Cha mẹ tức giận vì con phải vào học lúc 5h30 sáng
Người mẹ có con học trường trung học cho biết con gái cô phải thức dậy từ 4h sáng để chuẩn bị đến trường.
Mỗi khi về đến nhà, con gái cô đều cảm thấy mệt mỏi và lên giường ngủ ngay lập tức.
Trẻ đi học từ khi trời chưa sáng hẳn. Ảnh: Mothership
Rambu Ata, phụ huynh học sinh cho biết, con gái cô phải thức dậy từ 4h sáng để chuẩn bị đến trường. Mỗi khi về đến nhà, con gái cô đều cảm thấy mệt mỏi và lên giường ngủ ngay lập tức.
“Thật sự khó khăn, chúng phải ra khỏi nhà khi trời còn tối như mực. Tôi không thể chấp nhận điều này. Sự an toàn của con tôi không được đảm bảo khi phải đi từ sớm, đường sá vắng vẻ”, cô nói.
Một số trường trung học ở thành phố Kupang, tỉnh Đông Nusa Tenggara (Indonesia) thử nghiệm chương trình mới, thay đổi giờ vào lớp là 5h30. Đây là chương trình nhằm mục đích tăng cường kỷ luật cho trẻ. Tuy nhiên, việc trẻ phải đến trường từ lúc trời còn chưa sáng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những đứa trẻ mặc đồng phục học sinh đi bộ trên đường tối như mực để đến trường. Nhiều em vẫn còn ngái ngủ, chưa hoàn toàn tỉnh táo. Trước đây, các trường học ở Indonesia thường bắt đầu từ khoảng 7-8h.
Theo một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Mỹ năm 2014, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông nên vào lớp học lúc 8h30 hoặc muộn hơn để có đủ thời gian ngủ nghỉ.
Tại Singapore, các trường có quyền tự quyết định thời gian bắt đầu học. Hiện tại, các trường không bắt đầu học sớm hơn 7h30, theo Straitstimes.
Theo Marsel Robot, giáo sư tại Đại học Nusa Cendana, về lâu dài, tình trạng thiếu ngủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, thay đổi hành vi. Thiếu ngủ cũng khiến trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Retno Listyarti, Chủ tịch liên đoàn giáo viên Indonesia chia sẻ rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển và học tập của trẻ.
Video đang HOT
Cô nói: “Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ tự sửa chữa cả về thể chất lẫn tinh thần giúp con người sảng khoái và tràn đầy năng lượng khi thức dậy. Điều này rất quan trọng và cần thiết cho những đứa trẻ đang tuổi phát triển”.
Các nhà lập pháp địa phương cũng phản đối dự án và yêu cầu chính quyền Kupang hủy bỏ chương trình thử nghiệm này, theo Mothership.
Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích, chính quyền Kupang vẫn duy trì thử nghiệm. Thậm chí, họ dự định mở rộng đến cơ quan giáo dục địa phương, yêu cầu nhân viên phải làm việc từ 5h30.
Theo Medium, dậy sớm không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, điều quan trọng hơn là ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt. Trẻ dành gần như cả ngày ở trường, khoảng 30 phút đến 1 giờ nghỉ giữa giờ. Nếu tính theo 5 ngày/tuần, tức là học sinh trung học phải học trung bình hơn 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Mặc dù trẻ dành phần lớn thời gian trong ngày ở trường là tốt, nhưng bắt đầu đi học quá sớm không đảm bảo giấc ngủ và sức khoẻ cho trẻ.
Bí ẩn đằng sau việc hàng trăm nữ sinh bị ngộ độc ở Iran
Hơn 900 nữ sinh tại các trường học ở 10 tỉnh của Iran đã được cho là bị ngộ độc một cách bí ẩn bởi một chất chưa rõ tên gọi và tất cả đều có những triệu chứng giống như nhau.
Điều này khiến cho dư luận đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến tác nhân gây ngộ độc, ai đã phát tán chúng và nhằm mục đích gì?
