Cha tù tội, mẹ bỏ đi biệt xứ, 3 đứa bé cùng ông bà nội lay lắt đói khổ
Cha bị vướng lao lý, mẹ bỏ đi biệt xứ, 3 đứa nhỏ chỉ biết bám víu vào ông bà nội trong căn nhà tồi tàn, bữa đói bữa no, tương lai mờ mịt.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi, ngụ xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre) và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (56 tuổi) nằm heo hút giữa những rặng dừa.
Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng, những bức vách được ráp bằng ván hoặc lá dừa tạm bợ, những chỗ hổng trên mái được vá tạm bằng lá dừa.
Ông Hùng bà Thủy bên 3 đứa cháu nội thơ ngây (Ảnh: Nguyễn Cường).
Trong nhà ngoài một chiếc tivi cũ và một chiếc giường cùng vài cái ghế nhựa người ta không dùng đến đem cho thì gần như chẳng còn đồ đạc gì.
Điều an ủi nhất trong “ngôi nhà rách” là hình ảnh 3 đứa cháu nội của ông Hùng vẫn đang vô tư chạy nhảy, cười đùa. Các cháu còn quá bé để hiểu được hoàn cảnh bất hạnh của mình.
“Ba chị em, đứa lớn mới 5 tuổi, 2 đứa nhỏ sinh đôi năm nay mới 3 tuổi. Có một đứa con trai thì cùng vợ đi triền miên, cứ sinh xong con thì đưa về ông bà nuôi. Giờ nó (con trai) thì đi tù, con dâu cũng bỏ đi biệt xứ. Đêm nằm ôm 3 đứa cháu, nghĩ chúng nó khổ quá mà cứ vô tư không biết gì tôi lại bật khóc”, vừa nhắc đến con cháu thì bà Thủy đã nước mắt ngắn dài.
Trong ngôi nhà, dấu vết từng mảng đất nhão vì những vũng nước mưa xuất hiện khắp nơi. Bà Thủy nói rằng cứ mưa xuống là trong nhà có xoong nồi xô chậu gì cũng đem ra hứng dột nhưng không đủ, nước vẫn lênh láng khắp nơi. Nước triều lên thì xung quanh ngập hết, chỉ còn nổi trơ trọi cái nền nhà.
Trước đây, mỗi tháng bà Thủy còn được con trai gửi cho mấy trăm nghìn đồng đến một triệu đồng để mua thức ăn cho cháu. 3 năm nay kể từ khi con trai bị bắt và con dâu bỏ đi thì ông bà phải làm mọi cách để có sữa, có cơm cho cháu.
Dù già nhưng hàng ngày ông Hùng vẫn phải đi đào đất cho người ta với tiền công 120 nghìn đồng để có chi tiêu cho cả nhà (Ảnh: Nguyễn Cường).
“Có khi đến bữa không có gì ăn, nhìn cháu, rồi nghĩ đến con là lại khóc”, bà Thủy vừa nói vừa ôm đứa cháu vừa khóc.
Quanh nhà bà Thủy heo hút, sông hồ nhiều, các cháu lại còn quá nhỏ nên lúc nào cũng cần có người trông, 2 ông bà chỉ một người đi làm được. Ông bà cũng hết tuổi lao động nên cũng không ai thuê làm gì ngoài những việc mà người khác chừa ra không làm tới.
Căn nhà tồi tàn của gia đình ông Hùng (Ảnh: Nguyễn Cường).
Mỗi ngày ông Hùng đi đào đất bồi vườn thuê chỉ được hơn trăm nghìn đồng, tiền thức ăn, tiền gạo cũng đã gần hết. Thế nhưng ông Hùng cũng chẳng có việc thường xuyên, ngày làm mấy ngày nghỉ không chừng, rủi dăm bữa nửa tháng có đứa cháu ốm đau là lại chạy vạy khắp nơi, ứng nóng ứng nguội để lo tiền thuốc.
“Già thì chưa già hẳn nhưng tôi nay cũng yếu rồi, xưa tôi cũng đi lính chiến tranh biên giới Tây Nam. Cứ nghĩ là về già cũng được nghỉ ngơi, nào ngờ con cái nó như vậy nên giờ vẫn cứ phải khổ, không đi làm một bữa là cháu ở nhà đói một bữa.
Mỗi ngày tôi đi đào mương cho người ta được 120 nghìn đồng tiền công, có nhà họ cho bữa cơm, có khi thì phải đùm cơm mang theo, ăn trưa ngay giữa vườn rồi lại đào tiếp. Tiền công ít, nhưng không phải ngày nào cũng có việc làm, khi con nước lên thì không làm được, lắm lúc cũng chẳng ai thuê”, ông Hùng vừa đào đất vừa chia sẻ trong buồn tủi.
