‘Cha không chăm con nhiều, sẽ giống như khách đến chơi nhà’
Chia sẻ của một người cha 38 tuổi từng nghỉ chế độ thai sản thay vợ. Hiện tại, khi 2 con đã lớn, anh vẫn làm việc bán thời gian để có điều kiện lo cho con và giúp vợ có nhiều cơ hội hơn trong công việc.
Cách đây hơn 1 năm, tháng 1/2016, vợ chồng Petra Sintorn – Truls Ekelin cùng 2 con rời Stockholm (Thụy Điển) sang Hà Nội sinh sống và làm việc. Khi ấy, cậu con trai lớn của họ gần 6 tuổi và cô con gái mới gần 2 tuổi.
Chị Petra Sintorn tâm sự: “Ban đầu, khi đến Hà Nội, gia đình tôi cũng có khá nhiều xáo trộn!”. Cái khó đầu tiên là về ngôn ngữ. Khi đi làm việc, đi siêu thị thì không vấn đề gì, nhưng lúc đến nhiều nơi khác nữa thì họ bị vướng trong giao tiếp. Sau đó là giao thông và phương tiện đi lại. Vợ chồng anh chị đã không có nhiều lựa chọn. Ở đây, họ chỉ có thể đi lại bằng xe taxi hoặc sẽ máy chứ không giống như Thụy Điển – nơi chủ yếu di chuyển bằng phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe bus… Tuy nhiên, hơn 1 năm đã trôi qua, mọi sinh hoạt của gia đình anh chị đã dần quen và ổn định.
Hàng ngày, chị Petra làm việc toàn thời gian tại công ty từ 9 giờ sáng đến 18h30. Khoảng 19 giờ, chị mới trở về nhà
Anh Truls đã quyết định làm việc bán thời gian tại Đại sứ quán. Do vậy, hầu hết các công việc đưa – đón con đi học, liên hệ với nhà trường, đi siêu thị mua đồ ăn, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, cho con ăn, chơi với con, kể chuyện cho con trước giờ đi ngủ… là do anh đảm nhiệm. Anh bảo: “Mình rất vui, thoải mái và hạnh phúc khi có được nhiều thời gian để chăm sóc các con nhỏ!”.
Trước đó, khi còn ở Thụy Điển, anh chị về ở chung một nhà vào năm 2008, đến 2010 thì sinh con trai đầu lòng. Họ không thuê người giúp việc, cũng không có cha mẹ ở cùng hỗ trợ. Ngay sau khi sinh con, theo chính sách Parental Leave (Ngày nghỉ của cha mẹ) của chính phủ Thụy Điển – các ông bố sẽ được nghỉ 10 ngày khi vợ sinh con. Tuy nhiên, Truls đã xin nghỉ thêm 2 tuần nữa để đến bệnh viện học các kỹ năng cần thiết để chăm sóc trẻ như việc thay tã, cho con ăn, vệ sinh thân thể, chăm sóc giấc ngủ cho bé…
Anh tự thấy mình làm các công việc đó tốt hơn vợ nên sau 3 tháng sinh con, chị Petra đã trở lại với công việc. Anh là người xin nghỉ làm, một mình ở nhà dành toàn thời gian chăm sóc con. Cho đến khi bé bước vào tháng thứ 7, vợ chồng mới luôn phiên thay nhau trông con – nghĩa là cứ mỗi tuần 1 người sẽ làm việc bán thời gian 2,5 ngày cho đến khi con được 18 tháng, đi nhà trẻ.
Đến đứa con gái thứ 2, họ cũng phân chia tương tự vậy.Chị Petra cho biết: “Có thể với phụ nữ Á đông, nhiều người hay nghĩ rằng việc chăm sóc con nhỏ chủ yếu là của phụ nữ, nhưng vợ chồng tôi thì không nghĩ vậy. Bản thân tôi không giỏi trong việc chăm sóc em bé và tôi thấy chồng làm việc đó rất ổn thì cứ để anh đảm nhiệm, phát huy”.