Hàng loạt vụ ngộ độc
Vụ ngộ độc đầu tiên được báo cáo xảy ra ở thành phố Qom vào ngày 30/11/2022, khi đó 18 nữ sinh từ một trường trung học phải nhập viện, theo truyền thông nhà nước Iran. Trong một sự cố khác cũng ở Qom vào ngày 14/2/2023, hơn 100 học sinh từ 13 trường đã được đưa đến bệnh viện trong một vụ "ngộ độc hàng loạt".
Các nữ sinh tại một trường học ở Iran.
Hãng tin chính thống của nhà nước Iran Fars News cũng cho biết hàng loạt nữ sinh cũng bị ngộ độc ở thủ đô Tehran, với 35 trường hợp phải nhập viện hôm 28/2. Các nữ sinh này được cho là "trong tình trạng tốt" và một số sau đó đã được xuất viện. Truyền thông nhà nước cũng đưa tin về các vụ ngộ độc học sinh trong những tháng gần đây ở thành phố Borujerd, Chaharmahal và tỉnh Bakhtiari. Nhiều báo cáo liên quan đến học sinh tại các trường nữ sinh, nhưng truyền thông nhà nước cũng đã đưa tin về ít nhất một vụ ngộ độc tại một trường nam sinh vào ngày 4/2 ở Qom. Ngày 5/3, các nữ sinh ở 19 thành phố khác nhau của Iran đã được đưa vào bệnh viện vì các triệu chứng ngộ độc. Học sinh tại 60 trường dành riêng cho nữ sinh và 7 trường dành riêng cho nam sinh cũng phải nhập viện chỉ một ngày trước đó, tức ngày 4/3, sau khi có dấu hiệu bị ngộ độc.
Các học sinh bị ngộ độc thường cho biết có "mùi lạ" trước khi ngã bệnh, nói rằng chúng có mùi clo hoặc chất tẩy rửa, hoặc là mùi quýt thối hay mùi nước hoa nồng nặc. Các triệu chứng bao gồm đau đầu và buồn nôn, và phương tiện truyền thông địa phương đã báo cáo rằng một số học sinh bị tê liệt tay chân tạm thời.
Bộ trưởng Y tế Iran Bahram Einollahi đã đến thăm các sinh viên bị ảnh hưởng ở Qom vào ngày 15/2. Ông Einollahi cho biết, các triệu chứng mà các em học sinh khai báo, bao gồm yếu cơ, buồn nôn và mệt mỏi, nhưng "ngộ độc" là nhẹ, không có gì đáng ngại. Ông Einollahi cũng cho biết, nhóm chuyên gia của ông đã lấy nhiều mẫu từ các bệnh nhân nhập viện tại một bệnh viện ở Qom để thử nghiệm thêm tại Viện Pasteur của Iran, và sau đó Viện Pasteur báo cáo rằng không có vi khuẩn hoặc vi rút nào được xác định trong các mẫu.
Xe cứu thương đưa các nữ sinh đi cấp cứu.
Chưa rõ nguyên nhân ngộ độc
Nguyên nhân đằng sau các triệu chứng ngộ độc vẫn chưa được biết. Các học sinh bị ảnh hưởng nói rằng đã nghe thấy âm thanh "giống như tiếng bom" trong khuôn viên trường học trước khi nhận ra mùi hôi. Một số phương tiện truyền thông địa phương dẫn lời các học sinh rằng họ nhìn thấy những "vật thể lạ được ném vào sân trường" trước khi xảy ra vụ đầu độc.