Bà Thủy khóc nghẹn khi về nói về hoàn cảnh bi đát của mình nhưng cháu bà thì còn thơ ngây nên vẫn vô tư tạo dáng (Ảnh: Nguyễn Cường).
Bà Lê Thị Xuân Hoa – Cán bộ tuyên giáo xã Lương Hòa cho biết hoàn cảnh gia đình ông Hùng thuộc dạng khó khăn nhất ở địa phương. Ở địa phương, chính quyền đã hết sức quan tâm, giúp đỡ cho các cháu cũng như vợ chồng ông Hùng, hàng xóm láng giềng cũng hay hỗ trợ tạo công ăn việc làm để vợ chồng ông Hùng có thêm thu nhập để nuôi các cháu.
“Con trai ông Hùng đang phải thi hành án phạt tù, con dâu bỏ đi, hai ông bà không có thu nhập ổn định đang phải chăm lo cho 3 đứa cháu nhỏ, rất khó khăn. Thay mặt địa phương, tôi gửi lời nhờ cậy, kính mong bạn đọc gần xa giúp đỡ cho gia đình ông Hùng, nhất là các cháu nhỏ vượt qua được những khó khăn trước mắt”, bà Hoa nói.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4304:
Ông: Nguyễn Văn Hùng
Địa chỉ: Ấp 5, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Số điện thoại: 0327817984
2. Báo điện tử Dân trí
Video đang HOT
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 – 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Trà Vinh: Ông giám đốc quanh năm lội ruộng, trồng lúa được Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen
Với sự dẫn dắt của ông Trần Văn Công (SN 1964) ở ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Mỹ Châu ngày càng ăn nên làm ra.
Vì vậy, nhiều năm liền, HTX nhận được nhiều Bằng khen, trong đó có Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT
Liên kết trồng lúa, chi phí giảm, năng suất tăng, không lo đầu ra
Những ngày giữa tháng 11, phóng viên Dân Việt có dịp về thăm hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Mỹ Châu ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Tại đây, phóng viên được ông Trần Văn Công - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc HTX dẫn đi thăm cánh đồng lúa rất rộng lớn sắp bước vào thu hoạch.
Ông Trần Văn Công - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dẫn phóng viên Dân Việt đi thăm cánh đồng lúa rất rộng lớn sắp bước vào thu hoạch tại xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh). (Ảnh: Huỳnh Xây)
Ông Công cho biết, cánh đồng lúa này rộng lớn 223ha, trong đó có 46 ha làm lúa giống, còn lại 177ha làm lúa thương phẩm, tập trung ở các ấp Thanh Nguyễn B, Đầu Giồng B, Phú Nhiêu, Giồng Trôm. Các giống lúa ở đây sản xuất chủ yếu theo nhu cầu thị trường như: OM 18, ST 25, ST 24, OM 4900, ML 202, SHT, OM 5451.
Theo ông Công, trong HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu, các thành viên không phải mạnh ai mấy làm, không có tổ chức, lúa gạo làm ra hay bị thương ép giá mà được tập huấn khoa học kĩ thuật, làm đồng loạt theo một quy trình, có kiểm soát.
Do vậy, lúa ở đây không những năng suất cao, còn đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, được các đơn vị liên kết tin tưởng.
"Lúa của HTX có bộ rễ phát triển mạnh, cứng cây, ít đổ ngã, năng suất trung bình vụ Thu Đông này và vụ Hè Thu trước đó đạt 6 tấn/ha, riêng vụ Đông Xuân đạt 8 tấn/ha, cao hơn ngoài mô hình 1,5 tấn/ha. Về chi phí đầu tư thấp hơn ngoài mô hình 2,7 triệu đồng/ha nhưng năng suất lúa tăng lên từ 200 - 500kg/ha" - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu nói.
Ông Trần Văn Công ở ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh thông tin về hợp tác xã Nông nghiệp Phú Mỹ Châu chuyên trồng lúa quanh năm nhưng vẫn ăn nên làm ra. (Video: Huỳnh Xây).
Lúa của HTX Phú Mỹ Châu cho năng suất cao nhưng chi phí đầu tư giảm. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Các giống lúa được HTX Phú Mỹ Châu sản xuất. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Theo phóng viêm tìm hiểu, HTX Phú Mỹ Châu cũng đã mở thêm một số dịch vụ mới như dịch vụ bơm tưới, phun thuốc trừ sâu, bón phân cho những thành viên có nhu cầu.