Anh Truls khẳng định: “Tôi nhận thấy khi mình phát huy được thế mạnh chăm con thì kết quả là các mối quan hệ trong gia đình tôi hạnh phúc và tốt hơn rất nhiều so với lúc ban đầu như tôi tưởng. Ví dụ, vợ chồng tôi xây dựng được tính hợp tác trong gia đình. Các con tôi sẵn sàng chia sẻ với tôi khi mà chúng buồn bã hoặc sợ hãi. Nếu như tôi không nghỉ chăm con nhiều như thế, tôi sẽ chỉ giống như 1 người khách đến thăm nhà vào buổi tối mà thôi”.
Khi được hỏi bí quyết để tạo nên sự hòa thuận trong gia đình là gì thì cả chị Petra Sintorn và anh Truls Ekelin thống nhất cho rằng: “Đó là sự bình đẳng”. Anh chị cho biết, họ luôn áp dụng nguyên tắc này trong mọi vấn đề của đời sống gia đình.Ví như trong việc chăm con, anh lo cho chúng cả ngày, còn chị, tối đi làm về, sau giờ ăn xong, chị hầu như dành toàn thời gian con: chơi với chúng, cả nhà có thể xem tivi, chơi iPad, hoặc đi chơi, đi bộ, đi dạo, dạy con đi xe đạp…
Video đang HOT
Về kinh tế, mỗi người có giữ 1 phần để chi tiêu riêng những thứ nho nhỏ cho cá nhân như mua cái quần, áo… còn lại, họ góp vào 1 quỹ chung. Mỗi khi cần tiêu khoản gì đó cho gia đình như đi chơi xa, mua sắm, 2 vợ chồng đều thảo luận để cùng đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu trong trường hợp mỗi người một ý, cứ thảo luận đi thảo luận lại mà không có được sự thống nhất thì họ chọn cách là “không làm nữa”. Cụ thể như mới đây, vợ chồng bàn về việc mua ô tô. Anh thích hãng này, chị thích hãng kia… Họ thảo luận mãi không đi được đến thống nhất thì đã chọn cách hoãn lại, không mua nữa. Tóm lại, Truls bảo: “Một người không bao giờ đưa ra những quyết định về tài chính mà không tham khảo ý kiến của người còn lại”.
Trong cư xử với các con, họ cũng thống nhất các quan điểm “Không bao giờ đưa ra các hình phạt với trẻ”; “Không để trẻ phải chịu áp lực bởi các quy tắc”; “Hết sức hạn chế việc chỉ trích trẻ”… Khi họ muốn con giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, họ sẽ nói với bọn trẻ rằng: “Bố mẹ muốn ngôi nhà mình ngăn nắp và các thành viên trong nhà đều phải có trách nhiệm làm điều đó” rồi giải thích cho trẻ hiểu những mặt tích cực của việc sống ngăn nắp.
Khi trẻ hò hét trong nhà, bố mẹ không tức giận giải thích cho trẻ hiểu vì sao không được hét như thế. Đến giờ ăn tối, trẻ không thích ăn, bố mẹ sẽ không ép mà sẽ nói ngồi nói chuyện với con, giải thích là vì sao chúng phải ăn kiểu như: “Nếu không ăn thì sẽ bị đói, sẽ không có năng lượng để làm những việc con thích sau giờ ăn tối”…
Với quan điểm “bình đẳng” để cùng tìm ra cách tốt nhất để gia đình sống cùng nhau một cách vui vẻ, hạnh phúc, vợ chồng Petra Sintorn – Truls Ekelin đã chia sẻ rằng: “Từ ngày về chung sống đến nay, vợ chồng tôi hiếm khi dỗi hờn, xung đột”.
