Cha đẻ Zoom: Tôi làm ra nó để ‘yêu xa’ với bạn gái
Bất ngờ nổi lên giữa xu hướng học tập và làm việc online mùa dịch, nhà sáng lập Zoom Eric Yuan đang là cái tên thu hút sự chú ý trong làng công nghệ.
Có lẽ chính Yuan cũng không ngờ giá trị vốn hóa thị trường của Zoom đã đạt đến con số 31 tỷ USD. Trong 3 tháng qua, giữa lúc đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, khối tài sản của Yuan đã tăng hơn 4 tỷ USD, đạt mức xấp xỉ 7,6 tỷ USD theo ước tính của Bloomberg. Phần lớn số tiền đó đến từ 19% cổ phần Zoom mà ông nắm giữ.
Bỗng chốc trở thành cái tên đáng chú ý, ít ai biết chặng đường trở thành doanh nhân tỷ USD của Eric Yuan trải qua nhiều khó khăn.
Thành lập Zoom năm 41 tuổi, sự nghiệp thành công của Eric Yuan đến khá muộn so với các nhân vật nổi tiếng tại Thung lũng Silicon.
Từng 8 lần bị Mỹ từ chối visa
Eric Yuan sinh năm 1970 tại thành phố Phủ An, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Theo Forbes, cha mẹ Yuan làm nghề kỹ sư khai thác mỏ. Năm 22 tuổi, Yuan kết hôn với bạn gái quen lâu năm trong khi đang học lên thạc sĩ.
Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành toán ứng dụng, lấy bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật, từng dành 4 năm để làm việc tại Nhật Bản.
Yuan quyết định đến Mỹ sinh sống năm 27 tuổi. Ông từng bị từ chối thị thực (visa) 8 lần, đến lần thứ 9 mới thành công.
Theo CNBC, Yuan không quá giỏi tiếng Anh khi vừa đặt chân đến Mỹ. Trong một bài phỏng vấn, ông nói rằng mình học tiếng Anh từ bạn bè, còn bản thân thì vùi đầu viết code.
Năm 1997, Yuan làm kỹ sư phần mềm tại WebEx, công ty cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình. Năm 2007, WebEx được Cisco mua lại với giá 3,2 tỷ USD. Yuan sau đó lên làm Phó chủ tịch Cisco trước khi rời công ty năm 2011 để theo đuổi đam mê.
Video đang HOT
Eric Yuan chính thức trở thành tỷ phú USD vào tháng 4/2019 sau khi Zoom phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
Tạo ra Zoom để nói chuyện với bạn gái yêu xa
Chia sẻ với Forbes năm 2017, ý tưởng tạo ra Zoom được Yuan nghĩ đến khi còn học đại học ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, ông và bạn gái đang yêu xa, chỉ gặp mặt 2 lần mỗi năm bằng những chuyến tàu dài 10 tiếng. Đó là lúc Yuan muốn tạo ra một dịch vụ có thể giúp ông và bạn gái trò chuyện, gặp mặt từ xa.
“Một ngày nào đó, nếu tôi có một thiết bị thông minh, chỉ bằng một cú nháy chuột, tôi có thể nói chuyện với bạn gái và nhìn thấy cô ấy. Đó từng là suy nghĩ mơ mộng của tôi phải không?”, Yuan chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với hãng đầu tư mạo hiểm của GGV Capital hồi tháng 7/2018. “Và tôi đã nghĩ về nó mỗi ngày”.
Khác với hầu hết CEO công nghệ tại Mỹ, Yuan thành lập Zoom ở tuổi 41 (năm 2011). Dù không quá trễ, ít ai muốn lập một startup công nghệ ở độ tuổi này.
Những ngày mới thành lập, Yuan dùng tiền rất tiết kiệm, chỉ mua sắm những thứ cần thiết, bớt mua đồ sang trọng.
“Nếu tiêu tiền vào những món đồ sang trọng, tôi sẽ không có cơ hội phát triển công ty”, ông chia sẻ với tạp chí Entrepreneur.
Zoom trở thành dịch vụ thịnh hành giữa xu hướng học tập, làm việc online mùa dịch nhờ những ưu điểm như ổn định, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí.
