Trong lúc chơi đùa, bé 9 tháng tuổi đã bị đổ phích nước sôi vào người. Vụ tai nạn khiến bé bị bỏng rộp vùng bàn, cẳng tay và cẳng, bàn chân 2 bên.
Ngày 22/11, bác sĩ Đỗ Hoàng Việt (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Đinh Nam T. (09 tháng tuổi, ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) do bị bỏng nước sôi.
Trước đó, bé được chuyển đến BV trong tình trạng chân, tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước, bỏng rộp vùng bàn, cẳng tay và cẳng, bàn chân 2 bên. Gia đình cho biết, trong lúc chơi đùa, gia đình không để ý bé đã bị phích nước sôi đổ vào người. Gia đình phát hiện nhanh chóng đưa bé đến BV điều trị.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi
Tại BV, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị bỏng nước sôi độ II, III vùng cẳng bàn chân hai bên, cẳng bàn tay trái 10% nên chỉ định phẫu thuật.
Tại phòng phẫu thuật, bé được cắt lọc vảy da, vảy tiết vùng cẳng bàn chân hai bên, cẳng tay trái sau đó băng toàn bộ vùng bỏng bằng Silvirin. Hiện tại sức khỏe của bé đã tạm ổn định và tiếp tục được chăm sóc tại BV.
Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, đối với trẻ em, các loại bỏng đều gây nguy cơ tử vong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém. Da của các em rất dễ bị hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu, cho dù các em chỉ bị bỏng nước sôi độ 1, độ 2, nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ; để các vật dụng dễ gây bỏng (phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa…) ngoài tầm tay trẻ.
Khi nấu ăn, luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong tránh va quệt; không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.
Trẻ em bị bỏng, lỗi chung quy vẫn do người lớn sơ suất, lơ là trông coi. Đừng để một phút chểnh mảng trong việc chăm sóc làm thay đổi một cuộc đời, một số phận của đứa trẻ.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Công dụng của vỏ tỏi có thể bạn chưa biết
Theo các nghiên cứu của Nhật Bản, vỏ tỏi chứa lượng chất chống oxy hóa. Ngoài ra, vỏ tỏi còn có tác dụng chữa cảm cúm thông thường.
Phương Hà
Theo DEMIC/Zing
Lời cảnh báo của người mẹ khi con trai bị bỏng nặng gần như toàn thân chỉ bởi một cốc trà Đột nhiên nghe tiếng chồng la hét thất thanh dưới phòng bếp, người mẹ này vội vàng chạy xuống thì thấy cảnh tượng kinh hoàng, đầy ám ảnh: con trai mình bị cốc trà nóng đổ vào người gây bỏng nặng. Ngày càng có nhiều những vụ việc trẻ bị bỏng nước sôi xảy ra, dù bình thường hàng ngày cha mẹ rất...
Tin mới nhất
Một loại củ giúp hạ mỡ máu
19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.
Tăng nặng cơn đau thoái hóa khớp... do thừa cân, béo phì
19:16:45 05/11/2024
Ngoài ra, việc giảm cân lành mạnh còn mang lại cho người bệnh thoái hóa khớp gối nhiều lợi ích về sức khỏe như: Tăng sức mạnh cơ, ổn định sức khỏe tim mạch, giảm đề kháng insulin, tinh thần lạc quan hơn.
Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h
19:12:02 05/11/2024
Uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống chứa caffein) liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao
17:42:07 05/11/2024
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp
17:32:59 05/11/2024
Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và mắt đỏ. Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để uống nhưng không thấy có cải thiện.
Bị đau đầu uống trà gừng được không?
13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?
12:44:20 05/11/2024
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:
Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa
12:41:43 05/11/2024
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gâ...
Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng
11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?
11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.
Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật
10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.
Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?
10:48:52 05/11/2024
Để duy trì hàm răng khỏe đẹp, bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và phát hiện, kiểm soát sớm các tổn thương để có được hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.