Cha viêm cơ tim từ chối điều trị vì lo đi làm cứu con mắc ung thư
Tấm lòng thương con của cha mẹ luôn vượt trên nỗi đau của bản thân mình. Chỉ một tháng sau khi con trai phát hiện bị ung thư, vì làm việc quá sức, anh Thanh bị nhồi máu cơ tim. Mổ cấp cứu xong, anh từ chối điều trị tiếp.
Khốn cùng cảnh con bị ung thư, cha phát bệnh tim
Tháng 11 năm ngoái, Thanh Hùng đang học lớp 8. Một ngày đi học, con bị ngã gãy tay, vẫn đang bó bột còn chưa khỏi thì vài ngày sau con lại bị ngã, gãy thêm bả vai. Cha mẹ đưa con đến một cơ sở y tế gần nhà để bó bột rồi để con ở nhà, con bị nhức khắp cơ thể, chân bị sưng, không thể đi lại. Bác sĩ chẩn đoán con bị viêm khớp, tuy nhiên uống thuốc mãi không khỏi. Vợ chồng chị Thành đành đưa con lên bệnh viện lớn để khám mới phát hiện con bị ung thư máu.
“Bác sĩ khuyên vợ chồng tôi, nếu lo được 400 – 500 triệu thì đưa con sang Bệnh viện Huyết học, còn không thì chuyển không về Bệnh viện Ung bướu để chữa bệnh. Lúc ấy, để đưa con lên bệnh viện, gia đình cũng đã phải dùng hết số tiền tiết kiệm bấy lâu nay, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy”, chị Thành lắc đầu nói.
Những đợt vô thuốc hóa trị khiến Thanh Hùng sốt, ói, chảy máu cam khiến chị Thành vô cùng chật vật
Không còn tiền, vợ chồng chị bàn tính đưa con về. Anh chị cố gắng đi làm dành dụm và vay mượn thêm rồi mới đưa con đi chữa bệnh. Nghe tin Thanh Hùng bị bệnh, Trường THCS Bình Trị Đông đã giúp đỡ con được hơn 20 triệu đồng. Số tiền ấy đã giúp gia đình có tiền đóng tạm ứng viện phí để cho con nhập viện điều trị. Thế nhưng chỉ riêng toa thuốc đầu tiên, gia đình đã phải trả viện phí hơn 22 triệu đồng. Vì vậy, anh Thành nỗ lực làm việc, đồng thời nhờ anh em họ hàng vay mượn giúp.
Hơn một tháng con trai nhập viện điều trị, do làm việc quá sức, anh Thanh bị nhồi máu cơ tim, phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm cơ tim, viêm phổi, tăng huyết áp. Chị Thành lại chạy vạy, nhờ họ hàng vay mượn 35 triệu để đóng viện phí cho chồng. Ngày anh Thanh nhập viện, chị phải xin bác sĩ cho bé Thanh Hùng về nhà, nhờ bà ngoại lên chăm cháu, còn chị vào viện chăm chồng. Hằng ngày, chị Thành chạy vòng vòng từ viện về nhà vài lần để thăm con. Thương vợ con, vừa mổ tim chưa được 1 tuần, anh Thành xin bác sĩ cho về, từ chối đợt mổ thứ 2. Thanh Hùng ở nhà bị sốt, phải cầm cự bằng thuốc mua ở gần nhà.
Nhiều người thân chẳng thể nhận ra Thanh Hùng bây giờ, bởi ảnh hưởng của thuốc, cả người con bị phù nề
Chị Thành tâm sự: “Cha vừa được xuất viện về nhà thì con lại tiếp tục vào viện. Những ngày đó, tôi chạy như con thoi, cảm thấy khổ sở vô cùng. Cũng may con đã lớn, hiểu chuyện nên rất nghe lời và thường nén những cơn đau. Nhiều lúc mệt quá, lại thấy con gắng gượng, tôi cũng chỉ muốn òa khóc cho tan bớt áp lực đè nén”.
