Thứ trưởng Bộ Tư pháp giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang
Chiều 16/3, tại Hậu Giang, Ban Tổ chức Trung ương cùng Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hậu Giang đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ đối với ông Lê Tiến Châu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Ông Lê Tiến Châu (giữa) tại buổi trao quyết định chiều nay 16/3
Cụ thể, chiều nay đại diện Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư chỉ định Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy và sắp tới giới thiệu để HĐND tỉnh Hậu Giang bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Tại buổi lễ, ông Lê Tiến Châu cho biết: Trên cương vị mới, ông sẽ luôn trân trọng thành quả, kinh nghiệm quý báu của các bậc tiền nhiệm, đồng thời có tinh thần cầu thị, dám nghĩ, dám làm và cống hiến hết sức vì sự phát triển chung của tỉnh Hậu Giang.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Văn Chính – Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nói: “Với nền tảng hết sức cơ bản, tôi tin tưởng rằng trên cương vị công tác mới, ông Lê Tiến Châu sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc, tiếp tục thể hiện được năng lực, ý thức kinh nghiệm bản lĩnh chính trị vững vàng. Tích cực phấn đấu, rèn luyện tâm huyết với công việc; trau dồi, tích luỹ năng lực, kinh nghiệm đi sâu sát thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội để cùng với nhân dân Hậu Giang thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội”.
Ông Lữ Văn Hùng – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – cho biết, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang luôn tạo điều kiện thuận lợi để ông Châu sớm tiếp cận công việc và mong muốn trên cương vị công tác mới, ông Châu tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn, sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, góp phần đưa Hậu Giang trở thành tỉnh khá khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
Ông Lê Tiến Châu sinh năm 1969 tại tỉnh Tây Ninh, là tiến sĩ luật học, từng 15 năm công tác tại Trường Đại học Luật TP.HCM (từ 1994 đến 2009).
Sau thời gian giảng dạy, ông lần lượt làm Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện phía Nam (Bộ Tư pháp); Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tư pháp); Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội.
Từ tháng 6/2016, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đơn vị dự kiến sẽ quản lý 5 triệu tỷ đồng vốn nhà nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Thế Phương cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/QĐ-Tg ngày 15.1.2018 về việc thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để thành lập ủy ban quản lý vốn do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng, ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Bí thư Cao Bằng làm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Tổ phó thường trực. Ủy ban có nhóm giúp việc gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan khác.
Ông Nguyễn Hoàng Anh - nguyên Bí thư Cao Bằng - được phân công làm Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh: I.T)
Còn tại cuộc họp Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có báo cáo Chính phủ về Nghị quyết để thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước. Các thành viên Chính phủ cũng đã đồng ý thông qua Nghị quyết này. Dự kiến, Chính phủ sẽ thông qua Nghị quyết về về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quản lý vốn nhà nước trong quý II.2018.
Về mô hình của Ủy ban, nó khác với mô hình của SCIC ở chỗ SCIC chỉ là một mô hình quản lý và kinh doanh vốn tại các công ty, tổng công ty, tập đoàn có vốn nhà nước. Còn Ủy ban sẽ quản lý tổng thể, tất cả tài sản bao gồm cả quản lý khối tài sản trị giá khoảng 5 triệu tỷ đồng. Vậy nên, nó là một định chế bao chùm. Sẽ có các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng để bao quát toàn bộ".
Trò chuyện với Dân Việt, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam nhận định: "Sự ra đời của Ủy ban vẫn không giải quyết tận gốc vấn đề bởi cuối cùng Nhà nước vẫn sở hữu DNNN. Thay vì thuộc Bộ quản lý thì giờ là "Siêu ủy ban", tình trạng 3 trong 1 chuyển thành 2 trong 1, vẫn duy trì chức năng sở hữu Nhà nước và quản trị DN.
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn (Ảnh: H.Q)
Ngoài ra, vẫn còn một chức năng mờ khác là quản lý ngành. Vì trong đại diện của Ủy ban vẫn còn đại diện của các Bộ, ngành trong đó.
Một vấn đề là chúng ta chưa nhận diện địa vị pháp lý của Ủy ban. Nó sẽ là một cơ quan ngang Bộ hay nằm dưới Bộ? Nếu Ủy ban nằm dưới Bộ, thì Bộ khác có thể tác động lên nó. Ngược lại, nếu Ủy ban là một cơ quan ngang Bộ, nghĩa là chúng ta lại "đẻ" thêm một Bộ khác trong khi đang cần tinh giản biên chế. Ngoài ra, Ủy ban không thể nằm trên Bộ được bởi không một thể chế nào cho phép như vậy.
Một cách khác là chuyển bớt các Cục, Vụ có chức năng quản lý vốn, tài sản tại DNNN sang Ủy ban. Nhưng làm như vậy thì vẫn là con người cũ, bộ máy cũ, tư duy cũ. Vậy hiệu quả của cơ quan này lúc đó sẽ như thế nào?"
Về cơ cấu tổ chức của "Siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn tỏ ra lo lắng bởi vẫn tồn tại đại diện của các Bộ trong Ủy ban. Tức là chúng ta chưa xóa bỏ được lợi ích của Bộ, ngành vì đại diện Bộ, ngành trong Ủy ban phải đại diện cho lợi ích của họ.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, thành công và hiệu quả của Uỷ ban phụ thuộc phần lớn vào người quản lý. "Đó phải là những người kỹ trị, chứ không phải là nhà chính trị. Người làm chính trị nhưng nếu không có kĩ năng, không am hiểu thị trường, thấu hiểu các nguyên tắc trên thị trường, cách quản lý cơ bản thì không thể làm được. Cách chúng ta làm đang đảo lộn giữa hai nhiệm vụ này nên khiến tôi không yên tâm", bà Chi Lan nói.
Các tổ phó khác của Ủy ban gồm: Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.Các thành viên tổ công tác gồm: Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước và bà Hoàng Thị Ngân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ, thư ký tổ công tác.Tổ công tác có nhóm giúp việc gồm 9 ông, bà là đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị trong đó bà Hoàng Thị Ngân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ, trưởng nhóm giúp việc.
Theo Danviet
Bí thư tỉnh Hậu Giang xin thôi việc Ngày 23.9, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh ủy - đã gửi đơn xin thôi nhiệm vụ. Tuy nhiên, lý do ông Chánh nghỉ hưu sớm hai năm chưa được công bố. Ông Chánh (trái) là người xin Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long Ông Trần Công Chánh sinh...