Mặc dù thực tế là các vụ ngộ độc đã diễn ra trong nhiều tháng, nhưng các cuộc điều tra đầy đủ vẫn chưa được tiến hành và hàng chục học sinh vẫn tiếp tục là mục tiêu tấn công mỗi ngày. Trang tin Iranwire cho rằng cơ quan chức năng Iran đã lơ là trong việc điều tra nguồn gốc của các vụ ngộ độc, với việc xét nghiệm nước tiểu và máu không được thực hiện tại các khoa cấp cứu của các bệnh viện Iran. Cha mẹ của những đứa trẻ bị ảnh hưởng đã tổ chức các cuộc míttinh và phản đối việc chính phủ không hành động trong cuộc điều tra các vụ đầu độc dây chuyền. Trong một cuộc biểu tình vào ngày 1/3 trước một trường nữ sinh ở Tehran, phụ huynh học sinh đã bị lực lượng an ninh đánh đập dã man, điều này đã bị lên án rộng rãi trên mạng xã hội.
Bộ trưởng Y tế Iran Bahram Einollahi.
Hành động của kẻ quá khích muốn đóng cửa trường nữ sinh?
Hãng truyền thông nhà nước Iran IRNA cho biết Thứ trưởng Y tế Iran phụ trách Nghiên cứu và Công nghệ Younes Panahi hôm 26/2 cho biết các vụ đầu độc có bản chất là hóa chất, chứ không phải hóa chất tổng hợp được sử dụng trong chiến tranh và các triệu chứng không lây nhiễm. Ông Panahi nói thêm rằng có vẻ như các vụ đầu độc là những nỗ lực có chủ ý và nhắm vào mục tiêu đóng cửa các trường nữ sinh. "Sau vụ đầu độc một số học sinh ở Qom... rõ ràng là một số người muốn đóng cửa tất cả các trường học, đặc biệt là trường nữ sinh," ông Younes Panahi nói trong một cuộc họp báo hôm 26/2.
Tuy nhiên, một bà mẹ có hai bé gái ở Qom nói với CNN rằng cả hai con gái của bà đều bị ngộ độc ở hai trường khác nhau và một trong hai em đã có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sau khi bị ngộ độc. Bà này cho biết đã dành hai ngày tại Bệnh viện Shahid Beheshti ở Qom cùng với một số học sinh và nhân viên khác. Con gái bà luôn cảm thấy buồn nôn, khó thở và tê ở chân trái và tay phải. "Bây giờ con bé gặp vấn đề với bàn chân phải và đi lại khó khăn".
Các nhà hoạt động địa phương và các chính trị gia Iran đã kêu gọi chính phủ làm nhiều hơn nữa trong việc điều tra các vụ đầu độc. "Vụ đầu độc học sinh tại các trường nữ sinh, đã được xác nhận là hành vi có chủ ý, không phải tùy tiện hay ngẫu nhiên", Mohammad Habibi, phát ngôn viên của Hiệp hội Thương mại Giáo viên Iran, viết trên Twitter vào ngày 26/2.
Trong cuộc họp báo hôm 1/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price gọi các báo cáo về các nữ sinh bị ngộ độc là "rất đáng lo ngại". "Chúng tôi đã xem những báo cáo này, đây là những báo cáo rất đáng lo ngại, rất đáng quan tâm," ông Price nói. Ông Price cũng kêu gọi: "Các nhà chức trách Iran điều tra kỹ lưỡng các vụ ngộ độc được báo cáo này và làm mọi cách có thể để ngăn chặn chúng cũng như quy trách nhiệm cho những thủ phạm".
Vào giữa tháng 2, hãng tin Tasnim dẫn lời Bộ trưởng Giáo dục Iran Yousef Nouri cho biết "hầu hết" tình trạng của học sinh là do "những tin đồn khiến mọi người sợ hãi" và rằng "không có vấn đề gì". Ông này còn nói thêm rằng một số học sinh đã phải nhập viện do "điều kiện cơ bản".
Dan Kaszeta, một chuyên gia quốc phòng có trụ sở tại London và là cộng tác viên tại Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia (Royal United Services Institute - RUSI), đã nói chuyện trên kênh truyền hình CNN (Mỹ) về những khó khăn mà các nhà chức trách có thể gặp phải khi xác minh các thông tin về ngộ độc. "Thật không may, có thể rất khó điều tra những vụ việc như vậy. Thông thường, cách duy nhất để phát hiện ra tác nhân gây bệnh là thu thập các mẫu tại thời điểm phát tán và điều này thường khó hoặc không thể thực hiện được" - ông nói.