Cha bị bệnh tim vẫn đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con
Vợ chồng anh Thanh rời quê nghèo Đồng Tháp lên TP.HCM mướn phòng trọ, đi làm công nhân cũng đã hơn 20 năm. Gần đây, khi tuổi tác ngày càng tăng, sức khỏe kém dần, anh Thanh chuyển sang làm bảo vệ. Thấy lương thấp quá, anh lại chuyển sang chạy xe giao hàng. Khi con trai bị bệnh, anh làm tăng thời gian đến cao điểm, và rồi sau một tháng, chính anh cũng ngã quỵ. Sau khi phát bệnh tim, sức khỏe anh ngày càng yếu.
Mùa dịch Covid-19 khiến rất nhiều người lựa chọn nghỉ việc để đảm bảo an toàn, nhưng anh Thanh thì không. Hằng ngày, anh vẫn chạy xe đi giao hàng, công việc mùa dịch ít hàng hơn trước. Lúc nào mệt quá, anh dừng lại nghỉ chừng 1 giờ, sau đó lại lên xe đi tiếp. Thu nhập chỉ khoảng 4 triệu đồng nhưng với gia đình anh hiện tại, chỉ vài nghìn đồng cũng đáng quý. Bởi số tiền để trả cho mỗi đợt hóa trị là hơn 12 triệu đồng.
Trước đây, chị Thành cũng làm công nhân, nhưng từ ngày con bệnh, thời gian ở viện còn nhiều hơn ở nhà. Chị nghỉ việc ở công ty để chăm con. Biết một mình chồng đi làm kinh tế sẽ vô cùng vất vả, nhưng hoàn cảnh gia đình chị cũng chẳng còn cậy nhờ được vào ai. Bên ngoại có 6 anh chị em, nhưng đều làm mướn, bên nội cũng không khá giả gì. Đợt đầu tiên con bệnh, mỗi người cũng cho con được vài trăm nghìn, nhưng muốn vay mượn thêm thì cũng chẳng ai có. Ai có lòng thì giúp vợ chồng chị vay mượn giùm.
Video đang HOT
Chị Thành khẩn cầu các mạnh thường quân thương giúp hoàn cảnh gia đình
“Trước đây, khi chưa có dịch, các mạnh thường quân lúc lúc còn tới bệnh viện cho được 100-200 nghìn đồng. Tuy nhiên, Thanh Hùng khá lớn so với các bệnh nhi khác nên thường ít được hơn. Dù vậy cũng vẫn còn những suất cơm từ thiện. Đến nay, dịch bệnh, nhiều mạnh thường quân ngại vào viện, ngay cả cơm từ thiện cũng hiếm hoi. Các bệnh nhi và người nhà như chúng tôi đều khổ”, chị Thành giải bày.
Sau 5 tháng, nhà có 2 người bệnh khiến số nợ của gia đình chị đã lên tới 100 triệu đồng. Số tiền mà trước đây chị chưa bao giờ nghĩ tới. Nghĩ về hoàn cảnh nhà mình, rồi chị Thành lại lẳng lặng nhìn con trai. Chẳng biết con chị sẽ còn được điều trị đến bao giờ! Và chẳng biết chồng chị hôm nay có phải dừng xe để nghỉ dọc đường nữa hay không!
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ bé Huỳnh Thanh Hùng xin liên hệ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu để được hướng dẫn, hoặc gửi trực tiếp cho anh Huỳnh Tấn Thanh (hoặc chị Nguyễn Thị Thành), số điện thoại: 0936256610/ 0702672926; địa chỉ phòng trọ: 9/3 Miếu Bình Đông, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.083 (Ủng hộ bé Huỳnh Thanh Hùng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Bác sĩ BV K lên tiếng về đơn thuốc ung thư gần 130 triệu
Bác sĩ điều trị khẳng định, đơn thuốc gần 130 triệu của bệnh nhân ung thư vú là đúng phác đồ. Bệnh nhân có điều kiện và hoàn toàn tự nguyện để điều trị.
Trên cộng đồng cho bệnh nhân ung thư đang xôn xao đơn thuốc gần 130 triệu của một bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại BV K. Nhiều bệnh nhân cho rằng, bác sĩ lạm dụng kê thuốc đắt tiền, với đơn thuốc này, sẽ rất ít bệnh nhân có thể theo đủ liệu trình điều trị.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc BV K, Trưởng khoa Điều trị tự nguyện A khẳng định, đơn thuốc này do bác sĩ điều trị kê hoàn toàn đúng theo phác đồ mới nhất của Bộ Y tế.
