Cha mẹ ép con ly hôn bị xử lý thế nào?
Hành vi ép vợ hoặc chồng làm đơn ly hôn là vi phạm quy định Luật hôn nhân và gia đình và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định nói trên thì người được quyền yêu cầu ly hôn là vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Khi vợ đang mang thai và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, chồng không có quyền được yêu cầu ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác chỉ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Cưỡng ép người khác ly hôn bị xử lý thế nào? – Ảnh minh họa
Theo quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, “cưỡng ép ly hôn” là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Video đang HOT
Đối chiếu quy định của pháp luật viện dẫn ở trên, nếu vợ chồng hoàn toàn bình thường, yêu thương nhau nên việc ép buộc vợ chồng phải ly hôn là trái pháp luật.
Mặt khác, tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định của chính phủ quy định về Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
- Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Chân dài" bán dâm giá 20.000 USD: Xử phạt thế nào?
Nóng" trong cộng đồng mạng nhiều ngày qua là vụ các đại gia sẵn sàng chi ít nhất 1.000 USD hoặc lên đến 20.000 USD để mua dâm. Tuy nhiên, chỉ phải chi 5 triệu đồng đóng phạt hành chính.
Trươc đo, tin tưc đa đưa, sáng 27-5, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã bắt khẩn cấp Đoàn Ngọc Minh (25 tuổi, ngụ P.7, Q.5, TP.HCM) về hành vi môi giới mại dâm. Y được xem là mắt xích quan trọng trong đường dây mại dâm cao cấp tại Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh.
Sẵn sàng bỏ ra từ 20 triệu đồng đến hơn 430 triệu đồng để mua dâm
Theo quy định pháp luật hiện hành, hình thức xử lý các đối tượng mua bán dâm chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính và mức cao nhất là 5 triệu đồng. Nhiều bạn đọc tỏ ra bức xúc vì sự chênh lệch quá lớn giữa số tiền bỏ ra mua dâm và số tiền đóng phạt.
Cac "chân dai" bi băt (Anh minh hoa)
Anh Lê Quang Tường (Q. Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: "Mức xử phạt hành vi mua dâm là chưa phù hợp. Điều này làm mọi người cảm thấy không tương xứng với mức độ vi phạm của các đối tượng này, khó hạn chế, ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực này vì pháp luật không còn đủ tính răn đe.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đưa thông tin danh sách những đại gia mua dâm này là những doanh nhân. Bạn đọc suy tư về tư cách của "bộ phận không nhỏ" doanh nhân Việt trong cách mà họ sử dụng đồng tiền.
Bạn Thanh Ngân (ĐH Công nghệ TP.HCM) bức xúc: "Các đại gia sẵn sàng chi hàng chục triệu để mua dâm thì chuyện đóng phạt vài triệu có ăn thua gì? Nên tăng mức phạt và công khai danh tính người mua dâm thì họ mới sợ mà không vi phạm".
Luật quy định thế nào?
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Văn phòng luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: "Người bán dâm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, không bị khởi tố hình sự".
Cụ thể, điều 22 của nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người mua dâm. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM - cho biết: "Bộ luật hình sự không xem hành vi mua dâm là tội phạm, xuất phát từ việc xem xét tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này chưa đến mức phải áp dụng chế tài hình sự".
Chế tài mạnh người mua dâm
Bạn đọc Thu Đào ý kiến: "Nên tăng mức phạt và công khai cả danh tính người mua dâm thì như vậy họ mới sợ mà không vi phạm".
Nhiều bạn đọc có cùng suy nghĩ này. Tuy nhiên, theo các luật sư, điều này đang gây tranh luận, đồng thời giữa luật và mong muốn thực tế chưa tương đồng.
"Dù có phạt cao cũng chưa chắc đã đủ tính răn đe, do đó, ngoài xử phạt hành chính cần có nhiều biện pháp khác như công bố thông tin của các đối tượng trên những phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, đề xuất trên vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận", luật sư Hiệp nói.
Trong khi đó, luật sư Hậu khẳng định hành vi mua bán dâm không thể áp dụng biện pháp công khai thông tin của người vi phạm vì làm như vậy là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã được quy định rõ tại điều 21 của Hiến pháp và điều 31, 38 bộ luật dân sự.
Vậy phải dùng biện pháp hữu hiệu nào? Luật sư Hậu cho biết: Điều 3, Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 nêu rõ "mua dâm" là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Theo ông Hậu, mua dâm là điều kiện dẫn đến hành vi bán dâm, tức có cầu thì mới có cung. Do vậy, để hạn chế mua bán dâm, bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục ý thức người dân thì chế tài mạnh hơn đối với người mua dâm để họ không thực hiện hành vi vi phạm này.
Ông Hậu nói thêm: pháp luật cần quy định thêm hình thức và mức độ xử lý trong trường hợp tái phạm để tăng tính răn đe và hạn chế tình trạng vi phạm nhiều lần.
Ông Hậu nói thêm: pháp luật cần quy định thêm hình thức và mức độ xử lý trong trường hợp tái phạm để tăng tính răn đe và hạn chế tình trạng vi phạm nhiều lần.
Tin tưc phap luât theo Bao Tuôi tre
Theo_Người Đưa Tin
Kết hôn theo hợp đồng, phân chia tài sản thế nào? Việc các cặp đôi lập hợp đồng tiền hôn nhân đã được thực hiện tại nhiều quốc gia, song đây sẽ là lần đầu tiên thỏa thuận này được áp dụng tại Việt Nam. Được phép thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Ngay sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành, mở rộng phạm...