Khi thu hoạch, lúa trên cánh đồng này sẽ được HTX thu mua hết với giá cao giá thị trường từ 300- 500 đồng/kg. Lượng lúa này sau đó sẽ bán lại cho doanh nghiệp và các HTX lân cận theo hợp đồng đã ký trước đó. Do vậy, các thành viên trong HTX không lo lắng về đầu ra.
Năm 2021 này, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi khó khăn khi bán lúa nhưng HTX của ông Công vẫn bán hết. Riêng vụ lúa hè thu năm 2021 vừa qua, HTX đã tiêu thụ trên 600 tấn lúa giống, trên 10.000 tấn lúa thương phẩm.
"Hàng năm, HTX đều ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa giống (sản lượng khoảng 4.000 tấn) và lúa thương phẩm (sản lượng khoảng 15.000 tấn) cho 100% thành viên trong HTX. Ngoài ra, HTX còn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp" - ông Công nói.
Được biết, trước đó, ngay từ đầu vụ, HTX cung cấp giống (hỗ trợ 20% vốn), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (đến cuối vụ mới trả tiền, không tính lãi như các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở địa phương),...cho thành viên. Đến cuối vụ sẽ mua lại với giá cao như đã nói ở trên nhằm giúp thành viên an tâm đầu tư sản xuất.
Tập chung vào sản xuất lúa hữu cơ, phát triển sản phẩm gạo sạch
Dẫn phóng viên tham quan HTX, ông Công cho biết, ông thành lập HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu vào ngày 10/4/2014. Lúc này, chỉ có 30 thành viên, 46 ha diện tích làm lúa giống, còn vốn điều lệ chỉ 100 triệu đồng (hiện đã lên đến 1,75 tỷ đồng).
Ông Trần Văn Công dẫn phóng viên Dân Việt đi tham quan kho chứa lúa của HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Hiện HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu đang giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 60 lao động. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Ông Công luôn định hướng rằng, giữa HTX với các thành viên ký kết hợp đồng mua bán và giữ chữ tín với nhau. Do đó, thành viên HTX tăng dần qua các năm, thu nhập từ việc trồng lúa của các thành viên cũng tăng theo. Nhờ vậy, nhiều thành viên từng có cuộc sống vất vả, khó khăn nhưng hiện nay đã có thu nhập ổn định hơn trước đây.
Do "ăn nên làm ra" nên đến nay, HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào xây dựng nhà kho, lò sấy để bảo quản lúa theo tiêu chuẩn. HTX đã trở thành địa chỉ sản xuất và cung cấp lúa giống lớn nhất huyện Châu Thành của tỉnh Trà Vinh.
Ông Công nói: "Thời gian qua, HTX luôn chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo từng nhóm công việc. Hoạt động của HTX nông nghiệp đã phát huy hiệu quả tích cực, là cầu nối liên kết nông dân với doanh nghiệp, kết nối nông dân với nông dân".
Không dừng lại với kết quả hiện tại, trong thời gian tới, ông Công cho biết, sẽ tiếp tục kết nối tốt HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu với nông dân và doanh nghiệp, phấn đấu xây dựng phương án phát triển bền vững chuỗi sản phẩm, tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất, nhanh chóng để mở rộng thị trường.
Ông Trần Văn Công cho biết, tới đây, HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu sẽ tập trung vào sản xuất lúa hữu cơ, phát triển sản phẩm gạo sạch. (Ảnh: Huỳnh Xây)
"Tới đây, tôi sẽ tập trung đưa HTX theo hướng sản xuất lúa hữu cơ, tiến tới xay xát gạo để phát triển sản phẩm gạo sạch. Từ đó, góp phần đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân" - ông Công nhấn mạnh.
Ông Công với vai trò là lãnh đạo HTX, sẽ luôn động viên bà con ở địa phương tham gia vào sản xuất, góp phần giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp (hiện đang giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 60 lao động), đóng góp vào công tác giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách cho người lao động làm việc thường xuyên, luôn quan tâm chia sẻ, động viên đối với những lao động gặp khó khăn trong cuộc sống.
Theo Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh, HTX Nông nghiệp Phú Mỹ Châu là HTX nông nghiệp kiểu mới, đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc cầu nối liên kết nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Từ đó, góp phần thay đổi tư duy, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân.
Người Bến Tre phải tiêm vắc xin COVID-19 trước khi về quê Ngày 11-8, ông Phạm Thanh Hùng, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Bến Tre, cho biết các lực lượng chức năng đang lên kế hoạch để chuẩn bị đưa bà con Bến Tre tại TP.HCM về quê đợt 2. Người dân Bến Tre về quê đợt 1 được đưa đi cách ly tập trung - Ảnh: MẬU TRƯỜNG...