung tâm Lưu trữ của tỉnh. Khi Sở yêu cầu cung cấp thông tin thì một mặt tra cứu phần lưu trữ tại Tòa, một mặt liên hệ Trung tâm Lưu trữ của tỉnh nên việc cung cấp còn chậm.
Tiếp tục nâng cao tính liên ngành trong công tác LLTP
Ông Ngô Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia cho biết, những kiến nghị của Sở đa phần liên quan đến thể chế và chế độ chính sách. Nói về đề nghị quy định chặt chẽ hơn việc cấp Phiếu LLTP số 2, ông Thành cho biết, thực tế nhận thấy có tình trạng lạm dụng nhưng theo tinh thần của luật thì Phiếu LLTP cấp với 2 mục đích là cho cá nhân được quyền biết nhân thân tư pháp của mình và đáp ứng yêu cầu cơ quan tố tụng nên khi công dân yêu cầu không cần trình bày rõ lý do xin cấp để làm gì.
Đối với đề nghị phải có bộ phận làm công tác LLTP riêng biệt, ông Thành giải thích, theo quy định hiện hành “chỉ có 5 tỉnh, TP được thành lập phòng riêng còn lại kiện toàn vào hệ thống Phòng Hành chính – Tư pháp”. Ngoài ra, vấn đề gặp khó khăn khi ký nhận vào sổ cấp Phiếu LLTP khi cấp qua bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến, Đoàn xin ghi nhận và sẽ nằm trong lộ trình sửa luật cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, yêu cầu cấp Phiếu LLTP của dân rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. “Trong nhiều trường hợp theo quy định pháp luật, theo yêu cầu công việc rất cần thiết phải có LLTP, cần thông tin án tích. Việc không cấp hay cấp chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người dân”, Thứ trưởng khẳng định.
Theo Thứ trưởng, LLTP là công việc đòi hỏi tính liên ngành cao. Không có cơ quan nào có đầy đủ thông tin về hành vi phạm tội, kết quả tố tụng, vì vậy nhiệm vụ đặt ra là nâng cao sự phối giữa các đơn vị. Muốn hoàn thành tốt công việc này, các đơn vị phải thấy được trách nhiệm của mình với công việc. Đồng thời, nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác LLTP và phải có tinh thần cùng nhau chia sẻ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng cũng lưu ý đến những hạn chế mà việc thực hiện công tác LLTP ở Kiên Giang còn mắc phải. Đối với các tồn tại, hạn chế ở khâu tổ chức, thi hành và việc chậm trả kết quả, Thứ trưởng yêu cầu Sở cần phải nhìn nhận thực tế và đưa ra hướng xử lý tốt nhất. Ngoài ra, Thứ trưởng còn cho biết, trong công tác LLTP vấn đề chính xác là rất quan trọng. “Dân cần thông tin người nào đó có án tích hay không mà người không có bảo là có, còn người có lại nói là không thì rất nguy hiểm”, Thứ trưởng lưu ý.
Đối với các đề xuất, kiến nghị vướng mắc ở khâu thể chế, Thứ trưởng khẳng định đó là trách nhiệm của TƯ, Đoàn kiểm tra xin ghi nhận, tổng hợp chung và sẽ tham mưu Quốc hội, Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện.
Hơn 8 năm thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở đã cung cấp hơn 43.800 thông tin LLTP cho Trung tâm LLTP quốc gia và các Sở Tư pháp khác. Lập mới hơn 15.300 LLTP và lập bổ sung hơn 22.400 thông tin LLTP. Hiện còn tồn đọng gần 58.000 thông tin LLTP (trong đó hơn 52.800 thông tin chưa tiếp nhận vào phần mềm). Trong 8 năm Sở Tư pháp cấp hơn 37.900 Phiếu LLTP. Trong đó, đúng và trước hạn hơn 34.500 phiếu, đạt tỷ lệ 91,1% và trễ hạn 8,9%.
Đình Thương
Theo baophapluat
Công chứng và đăng ký đất đai: Thuận lợi nếu "2 trong 1"
Vai trò của công chứng và đăng ký bất động sản là 2 hoạt động cùng nằm trong cả tiến trình gắn kết với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, giữa cơ quan đăng ký với tổ chức hành nghề công chứng chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) Hồ Quang Huy, hiện cần phải nghiên cứu về một hệ thống đăng ký đất đai thực sự hiện đại, minh bạch, hỗ trợ hiệu quả cho các giao dịch được xác lập.
Công chứng và đăng ký đất đai 2 trong 1 sẽ giúp người dân thuận lợi và dễ dàng hơn trong giao dịch. Ảnh: T.L
Giữa cơ quan đăng ký với tổ chức hành nghề công chứng chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản.
Do đó, cần tiếp tục cải cách hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo hướng thực sự tạo thuận lợi, khách quan và chính xác, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu đăng ký. Đồng thời, phải giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa hệ thống công chứng với đăng ký - ông Huy kiến nghị.
Kiến nghị này xuất phát từ thực tiễn không ít trường hợp cán bộ đăng ký thực hiện lại quy trình của một công chứng viên. Thậm chí có trường hợp còn yêu cầu chỉnh sửa hợp đồng đã được công chứng. Nguyên nhân một phần do quy định của pháp luật chưa tách biệt rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các bên, các loại giao dịch có công chứng và không có công chứng.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, công chứng và đăng ký là 2 hoạt động cùng nằm trong tiến trình gắn kết với nhau, phải cùng hướng đến một mục đích thống nhất về đăng ký bất động sản theo quy trình 2 trong 1. Do đó, phải làm sao gom lại một đầu mối, đảm bảo thuận tiện cho quản lý nhà nước, cho người dân giao dịch, không xảy ra tình trạng một thửa đất lại có nhiều loại tài sản đăng ký ở các cơ quan khác nhau.
Theo Danviet
Sớm thay thế cát trong xây dựng bằng vật liệu mới Việc khai thác cát quá mức để phục vụ các công trình xây dựng sẽ tạo những lỗ hổng sâu trong lòng sông và làm biến đổi vận tốc dòng nước chảy, thậm chí là tạo ra những trục nước xoáy trong lòng sông, gây nguy hiểm cho tàu bè đi lại. Nhiều tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng. Ảnh...