Theo PNVN
Bạn trai rủ đi chơi xa nhưng trong ví chỉ để 100 ngàn
"Anh hết tiền rồi, ví anh chỉ có 100 ngàn đủ thuê 1 phòng thôi, sáng mai bạn anh mới gửi tiền vào thẻ mình mới đi chơi được. Em yên tâm chỉ là ngủ 1 đêm thôi, anh thề anh không làm gì em đâu".
ảnh minh họa
Đại và Loan làm chung một tòa nhà nhưng khác công ty. Ngay lần đầu tiên gặp cô ở thang máy anh đã xiêu lòng ngay lập tức. Và rồi nhanh chóng tìm cách tiếp cận Loan bằng được. 1 tháng sau đó thì họ chính thức hẹn hò.
Loan là gái quê hiện đang đi ở trọ, phải nói là Loan xinh thực sự nên cũng nhiều chàng trai ngỏ ý tán tỉnh theo đuổi. Vài lần Đại đưa bạn gái đi chơi cùng tụi bạn của mình, ai cũng bảo anh khéo chọn, người yêu. Nhưng rồi sau đó khi hỏi tới em quê ở đâu, Đại nói tỉnh lẻ thì mấy cậu bạn lắc đầu:
"Thôi dẹp đi ông yêu mấy em này làm gì. Gái quê toàn là đu bám ấy mà. Cố yêu mình để ở lại thành phố không thì cũng là dạng đào mỏ. Mà quê thì muôn đời vẫn cứ là quê, về nhà mình không hợp nên khó sống lắm, rồi sau mẹ chồng con dâu lại nhức hết cả đầu. Tốt nhất muốn lấy vợ thì yêu em ở đây cưới xin cho nhanh gọn".
Mấy cậu bạn nói cũng không phải là không có lý nhưng thực lòng lúc đó Đại muốn thử xem Loan có phải là cô gái thực dụng hay không. Nếu Loan là cô gái yêu không tính toán thì anh sẽ đưa Loan về ra mắt bố mẹ và xác định một mối quan hệ dài lâu.
"Nhìn vẻ ngoài thế kia mà keo kiệt dễ sợ, yêu lão này thì cứ xác định là chẳng xơ múi gì đâu". (Ảnh minh họa)
Hôm ấy là sinh nhật Loan và cô có tổ chức một bữa tiệc cùng bạn bè trong một quán cà phê nhỏ. Tất nhiên là không thể vắng mặt Đại rồi. Thế nhưng đợi tới 9 giờ tối vẫn chưa thấy Đại xuất hiện, cô gọi điện cả chục cuộc mà vẫn không thấy bạn trai mới bắt máy nên đành phải thổi nến trước.
30 phút sau Đại mới xuất hiện, cưỡi chiếc xe SH giá hơn 100 triệu nhưng anh chỉ tặng bạn gái một bó hoa vài chục ngàn, cùng hộp quà được gói sơ sài. Đám bạn của Loan dè bỉu: "Nhìn vẻ ngoài thế kia mà keo kiệt dễ sợ, yêu lão này thì cứ xác định là chẳng xơ múi gì đâu". Thế nhưng Loan vẫn rất tươi cười niềm nở.
Đại cũng chỉ ở lại dự được chừng 30 phút rồi xin về sớm vì đang có việc gấp. Loan tiễn bạn trai ra khỏi quán rồi lại vào vui với bạn bè. Đại không đi ngay mà đứng ở ngoài nghe ngóng:
- Mày mở quà đi xem bên trong là cái gì.
- Ối giời ơi được ngay đôi giày hàng chợ 200 ngàn, thôi mày ơi next cho nhanh đi.
- Ừ thì cũng mới thôi mà, cứ chờ xem sao đã.
Đại lúc này đã tin chắc rằng Loan và đám bạn của cô đích thị là những cô gái đào mỏ như lời bạn anh từng nói. Những ngày sau đó mối quan hệ của 2 người vẫn diễn ra bình thường, Đại đoán là Loan đang chờ cơ hội để lợi dụng anh đây nhưng anh không dễ dàng để cô đạt mục đích đâu.