Eric Yuan chính thức trở thành tỷ phú USD vào tháng 4/2019 sau khi Zoom phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Công ty hiện có giá trị vốn hóa lên đến 31 tỷ USD và có hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp, nổi bật trong số đó là Samsung, Uber, Walmart, Capital One…
Mọi cuộc họp của Yuan đều được thực hiện qua Zoom. Ông chỉ đi công tác 2 lần mỗi năm, còn lại dành thời gian cho gia đình. Vị tỷ phú đang cùng vợ và 3 con sinh sống tại thị trấn Saratoga, một trong những khu vực giàu có nhất Thung lũng Silicon.
Trong những ngày đầu thành lập Zoom, vị tỷ phú tham gia vào mọi hoạt động của công ty, kể cả bộ phận chăm sóc khách hàng. Ông được đông đảo nhân viên ủng hộ và đánh giá cao.
Với những doanh nhân trẻ, Yuan khuyên họ hãy tạo nên một văn hóa trong công ty ngay từ ngày đầu tiên.
“Văn hóa làm việc là ưu tiên số một của tôi. Nó quan trọng hơn nhân sự, sản phẩm, mô hình kinh doanh hay nhà đầu tư. Những thứ trên có thể khắc phục và cải thiện theo thời gian, nhưng văn hóa cần được tạo dựng từ đầu. Nếu bạn gặp vấn đề văn hóa, sẽ rất khó để khắc phục”, CEO Zoom chia sẻ.
Phúc Thịnh
CEO Zoom trải lòng sau bão chỉ trích: 'Tôi thực sự đã rối tung lên'
Eric Yuan chia sẻ anh đang nỗ lực để lấy lại danh tiếng công ty sau nhiều chỉ trích về bảo mật.
Với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, đại dịch COVID-19 là một cơn ác mộng sống còn. Nhưng với Eric Yuan, CEO Zoom, cơn ác mộng của ông lại rất khác.
Chỉ trong vòng một tháng, ứng dụng họp từ xa Zoom mà Yuan sáng lập chín năm trước đã phát triển từ một ứng dụng tẻ nhạt dành cho doanh nghiệp ít người biết đến thành một công cụ hàng ngày trong cuộc sống của nhiều người đang phải làm việc, học tập từ xa vì đại dịch. Zoom cũng trở thành chủ đề phàn nàn liên quan đến bảo mật và lạm dụng nền tảng này.
Trong một thập niên vừa qua, văn hoá của Zoom luôn hướng tới sự tiện dụng và dễ dùng cho người dùng, song với tất cả những gì đã xảy ra, Yuan có lẽ đang nghĩ lại.
"Nếu chúng tôi làm mọi thứ rối lên một lần nữa, mọi thứ sẽ kĩ thúc. Tôi đã nghĩ rất nhiều đêm qua," anh chia sẻ với WSJ.
Zoom thực hiện IPO thành công hồi năm ngoái. (Ảnh: AP)
Trong số các tính năng về bảo mật mà Yuan hứa hẹn với người dùng là một tuỳ chọn cho phép mã hoá từ đầu tới cuối các cuộc trò chuyện, Yuan tiết lộ với WSJ. Zoom trước đó đã từng quảng cáo một tính năng tương tự như vậy, song các chuyên gia bảo mật phát hiện công nghệ mà Zoom sử dụng thực tế lại bảo vệ dữ liệu một cách thấp cấp hơn. Tính năng mã hoá hoàn chỉnh của Zoom sẽ không được ra mắt cho tới vài tháng tới, Yuan chia sẻ.
Yuan từng đối mặt với nhiều nghịch cảnh trước đó. Hồ sơ nhập cư vào Mỹ của Yuan từng nhiều lần bị từ chối cho tới khi cuối cùng cũng thành công vào năm 1997. Yuan từng làm việc trong một công ty phần mềm học từ xa được Cisco thâu tóm vào năm 2007. Dù vậy, anh rời đi vào năm 2011 để sáng lập Zoom. Yuan nói ưu tiên hàng đầu của anh là trải nghiệm người dùng đơn giản, trơn tru cho người dùng doanh nghiệp. Song triết lí này lại khiến Zoom có nhiều lỗ hổng bảo mật.
Người dùng Zoom bùng nổ do COVID-19. Từ một ứng dụng cho doanh nghiệp, Zoom trở thành công cụ chia sẻ các lớp học nhảy, pha chế cocktail và thậm chí cả những bữa tiệc sinh nhật. Zoom trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên App Store, vượt qua cả những cái tên như TikTok tại Mỹ.
