Cha mẹ đánh con cũng có thể bị phạt tù
Sau sự việc cháu Đỗ Doãn Lộc ở Bắc Ninh bị bố đánh đến chết đăng tải trên Báo An ninh Thủ đô, nhiều bạn đọc đã gọi điện đến Đường dây nóng của Báo bày tỏ sự phẫn nộ về hành động vô cùng nhẫn tâm này, đồng thời đặt câu hỏi: Phải chăng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em còn thiếu và yếu, chưa đủ sức răn đe?
Trẻ em cần được sự bảo vệ, nâng niu không chỉ của gia đình mà toàn xã hội
Để có câu trả lời, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội và được biết, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, ngay từ năm 1990, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trong Luật Hình sự, Luật Hôn nhân gia đình và hàng loạt các văn bản pháp luật khác cũng có những quy định về vấn đề này.
Cụ thể là tại điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác; Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật. Luật này cũng nêu rõ trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Đặc biệt, Luật còn quy định trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Còn trong Bộ luật Hình sự, hầu hết các hành vi phạm tội trong đó nạn nhân là trẻ em là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng nạn nhân là trẻ em thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm…
Tuy vậy, trên thực tế, việc trẻ em bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động, bị hành hung dã man vẫn diễn ra ở khắp nơi. Điều này cho chúng ta thấy việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em còn kém hiệu quả. Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú – Giám đốc Trung tâm tham vấn sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên cho rằng, sự vô cảm và kiến thức pháp luật yếu kém của cộng đồng – nơi có trẻ em sinh sống là một nguyên nhân không nhỏ khiến tình trạng trẻ bị bạo hành ngày càng có xu hướng gia tăng. Trở lại với cái chết thương tâm của bé Lộc, một số người hàng xóm nói rằng, họ đã thấy bé bị bố đẻ hành hung nhiều lần. Giá như họ bớt thờ ơ, không coi việc cháu bé bị đánh đập là việc “dạy dỗ trẻ thông thường của nhà người ta”, nếu họ nhận thức được đây là hành vi vi phạm pháp luật và nhanh chóng báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ không xảy ra hậu quả đau xót như thế.
Bảo vệ trẻ em không chỉ là trách nhiệm của một vài cá nhân mà còn là trách nhiệm của chính quyền, cộng đồng và toàn xã hội. Để tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc tương tự, cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em đến người dân đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi hành hạ, ngược đãi trẻ em nhằm bảo vệ những mầm non của gia đình, chủ nhân tương lai của đất nước.
Theo ANTD
Đêm hội hoa đăng tại TP HCM
Hàng nghìn "ánh đuốc sen thiêng" đã được các Tăng Ni, Phật tử thắp sáng tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP HCM, trong đêm hội hoa đăng tối 28/2.
Đêm hội nằm trong chuỗi hoạt động Đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (1954), suốt 6 ngày từ 25/2 đến 2/3. Mỗi ánh đuốc tượng trưng cho ngọn đèn chân lý rọi lên từ đài sen.
Hàng nghìn ánh sáng hoa đăng tràn ngập lễ hội.
Hòa thượng Thích Giác Toàn, Trưởng ban tổ chức đại lễ cho biết, đây là dịp để mọi người tưởng nhớ và tri ân đức Tổ sư Minh Đăng Quang, người khai lập Hệ phái Khất sĩ Việt Nam vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20.
Đèn hoa đăng xếp thành dòng chữ "Thành kính tưởng niệm tổ sư" ở phía trước Chánh điện. Ảnh: Lê Phương.
Cùng với đêm hội hoa đăng, nhiều hoạt động khác đã diễn ra như triển lãm Ánh Minh Quang, thư viện sách, 1.250 tăng ni tham gia khất thực, các buổi hội thảo, tọa đàm Chơn lý, phát quà từ thiện...
Theo VNE
Ngày đoàn tụ gia đình ngay trước thềm xuân mới Sáng 22-1, Trại tạm giam số 1 - CATP Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đợt Tết Nguyên Đán năm 2014. Tới dự có Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cùng đại diện Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân TP Hà Nội và đại diện...