Ông nói thêm: "Những vụ việc hiện nay ở Iran rất giống với hàng chục vụ việc tại các trường học ở Afghanistan kể từ khoảng năm 2009. Trong một số vụ việc này, người ta nghi ngờ rất rõ ràng về thuốc trừ sâu, nhưng hầu hết các căn bệnh vẫn chưa giải thích được". Ông Kaszeta giải thích rằng rất khó sử dụng mùi làm chỉ báo để xác định tác nhân gây ngộ độc. Hóa chất nguy hiểm tiềm ẩn có thể không có mùi.
Jamileh Kadivar, một chính trị gia nổi tiếng của Iran và là cựu nghị sĩ quốc hội, cũng tin rằng có mục đích xấu đằng sau vụ đầu độc. "Tính liên tục và tần suất của các vụ ngộ độc trong trường học trong ba tháng qua chứng tỏ rằng những vụ việc này không thể là ngẫu nhiên và rất có thể là kết quả của các hành động nhóm có tổ chức do các tổ chức tư vấn chỉ đạo và nhằm vào các mục tiêu cụ thể", Jamileh Kadivar viết trên tờ báo nhà nước của Iran Etelaat.
Bộ trưởng Giáo dục Iran Yousef Nouri đã đến thăm một số học sinh nhập viện ở Qom sau một loạt vụ ngộ độc ở trường học vào giữa tháng 2 và nói rằng một nhóm đặc trách đã được thành lập ở Tehran để theo dõi vấn đề này. Còn ông Ahmadreza Radan, Cảnh sát trưởng quốc gia Iran cũng cho biết vào ngày 28/2 rằng cảnh sát đang điều tra nguyên nhân đằng sau vụ ngộ độc và chưa có ai bị bắt. Hiện các nhà chức trách vẫn đang cố gắng xác định xem các vụ đầu độc bị cáo buộc có cố ý hay không, theo IRNA.
Một nữ sinh nhập viện điều trị.
Quyết tâm truy tìm hung thủ
Ngày 28/2, Quốc hội Iran đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các vụ tấn công với sự có mặt của Bộ trưởng Y tế, Bahram Eynollahi. Hãng thông tấn chính thức IRNA dẫn lời phát ngôn viên của Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf nói rằng, các cơ quan chức năng Iran "đang xử lý các vụ đầu độc học sinh". Vào ngày hôm sau, người phát ngôn của chính phủ, Ali Bahadori Jahromi, cho biết các Bộ Giáo dục và Bộ Tình báo đang cố gắng xác định nguyên nhân vụ đầu độc.
Ngày 1/3, Tổng thống Ebrahim Raisi đã ra lệnh cho Bộ Nội vụ theo dõi các trường hợp ngộ độc. Ủy ban Giáo dục của Quốc hội đã ra lệnh điều tra vấn đề này. Trong một báo cáo của Ủy ban đã tuyên bố rằng khí nitơ đã được phát hiện trong chất độc được sử dụng tại một số trường học.
Trong khi đó, Tổng công tố Iran Mohammad Jafar Montazeri đã ra lệnh điều tra tư pháp về các vụ việc. Ahmad Amiri Farahani, nghị sĩ quốc hội đại diện cho Qom, tố cáo vụ tấn công nghi ngờ nhằm vào các nữ sinh là một "hành động phi lý", nhấn mạnh rằng người dân trong thành phố "ủng hộ giáo dục cho nữ sinh".
Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm tấn công bằng dao tại trường trung học ở Saitama Ngày 2/3, các nguồn tin điều tra cho biết nhà chức trách Nhật Bản đã bắt giữ một thiếu niên bị tình nghi xông vào một trường trung học ở khu vực Todo, của tỉnh Saitama, gần thủ đô Tokyo và đâm bị thương một giáo viên. Đối tượng là học sinh 17 tuổi sinh sống tại Saitama và bị tình nghi tìm...