Trong đơn có 3 thuốc đắt tiền, riêng thuốc Anzatax có giá 5 triệu đồng/lọ đã được BHYT thanh toán 100%, thuốc Herceptin, giá 45,6 triệu đồng/lọ được BHYT thanh toán 60%, còn lại thuốc Perjeta, giá 36,4 triệu đồng/lọ chưa được BHYT hỗ trợ.
Đơn thuốc của bệnh nhân ung thư vú tại Sơn La đang điều trị tại BV K
"Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn giải thích, tư vấn đầy đủ, nếu bệnh nhân có đủ điều kiện kinh tế, đồng ý dùng thì bác sĩ sẽ kê còn với những bệnh nhân kinh tế khó khăn, sẽ có những lựa chọn khác", PGS Quảng giải thích.
Theo PGS Quảng, không phải cứ dùng thuốc đắt tiền mới khỏi được bệnh, nhưng với những bệnh nhân dù còn 1-2% cơ hội điều trị và họ có điều kiện để dùng thì đó là việc hết sức bình thường.
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BS Đỗ Thị Thanh Mai cho biết thêm, đây là đơn thuốc lần 1 cho bệnh nhân ung thư vú, 35 tuổi ở Sơn La. Bệnh nhân này phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, đã được phẫu thuật cắt một bên vú.
BS Mai cho biết, theo phác đồ cho bệnh nhân ung thư vú mới nhất vừa được Bộ Y tế phê duyệt đầu năm 2019, 2 thuốc đắt nhất trong đơn thuốc nói trên có thể dùng trong 2 trường hợp, một là giai đoạn sớm để điều trị bổ trợ, hai là dùng cho giai đoạn di căn.
Do đó, với những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 1-3, sau khi phẫu thuật cắt u, nếu kết quả xét nghiệm máu miễn dịch là HER3 sẽ có chỉ định dùng kết hợp 2 thuốc điều trị đích là Herceptin và Perjeta.
Tại BV K, hầu hết chỉ những bệnh nhân rất có điều kiện ở giai đoạn di căn mới dùng thuốc nói trên. Với trường hợp bệnh nhân 35 tuổi ở Sơn La, do bệnh nhân có kinh tế nên hoàn toàn tự nguyện điều trị theo phác đồ này.
Theo BS Mai, nữ bệnh nhân này sẽ phải điều trị 18 đợt hoá chất, cứ 3 tuần sẽ lên gặp bác sĩ một lần, truyền 2 ngày rồi về nhà nghỉ ngơi, 3 tuần sau quay lại.
"Đây là đơn thuốc cho đợt truyền đầu tiên nên liều lượng Perjeta và Herceptin sẽ cao hơn những lần sau vì là liều tấn công, trong đó Perjeta gấp đôi những lần sau, Herceptin cao hơn khoảng 30%. Từ lần thứ hai, đơn thuốc sẽ chỉ còn khoảng 60 triệu, chưa tính phần hỗ trợ của BHYT và sẽ càng ngày càng giảm", BS Mai thông tin.
BS Mai khẳng định, khi tư vấn, bác sĩ luôn đưa ra những phác đồ tốt nhất cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân có điều kiện, dùng được là tốt nhất, nhưng nếu bệnh nhân không có điều kiện, có thể chỉ truyền 1 trong 2 thuốc nói trên, nếu khó khăn nữa, có thể dùng các thuốc có thành phần tương tự của Ấn Độ hoặc Nga.
Từ tư vấn của bác sĩ, căn cứ theo điều kiện kinh tế, bệnh nhân sẽ quyết định dùng theo phác đồ nào chứ không có chuyện bác sĩ ép bệnh nhân phải dùng thuốc đắt tiền.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Tiếng khóc xé lòng của bé gái 6 tháng tuổi bị ung thư, có bố cụt chân, mẹ mắc bệnh trầm cảm, anh trai thiểu năng "Từ khi đến với thế giới này, cháu tôi chưa một ngày được sống bình yên vì căn bệnh ung thư dày vò. Mẹ nó cũng vì thương con, suy nghĩ nhiều mà mắc chứng trầm cảm. Bố nó thì bị cụt một chân. Anh trai thì thiểu năng trí tuệ", bà Nước khóc nghẹn nói về gia cảnh của cháu nội bất...