Zoom cho biết số lượng những người tham gia họp trực tuyến hàng ngày thông qua cả dịch vụ miễn phí và trả phí của Zoom đã nhảy vọt lên con số 200 triệu từ con số 10 triệu của năm ngoái. Dù vậy, hầu hết trong số này sử dụng gói dịch vụ miễn phí.
Zoom thực hiện IPO vào năm ngoái và thực tế Zoom có một trong những thương vụ IPO thành công nhất trong năm 2019. Tất cả đã biến Yuan thành một tỉ phí. Mặc dù giá cổ phiếu lao dốc trong tháng trước, giá cổ phiếu Zoom vẫn tăng.
Sự phổ biến của Zoom đã thu hút sự chú ý của nhiều hacker và các chuyên gia bảo mật. "Zoombombing", hành động nơi người dùng có quyền truy cập vào một cuộc họp và chia sẻ những hình ảnh, lời nói tục tĩu, xuất hiện với tốc độ dày đặc. Các chuyên gia bảo mật khẳng định công nghệ của Zoom khiến dữ liệu của người dùng vô cùng dễ bị tổn thương. Tất cả làm dấy lên sự lo lắng của người dùng và nhiều quốc gia, công ty hay tổ chức đã cấm người dùng sử dụng Zoom.
Eric Yuan, CEO Zoom (Ảnh: WSJ)
Hôm 1/4, Yuan đăng tải một bài blog trong đó anh cam kết Zoom sẽ dành toàn bộ nguồn lực kĩ sư để khắc phục các vấn đề về bảo mật và riêng tư.
"Tôi nghĩ mình đã làm người dùng thất vọng," Yuan nói với WSJ. Suốt một tháng qua, Yuan chỉ ngủ chưa đầy năm tiếng mỗi đêm. "Tôi có nghĩa vụ phải lấy lại niềm tin người dùng".
Theo một mức độ nào đó, Yuan đang phải trả giá cho quyết định có vẻ thiện chí của anh khi COVID-19 bắt đầu bùng phát. Khi COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc cuối năm ngoái, Yuan đã mở cửa Zoom miễn phí cho người dùng tại quốc gia tỉ dân. Khi các nhà phân tích tài chính hỏi Yuan vào đầu tháng 3 rằng Zoom đang làm thế nào để thu lợi từ sự phổ biến đột nhiên ập tới, Yuan nói "hỗ trợ lẫn nhau quan trọng hơn doanh thu."
Không rõ Yuan có hối hận về quyết định của mình không song Yuan chia sẻ "đôi khi bạn có thiện chí và đôi khi bạn bị phạt." Anh nói thêm rằng "chúng tôi cần giảm tốc và nghĩ về an ninh và bảo mật trước. Đó là văn hoá mới của chúng tôi." Có thời điểm, Zoom còn bị cáo buộc vì đã chuyển thông tin về Trung Quốc.
"Tôi thực sự đang rối tung lên trong vai trò một CEO, và chúng tôi cần lấy lại niềm tin. Điều này lẽ ra không nên xảy ra," Yuan nói. "Mỗi ngày tôi đều cảm thấy có điều gì đó đang cố gắng hủy hoại chúng tôi," song Yuan quá bận rộn ở thời điểm hiện tại để quan tâm đến điều đó.
"Hi vọng là chúng tôi có thể quay trở lại với người dùng doanh nghiệp sau sự kiện này," Yuan nói. "Tin tốt là nếu chúng tôi đã học được những bài học khó và trở nên mạnh mẽ và tốt hơn và chúng tôi có thể lấy lại được khách hàng, trong một, hai hoặc ba năm tới, rất đáng để làm điều đó."
Yuan nói thêm: "Song hành trình này quá đau thương".
Lê Thanh Xuân
Zoom muốn lấy lại niềm tin từ khách hàng đã chặn mình CEO Zoom Eric Yuan hy vọng việc tập trung vào tăng cường bảo mật cho ứng dụng hội nghị truyền hình của mình sẽ giúp thu hút lại những khách hàng đã từ bỏ công ty vì những lo ngại về quyền riêng tư. Zoom được sử dụng nhiều trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát Theo Bloomberg, ông Yuan cho biết...