Chả tôm Quảng Yên
Từ xưa, chả tôm không chỉ là một đặc sản của biển dành cho con người vùng quê bên cửa sông Bạch Đằng, mà còn là một món quà ẩm thực dành đãi và biếu khách nơi xa.
Nó đã đi vào phong tục và tình cảm của cư dân các xã phường vùng Hà Nam.
Đến Quảng Ninh, về thị xã Quảng Yên, du khách sẽ có dịp thưởng thức món đặc sản dân dã này của biển. Nhưng phải là tôm của chính vùng quê làng đảo Hà Nam hoặc của phố thị Quảng Yên. Nhất là được thưởng thức món chả tôm tự giã của các gia đình làm đám giỗ, đám cưới… mới thực sự cảm nhận được đúng nhất hương vị tuyệt vời của nó.
Chả tôm – đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Yên.
Trên mâm cỗ luôn rực rỡ sắc màu, hương vị và cũng là để phô trưng sản phẩm quê hương, cư dân Hà Nam thường chế biến món ăn này rất đậm đặc, không pha tạp các loại hải sản khác. Tôm phải là loại tươi sống, nhất là mới đánh bắt từ biển của các thuyền chã, con tôm tươi nhảy tanh tách.
Tôm sau khi được bóc vỏ, rút sạn, sẽ được băm nhỏ. Tiếp đó, thái hạt lựu củ mã thầy, hành khô, mỡ lợn và cho các nguyên liệu trên vào cối giã. Thêm các gia vị để món chả tôm thêm đậm đà. Chả tôm Quảng Yên thường có mùi vị rất riêng và khi giã thịt tôm có chất mịn quánh, dẻo. Chính việc giã bằng tay và thêm vị ngọt tự nhiên, sần sật của củ mã thầy và chút béo ngậy của mỡ lợn khiến cho món chả tôm Quảng Yên luôn là lựa chọn đầu tiên trong thực đơn mâm cỗ ngày trọng đại, ngày tết quê hương hay đãi khách đến chơi nhà.
Thông thường món ăn được nặn tròn nhẹ bằng tay hoặc quấn quanh củ sả. Hương vị thơm của mùi xả quyện với chả tôm khiến cho món ăn có mùi thơm độc đáo, bay xa. Lăn qua miếng chả tôm với bột chiên xù rồi chiên ngập dầu để miếng chả bên trong chín mềm, bên ngoài giòn rôm rốp.
Đầu bếp Ngọc Giang (Khách sạn Best Western Premier Saphirre Ha Long) chia sẻ bí quyết làm nên hương vị độc đáo của món chả tôm Quảng Yên.
Theo đầu bếp Ngọc Giang đến từ Khách sạn Best Western Premier Saphirre Ha Long: Món chả tôm có nhiều cách chế biến và trang trí khác nhau để tạo độ hấp dẫn nhưng quan trọng nhất chính là việc giã tay sẽ khiến cho thịt tôm được sánh quyện, dẻo dai, thấm đượm gia vị.
Video đang HOT
Theo cách thông thường sẽ quấn cùng xả tạo thành một cây chả tôm xinh xắn nhưng chúng tôi đã biến tấu thành những chiếc vòng tròn và cây xả chính là vật nâng những chiếc vòng ấy lên. Khi đốt khò, mùi thơm của xả sẽ lan tỏa vào miếng chả tôm khiến người thưởng thức sẽ khó cưỡng bởi cách trình bày lạ mắt và hương vị độc đáo riêng của món ăn này.
Món chả tôm Quảng Yên có thể chấm cùng nước mắm chấm chua ngọt, chấm cùng tương ớt hoặc kết hợp giữa vị béo ngậy của sốt majone trộn thêm chút màu đỏ và vị cay de de của tương ớt sẽ khiến cho món ăn này để lại dấu ấn khó quên trong lòng thực khách.
Chả tôm Quảng Yên ngon nhất vẫn là ăn kèm với xôi trắng hoặc bánh dày. Hạt xôi mềm, miếng bánh thơm hương nếp quyện với mùi chả vừa béo vừa ngọt. Trong bữa cơm, ngày giỗ tết, tiệc cưới của gia đình, chả tôm là một món được chế biến để thể hiện sự khéo tay của gia chủ. Đây cũng là một món ăn quen thuộc và chiếm được cảm tình của nhiều người sành ẩm thực.
Cách làm mồng tơi xào tỏi đơn giản, ngon như nhà hàng
Mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, trị đau xương khớp, chữa suy nhược, chữa đinh nhọt. Món mồng tơi xào tỏi bình dân nhưng được đưa vào thực đơn nhiều nhà hàng.
Nguyên liệu
2 bó rau mồng tơi
1 củ tỏi
Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, ớt (tùy chọn)
Mỡ lợn (hoặc dầu ăn)
Nước lạnh, đá viên
Cách làm
Mồng tơi nhặt lấy phần lá và đọt non, bỏ phần lá già và gốc cứng. Sau đó, rửa sạch mồng tơi, để ráo nước.
Tỏi bóc vỏ, chia đôi một phần đập dập, phần còn lại thì băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái lát.
Đun sôi nồi nước (đủ ngập rau), thêm 1 thìa cà phê muối hạt. Khi nước sôi già, cho rau mồng tơi vào, nhấn chìm xuống. Khi nước sôi trở lại, nhanh tay vớt rau ra ngâm vào âu nước đá lạnh. Việc chần vừa giúp rau khi xào khô ráo, việc ngâm nước đá lạnh giúp hãm nhiệt nên rau xanh giòn. Vớt rau ra, bóp nhẹ cho ráo nước, tãi tơi ra.
Phi thơm vàng trước phần tỏi băm, vớt ra để rắc lên thành phẩm cuối tăng thêm phần bắt mắt và dậy mùi thơm. Tiếp tục phi phần tỏi đập dập còn lại, cho mồng tơi vào xào trên lửa lớn. Nêm một thìa cà phê muối, một thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt nêm (điều chỉnh lại cho vừa miệng). Đảo đều cho mồng tơi thấm vị trong 1,5 - 2 phút. Tắt bếp, múc ra đĩa, rắc tỏi phi vàng ban đầu, ớt, chút hạt tiêu và thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm: Đĩa mồng tơi xào tỏi khô ráo, rau mồng tơi xanh giòn, dậy mùi thơm của tỏi kích thích vị giác. Món này ăn chơi hay cùng cơm đều ngon.
Chú ý:
Nên chần qua để rau chín sơ và khi xào ít ra nước, việc ngâm nước đá để hãm nhiệt giúp rau xanh giòn hơn.
Khi xào chú ý canh nhiệt lớn để giữ màu xanh mướt.
Nên chọn rau mồng tơi cọng nhỏ, xanh non sẽ ngon hơn rau mồng tơi lai cọng to.
Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn nên những người đang bị tiêu chảy, bụng yếu không nên ăn nhiều.
Gái đảm Hòa Bình bày mẹo rang tôm giòn, không tanh Chị Kiều Trang chia sẻ mẹo đun tôm đến khi cạn nước rồi cho 2 thìa mỡ lợn vào, đảo to lửa sẽ giúp tôm giòn, thịt chắc.Rang tôm tưởng chừng là thao tác cơ bản và đơn giản, ai cũng làm được. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể rang được mẻ tôm vỏ giòn, không bị ngấm mỡ, thịt tôm...