Cuối tuần đó Đại quyết định rủ bạn gái ra ngoại thành dã ngoại qua đêm. Đây có thể coi là chuyến đi xa đầu tiên của 2 người và Loan đã đồng ý. Nhưng trước khi đến đón Loan đại cố tình chỉ để trong ví có 100 ngàn, mục đích của anh chắc chắn là nhiều người không đoán ra được.
Cứ nghĩ kế hoạch của mình sẽ diễn ra suôn sẻ và sau chuyến đi này chắc chắn Loan sẽ nhận được cái kết xứng đáng. Nhưng Đại không thể ngờ được lúc anh tới phòng trọ của Loan vô tình đã rút ví ra để ở giường trong lúc tìm chìa khóa rồi vào phòng vệ sinh, Loan đã thấy tình trạng "viêm màng ví" của mình.
Nghĩ bạn trai chắc là hết tiền nên Loan quyết định bỏ thêm vào ví Đại 2 triệu. Có lẽ anh đang khó khăn. Cô cũng mang theo trong người 2 triệu nữa và tài khoản thẻ của Loan thì vẫn còn tiền nên không có gì phải lo cho chuyến đi chơi này cả. Hai người đi 1 mạch 60 km ra ngoại thành đúng lúc trời nhá nhem tối, và thuê nhà nghỉ luôn.
- Chị ơi cho 2 thuê 2 phòng đơn 1 đêm.
- Không mình thuê 1 phòng thôi em ạ.
Đại kéo Loan ra ngoài giải thích: "Anh hết tiền rồi, ví anh chỉ có 100 ngàn đủ thuê 1 phòng thôi, sáng mai bạn anh mới gửi tiền vào thẻ mình mới đi chơi được. Em yên tâm chỉ là ngủ 1 đêm thôi, anh thề anh không làm gì em đâu".
Loan nghe bạn trai giãi bày như vậy thì cũng đồng ý. Đại sung sướng tới thuê 1 phòng, sáng hôm sau trả phòng mới phải đưa tiền nên anh cũng không cần móc ví. Bữa ăn tối của 2 người là thức ăn Loan đã chuẩn bị sẵn mang đi.
2 người sau cuộc đi dạo thì về phòng ngủ. Nhưng rồi nửa đêm ấy Loan giật bắn mình khi bàn tay bạn trai bắt đầu chu du khắp nơi trên cơ thể cô:
- Anh nói chỉ là ngủ cùng thôi cơ mà. Anh...
- Thôi mà em, mình yêu nhau chuyện này có gì mà lạ đâu, chiều anh chút đi, trước sau chuyện này cũng diễn ra thôi mà.
- Anh... anh đừng có động vào người tôi. Ra khỏi đây ngay và thuê phòng khác đi.
- Nhưng anh chỉ có 100 ngàn thôi, anh không có tiền.
- Anh mở ví của anh ra xem có bao nhiêu.
- Ơ... sao lại...
- Chính tôi bỏ thêm vào đó. Tưởng anh hết tiền thật nhưng vụ thuê 1 phòng này là kế hoạch của anh đúng không. Lừa tôi không dễ đâu, anh cút khỏi đây mau.
Đại quỳ xuống van xin Loan tha lỗi, chỉ là anh muốn thử lòng cô thôi nhưng Loan thì đã hiểu rõ tâm địa xấu xa của Đại, muốn cướp đời con gái của cô đây mà. Đâu phải con gái là lễ lừa gạt đâu các anh.
Theo blogtamsu
Cố đi xin được một đứa con, giờ tôi lại bị cha bé đòi lại.. Sau nhiều năm làm mẹ đơn thân, người đàn ông đó quay lại xin được đón con về nuôi. Nhiều người khuyên tôi nên trả con cho bố vì tôi "thân không mang nổi mình ốc"... Khi tôi có bầu cả làng xì xèo bàn tán, người thương thì ít, kẻ trách cứ thì nhiều. Họ nói tôi đi lại không xong lại...